Giá USD niêm yết tại các ngân hàng đã liên tục tăng suốt hai tuần qua và đã tăng 4,3% kể từ đầu năm. Giá USD trên thị trường tự do cũng đã gần chạm mức 25,900 đồng/USD. Diễn biến tỷ giá trong nước từ nay đến cuối năm vẫn sẽ có diễn biến khó lường, trước những rủi ro bất ổn địa chính trị và kinh tế.
Ảnh hưởng gần nhất sẽ đến từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày 5-11-2024. Nếu kịch bản ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng, đồng đô la Mỹ có thể tiếp tục mạnh hơn trước chính sách thu hút dòng vốn đầu tư rót vào nước Mỹ để tạo thêm công ăn việc làm cho người Mỹ, đồng thời tăng cường đánh thuế vào các đối tác thương mại lớn, mà từ đó có thể kéo lạm phát quay trở lại và khiến Fed e ngại với chính sách tiếp tục giảm lãi suất.
Thực tế ngày càng có nhiều kỳ vọng Fed không nhất thiết phải giảm nhanh lãi suất nữa, khi rủi ro lạm phát vẫn tồn tại trong khi nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng tốt. Đáng lưu ý là thời gian qua tốc độ nới lỏng chính sách của Fed, thể hiện qua số lần giảm lãi suất, vẫn chậm hơn một số ngân hàng trung ương (NHTƯ) khác, như NHTƯ châu Âu (ECB), NHTƯ Anh (BOE), NHTƯ Canada (BOC) hay thậm chí cả NHTƯ Trung Quốc (PBoC). Vì vậy, nhà đầu tư vẫn đang ưa thích nắm giữ đô la Mỹ hơn và góp phần đẩy đồng tiền này tăng giá trở lại.
Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình chiến sự tại Trung Đông tiếp tục leo thang và có nguy cơ chiến tranh lan rộng, cũng như những bất ổn địa chính trị tiềm tàng tại các khu vực khác, sẽ càng thúc đẩy nhiều nhà đầu tư tìm đến các tài sản an toàn, trong đó có vàng và đô la Mỹ.
Trước những tác động này, áp lực lên tỷ giá trong nước có thể chưa sớm kết thúc, nhất là khi cán cân thanh toán quốc tế trong năm nay có thể đối mặt với tình trạng thâm hụt trở lại, bất chấp cán cân thương mại tiếp tục thặng dư lớn và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn giải ngân tích cực. Trong khi đó, giải pháp bán ngoại tệ can thiệp thị trường khó có thể duy trì lâu dài, dựa trên nguồn dự trữ ngoại hối hiện nay không còn quá dồi dào như giai đoạn trước.
Thấy gì qua động thái can thiệp tỷ giá mới nhất của nhà điều hành?
Trước diễn biến đó, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường hỗ trợ thanh khoản hệ thống thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Cụ thể, trên kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chào thầu 30,000 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày với lãi suất ở mức 4%, có hơn 29,999 tỷ đồng trúng thầu. Ngược lại, có 10,000 tỷ đồng đáo hạn trên kênh cầm cố. Tính chung, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng gần 20,000 tỷ đồng qua kênh OMO trong phiên giao dịch ngày 4/11.
Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu tín phiếu Ngân hàng Nhà nước ở kỳ hạn 28 ngày, đấu thầu lãi suất. Có 300 tỷ đồng trúng thầu với lãi suất giữ ở mức 3,9%; 3,900 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Tương ứng, NHNN đã bơm ròng 3,600 tỷ đồng trên kênh tín phiếu.
Tổng cộng trên hai kênh OMO và tín phiếu, NHNN bơm ròng gần 23,600 tỷ đồng ra thị trường qua kênh thị trường mở trong chiều qua.
Trước đó, NHNN mở lại kênh phát hành tín phiếu sau gần 2 tháng tạm ngưng. Theo đó, từ ngày 18/10, NHNN đã bắt đầu chào thầu tín phiếu trở lại với hai kỳ hạn 14 ngày và 28 ngày. Việc mở lại hoạt động chào bán tín phiếu cho thấy định hướng hút bớt VND trong hệ thống ngân hàng và có chiều hướng làm tăng lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng.
Tổng lượng tín phiếu NHNN đã phát hành tính đến ngày 25/10 là xấp xỉ 67,000 tỷ đồng, gồm 17,800 tỷ đồng tín phiếu có kỳ hạn 14 ngày, còn lại là tín phiếu có kỳ hạn 28 ngày. Con số này cộng với số tiền NHNN hút về qua kênh OMO đáo hạn vào đầu tháng là khoảng 57,600 tỷ đồng, đã đưa tổng mức hút ròng từ 1 đến 25/10 lên khoảng 124.600 tỷ đồng.
Việc sử dụng song song hai công cụ tín phiếu và OMO nhằm phục vụ mục tiêu kép là vừa đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, vừa giảm sức ép lên tỷ giá thông qua việc thu hẹp chênh lệch lãi suất USD - VNĐ trên thị trường liên ngân hàng.
Quay trở lại với cơ hội đầu tư, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong đó điểm sáng bức tranh kinh doanh trong năm 2024 hiện nay của PGT Holdings đó là sự kiện "Stock Investment Tour"/ xúc tiến thương mại 'Việt Nam - Điểm đến đầu tư đầy tiềm năng". Tiếp nối thành công của sự kiện "Stock Investment Tour" trong tháng 3/2024 tại TP Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Hoạt động nằm trong chương trình "Stock Investment Tour" tháng 8 (từ 21/8 - 25/8) của hơn 40 nhà đầu tư người Nhật tiềm năng đã được diễn ra thành công tại TP Hà Nội và TP Hạ Long.
Tại sự kiện, các nhà đầu tư Nhật Bản đã được tham quan, trao đổi và tìm hiểu thông tin về môi trường đầu tư Việt Nam. Được chuyên gia trong lĩnh vực phân tích sâu sắc về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đang đối mặt, triển vọng và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt, các diễn giả đã cung cấp thông tin kinh tế, thương mại, đầu tư, chính sách và dự báo tiềm năng của kinh tế Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Đặc biệt thành quả lớn nhất trong sự kiện "Stock Investment Tour" do PGT Holdings tổ chức đó chính là niềm tin. Điều đó được ghi nhận thông qua những nhà đầu tư Nhật Bản trong "Stock Investment Tour" tháng 3/2024 đã bắt đầu các bước "rót vốn" vào Việt Nam. Và trong "Stock Investment Tour" lần này (tháng 8/2024) PGT Holdings tiếp tục thành công kết nối cho hơn 40 nhà đầu tư hoàn tất mở tài khoản chứng khoán tại Việt Nam. Một lần nữa khẳng định vai trò của PGT Holdings như 1 cầu nối, mắt xích quan trọng Việt Nam và Nhật Bản.
Vì vậy với mức gia vô cùng tốt của PGT Holdings hiện nay, đầu tư vào PGT chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 5/11/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,400 VNĐ./