Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 831 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 19,7 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 56,2 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 929 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán trong tuần giao dịch đầu tháng 5 (Từ 5/5 - 9/5) đã phục hồi tốt trở lại trước những thông tin tích cực về đàm phán thương mại. Kết tuần giao dịch 5/5 -9/5, VN-Index tăng tổng cộng 41 điểm 3,34% lên mức 1267,30 điểm. VN30 tăng 3,25% lên mức 1352,25 điểm, tích cực hơn, quay trở lại vùng giá trước khi giảm đột biến.
Nhiều nhà đầu tư bày tỏ sự hào hứng khi hệ thống KRX vận hành trơn tru, không phát sinh trục trặc và đáp ứng kỳ vọng ban đầu. VN-Index ghi nhận sự bùng nổ giao dịch ở nhóm cổ phiếu họ Vin sau thông tin Vinpearl sẽ niêm yết 1,8 tỷ cổ phiếu trên HOSE với phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 13/5. Bên cạnh đó, các nhóm ngành khác như dầu khí, hóa chất và công nghệ cũng ghi nhận mức tăng tích cực trong tuần qua, phản ánh sự phục hồi đồng đều trên toàn thị trường.
Dự báo VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục tích luỹ trở lại
Trong tuần này, VN-Index được dự đoán có thể có phiên chỉ giảm nhẹ cho thấy áp lực bán không quá mạnh. Ở kịch bản trung lập, VN-Index nhiều khả năng sẽ thêm thời gian để tích luỹ trở lại trong vùng 1,260 – 1,280 điểm, trước khi có thể tiếp tục xu hướng tiến tới mốc 1.300 điểm trong thời gian tới.
Nhà đầu tư ngắn hạn nên cân nhắc chốt lời một phần những cổ phiếu đã tăng mạnh. Hạn nên hạn chế mua đuổi, theo dõi chặt chẽ tình hình thuế quan, và xem xét cơ cấu cổ phiếu yếu trong danh mục. Nên duy trì tỉ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải và hạn chế sử dụng đòn bẩy khi thị trường đang đứng trước các mức cản mạnh
Nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc giải ngân dần ở những phiên rung lắc, tập trung vào các mã cổ phiếu không bị ảnh hưởng nhiều bởi thuế quan, hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế, kết quả kinh doanh tăng trưởng, định giá thấp và cổ tức tiền mặt cao, ưu tiên nhóm cổ phiếu Ngân hàng, Chứng khoán, Đầu tư công và Bán lẻ
Bên cạnh đó các nhóm cổ phiếu bất động sản, khu công nghiệp, dầu khí, thủy sản và điện sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Đặc biệt, dự báo nhóm cổ phiếu điện có thể hưởng lợi từ các đợt điều chỉnh giá bán lẻ điện. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư cần duy trì tỷ trọng cổ phiếu hợp lý, hạn chế sử dụng đòn bẩy và theo dõi sát sao diễn biến đàm phán thuế quan giữa Việt Nam và Mỹ, vì đây là yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến triển vọng của thị trường trong dài hạn.
Quay trở lại với cơ hội đầu tư, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Khép lại phiên giao dịch ngày 12/5/2025, mã PGT đóng cửa với mức giá 10,100 VNĐ./