Trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu xảy ra trong thời gian gần đây, đặc biệt là sự thay đổi trong chính sách thuế quan và xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng, không chỉ không làm suy giảm sức hút của Việt Nam mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình các nhà đầu tư quốc tế chuyển hướng sang Việt Nam như một điểm đến ổn định và tiềm năng.
Tổng vốn FDI lũy kế đến cuối năm ngoái đã vượt mốc 500 tỷ USD. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 730 tỷ USD. Năm 2024 đã chứng kiến mức kỷ lục về thu hút FDI, với tổng vốn thực hiện đạt 25,35 tỷ USD.
Từ giai đoạn đầu đổi mới chủ yếu thu hút FDI bằng ưu đãi về đất đai, nhân công giá rẻ, chính sách thông thoáng, thu hút FDI bằng mọi giá, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới, chọn lọc những dòng vốn chất lượng cao, thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ tiên tiến và đóng góp thực chất cho sự phát triển dài hạn của đất nước. Mục tiêu là thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, có công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường và phù hợp định hướng phát triển xanh, kinh tế số. Đây là động lực cho nhiều doanh nghiệp FDI đến với Việt Nam.
Không dừng lại ở vai trò là trung tâm sản xuất gia công, Việt Nam đang từng bước trở thành nơi xuất khẩu các sản phẩm phần mềm, công nghệ số và dịch vụ công nghệ cao. Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các doanh nghiệp cần phải làm gì để có thể thu hút hiệu quả hơn các dòng vốn FDI chất lượng cao
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng thị trường, tận dụng những hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết.
EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU) đã giúp xuất khẩu sang EU phục hồi mạnh mẽ, đạt xấp xỉ 51,6 tỷ USD năm 2024, tăng 18,3%. Nếu doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn xanh, lao động của EU, thị phần có thể mở rộng hơn nữa.
CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tại các thị trường như Canada, Mexico, Peru, những nơi trước đây Việt Nam xuất khẩu còn khiêm tốn.
Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp FDI có nhiều lý do để tiếp tục gắn bó với Việt Nam, điều chỉnh chiến lược thay vì rời đi hoàn toàn.
Theo các chuyên gia Việt Nam sẽ triển khai nhiều biện pháp để ứng phó. Theo đó, Việt Nam chủ động đàm phán để đạt được mức thuế quan thấp hơn; tăng cường kiểm soát thương mại là yếu tố then chốt để ngăn chặn rủi ro trung chuyển và đảm bảo nguồn gốc xuất xứ.
Doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường thông qua các hiệp định như CPTPP và RCEP, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách giảm chi phí và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Các biện pháp tài khóa như đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tiếp tục giảm thuế VAT có thể kích thích tăng trưởng, trong khi hạ lãi suất nên được xem xét để hỗ trợ doanh nghiệp và đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng.
Quay trở lại với cơ hội đầu tư, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. PGT Holdings là mắt xích để tạo nên " bắt tay" giữa thép Pomina (POM) và Nansei Steel (Nhật Bản).
Với mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam và Nhật Bản, CTCP PGT Holdings (HNX: PGT) luôn là cầu nối quan trọng với tư cách là nhà tư vấn tài chính doanh nghiệp chiến lược. Sự thành công của thương vụ "Thép Pomina (POM) và đối tác Nhật Bản Nansei Steel chính thức triển khai hợp tác chiến lược" đã khẳng định năng lực của PGT Holdings trong vai trò của một đơn vị cố vấn, kêu gọi nhà đầu tư và đồng hành cùng các doanh nghiệp uy tín của Nhật, kết nối họ với các nhà đầu tư chuyên nghiệp vào thị trường Việt Nam.
Trong đó vào ngày 19/3/2025, Công ty cổ phần PGT Holdings cùng với Công ty Cổ phần phòng khám đa khoa Việt Gia đã đặt bút ký kết MOU (Biên bản ghi nhớ). Và trở thành đối tác chiến lược hỗ trợ lẫn nhau trong các dự án tiềm năng cũng như các lĩnh vực khác phù hợp với nhu cầu, lợi ích và năng lực của mỗi bên.
Thông qua lần hợp tác này, PGT Holdings sẽ nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại CTCP phòng khám đa khoa Việt Gia và hướng tới trong tương lai tiến sát ngưỡng sở hữu quyền phủ quyết các vấn đề quan trọng tại đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp. Đánh dấu một bước phát triển quan trọng quan hệ hợp tác, tạo tiền đề cho hai bên thúc đẩy các hoạt động hợp tác cụ thể trong lĩnh vực y tế đặc biệt các lĩnh vực hai bên cùng ưu tiên hợp tác trong thời gian tới. Từ đó, chia sẻ cơ hội hợp tác gắn kết lâu dài, hiểu biết lẫn nhau và cùng phát triển giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Đặc biệt tiếp tục phát huy điểm sáng bức tranh kinh doanh trong năm 2024, trong tháng 3 (Từ 19/3 - 23/3/2025), PGT Holdings triển khai sự kiện "Stock Investment Tour/Xúc tiến thương mại "Kết nối giá trị cùng phát triển".
Một lần nữa đã khẳng định năng lực của PGT Holdings trong vai trò của một đơn vị cố vấn, kêu gọi nhà đầu tư và đồng hành cùng các doanh nghiệp uy tín của Nhật, kết nối họ với các thị trường mới đầy tiềm năng.
Với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp M&A phát triển bền vững, PGT Holdings đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, đặc biệt dành góp phần xúc tiến thương mại giữa Đông Nam Á - Việt Nam - Nhật Bản. Bằng việc chủ động phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tổ chức sự kiện "Investment Tour/ Xúc tiến thương mại" để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn cho các nhà đầu tư tiềm năng của môi trường, kinh tế Việt Nam và toàn thị trường Đông Nam Á.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Quay lại TTCK đóng cửa phiên 29/4, chỉ số VN-Index giảm 0,5 điểm (0,4%), lùi về mốc 1226,3 điểm. HNX-Index tăng 0,49 điểm lên 211,94 điểm. Toàn sàn ghi nhận 226 mã tăng và 274 mã giảm. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao, với tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 675,9 triệu đơn vị, tương ứng 15,534,2 tỷ đồng.
Khép lại phiên giao dịch ngày 29/4/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 10.300 VNĐ.