Tái cấu trúc để phát triển bền vững sau đại dịch
Đại dịch Covid-19 giống như một "cuộc kiểm tra sát hạch" đối với nền kinh tế toàn cầu, giúp đào thải những giá trị cũ, thúc đẩy những xu hướng tiến bộ phát triển nhanh chóng hơn, từ đó tạo nên cơ chế phòng vệ mạnh mẽ trước những biến động của tương lai.
Sau đại dịch, kinh tế thế giới tập trung vào tái cấu trúc, tái cấu trúc nền kinh tế của mỗi quốc gia, tái cấu trúc mỗi doanh nghiệp để hướng đến những giá trị phát triển bền vững. Đây chính là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp phải vượt qua để có thể tồn tại và bứt phá. Và một trong những cách thức hiệu quả nhất để doanh nghiệp tái cơ cấu, mở rộng nguồn vốn và hệ sinh thái chính là thông qua các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A).
Tái cấu trúc là điều cần thiết để phát triển hậu đại dịch.
M&A chính là kênh huy động vốn hiệu quả, là nguồn lực dồi dào để "hồi sức" cho nền kinh tế trong thời điểm vừa mới bước qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh. Ngoài ra, hoạt động M&A giữa khối nội - ngoại sẽ giúp kinh tế các quốc gia phát triển theo hướng bền vững nhờ có sự chuyển giao công nghệ, kiến thức kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, năng lực quản trị và cả giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp toàn cầu.
Tại Việt Nam, Chính phủ cũng cho rằng nền kinh tế của đất nước trong tương lai gần đòi hỏi một môi trường mà các doanh nghiệp năng động hơn, dễ thích ứng và tính liên kết nhiều hơn. Điều đó yêu cầu việc tái cấu trúc cả khu vực doanh nghiệp để phân bổ nguồn lực hợp lý hơn. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh, lớn mạnh hơn nữa để có cơ hội tiếp cận được những nguồn lực hiệu quả.
Sẵn sàng bước vào "cuộc chơi" M&A
Có thể thấy, trong giai đoạn dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã vực dậy và gia tăng sức mạnh nhờ M&A. Một điểm tích cực trong thời điểm này chính là M&A có xu hướng cộng hưởng, tiếp sức nguồn lực cho nhau chứ không phải là thôn tính lẫn nhau. Cùng với đó là vai trò của doanh nghiệp Việt đã tăng lên, thúc đẩy thị trường M&A trong nước phát triển hiệu quả và nhanh chóng.
Theo các chuyên gia M&A của PGT Holdings, đơn vị đã thực hiện thành công nhiều thương vụ M&A cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thì các doanh nghiệp không thể bỏ qua M&A trong giai đoạn đầy tiềm năng này. M&A chính là "tấm vé" giúp doanh nghiệp trong nước có thể bước vào sân chơi toàn cầu của những tập đoàn lớn, một điều rất khó và cần quá trình lâu dài nếu chỉ dựa vào tự thân doanh nghiệp.
M&A giúp tăng khối liên kết và nâng cao vị thế của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ luật chơi. Đại diện PGT Holdings cho biết thêm, các doanh nghiệp cần một chiến lược, định hướng rõ ràng vì M&A giai đoạn này có tính định hướng rất cao. Nên tập trung vào ngành nào, lĩnh vực kinh doanh nào là trọng điểm cần chú trọng, mục đích của M&A đối với doanh nghiệp là gì? Trả lời được những câu hỏi này giúp doanh nghiệp định hướng được chiến lược cụ thể, tăng tỷ lệ thành công trong các thương vụ M&A.
Ngoài ra, chuyển đổi số cũng là một xu thế tất yếu hiện nay mà các doanh nghiệp cần thực hiện nhanh chóng và đồng bộ. Mặt khác muốn M&A phải có thị trường để chuyển nhượng khoản đầu tư, nên việc niêm yết trên thị trường chứng khoán là một điều quan trọng, giúp các quỹ ngoại tiếp cận dễ dàng hơn.
Hiện nay, có 4 nhóm nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm tới Việt Nam là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan, đặc biệt là Nhật Bản, quốc gia đang dần thay thế Mỹ để trở thành nhà đầu tư lớn nhất toàn cầu. Trong năm 2021, số lượng thương vụ mua bán và sáp nhập của Nhật Bản tăng cao kỷ lục. Trong 8 tháng đầu năm 2021, số thương vụ M&A của các công ty Nhật là 2.794, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có giá trị lớn nhất là thương vụ tập đoàn Hitachi mua lại công ty công nghệ Mỹ Global Logic. Tại Việt Nam, gần đây nhất là việc Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) mua lại 49% cổ phần của FE Credit, công ty con của VP Bank. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể chủ động tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng từ các quốc gia này thay vì ngồi chờ cơ hội đến.
Qua những phân tích về thị trường M&A, chúng ta có thể thấy rằng mỗi giai đoạn dù khó khăn vẫn luôn có những điểm sáng mang tính lịch sử tác động tích cực tới nền kinh tế. Thay đổi để thích ứng chính là cách để doanh nghiệp vực dậy và vững bước trong bối cảnh mới như hiện nay.