Theo các chuyên gia kinh tế, tài sản mã hóa là xu hướng phát triển tất yếu, các giao dịch liên quan tới tài sản mã hóa vẫn diễn ra trên thị trường và không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ theo thời gian.
 Ngày đăng: 06/09/2024

Xây dựng khuôn khổ quản lý cho " Thị trường rủi ro"- Ảnh 1.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, thị trường tài sản mã hoá hiện tại không gây rủi ro cho sự ổn định tài chính ở hầu hết các quốc gia đã có khuôn khổ pháp lý. Song, tài sản mã hoá được giao dịch tại thị trường mới nổi có thể làm suy yếu hiệu quả của chính sách tiền tệ, rủi ro chuyển hướng nguồn lực sang các tài sản ảo thay vì tập trung cho nền kinh tế thực. Do đó, để đảm bảo an ninh tiền tệ, ngăn chặn các hoạt động phi pháp như rửa tiền, các cơ quan quản lý các quốc gia cần chủ động nghiên cứu và xây dựng chính sách phù hợp, nhằm cân bằng giữa thúc đẩy đổi mới công nghệ và bảo vệ lợi ích quốc gia.

Báo cáo vừa được công bố của hãng nghiên cứu Chainalysis (Hoa Kỳ) cho thấy, trong 12 tháng (tính đến tháng 7/2023), dòng tài sản mã hóa vào Việt Nam lên đến 120 tỷ USD, gấp khoảng 3-4 lần dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và tăng 20% so với giai đoạn 2021-2022 (khoảng 100 tỷ USD).

Tính đến cuối tháng 8/2024, giá trị vốn hóa thị trường tiền mã hóa toàn cầu ước đạt 2,21 nghìn tỷ USD với hơn 2,4 triệu loại tiền mã hóa theo thống kê của CoinMarketCap.

Tài sản mã hóa là xu hướng phát triển tất yếu, các giao dịch liên quan tới tài sản mã hóa vẫn diễn ra trên thị trường và không ngừng phát triển. Do đó, cần có phương án quản lý phù hợp. Việc xây dựng khung pháp lý để thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển và ứng dụng công nghệ Blockchain, tài sản số, quản lý tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa là rất cần thiết. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý nhà nước đối với các vấn đề này cần thận trọng, đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội...

Hiện nay, nhiều nước đã bắt đầu hình thành khung pháp lý về quản lý tài sản mã hóa nhằm đưa tài sản mã hóa vào đối tượng quản lý và giám sát thay vì không được công nhận hay bị cấm như trước đây. Đa số các quốc gia thuộc nhóm G20 (ngoại trừ Trung Quốc) có xu hướng công nhận tài sản mã hóa, cấp phép một số loại dịch vụ tài sản mã hóa, cấp phép với các sàn giao dịch tài sản mã hóa, đánh thuế đối với giao dịch tài sản mã hóa.

Các tổ chức tài chính quốc tế như Hội đồng ổn định tài chính (Financial Stability Board, FSB), Tổ chức Quốc tế của các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO), Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng… cũng ban hành các hướng dẫn, thông lệ tốt và khuyến cáo đối với các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có các quy định pháp lý cụ thể liên quan đến lĩnh vực tài sản mã hóa. Nhiều chuyên gia nhấn mạnh thêm: Hiện Việt Nam có tỷ lệ người dân sở hữu và giá trị tài sản mã hóa ở mức rất cao nhưng lại chưa có cơ sở pháp lý cụ thể về tài sản mã hoá. Ngân hàng Nhà nước không công nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh toán trong khi Bộ Tư pháp không coi đây là một loại tài sản, Bộ Công thương cũng không xem đây là một loại hàng hóa...Do đó, khoản thu thuế đang bị thất thoát, chảy ra khỏi nước ta.

Thậm chí, "do lợi nhuận lớn, việc huy động vốn cộng đồng từ tài sản mã hóa đã xảy ra gian lận. Nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng hình ảnh để thu hút huy động vốn từ cộng đồng"

Việt Nam nỗ lực tìm giải pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài sản mã hóa

Theo các chuyên gia: Việt Nam nên dần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến tài sản mã hóa, kết hợp với việc áp dụng các biện pháp để đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi liên quan đến các giao dịch liên quan đến tài sản mã hóa.

Bên cạnh đó, cần đưa ra được các định nghĩa, phân loại cụ thể tài sản ảo, tài sản mã hóa; đồng thời cần xác định rõ những loại tài sản nào được phép giao dịch chính thống và được pháp luật bảo vệ, chỉ rõ các loại tài sản không được phép giao dịch.

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì Hành động số 6 về xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo, đồng thời chứng minh việc thực thi các quy định bao gồm các biện pháp đảm bảo tuân thủ vào tháng 5/2025, với mục tiêu sớm đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách rà soát tăng cường (Danh sách Xám) trên cơ sở đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia.

Việc xây dựng khung pháp lý để thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển và ứng dụng công nghệ Blockchain, tài sản số, quản lý tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa là rất cần thiết. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý nhà nước đối với các vấn đề này cần thận trọng, đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội...

Quay trở lại TTCK, đóng cửa thị trường ngày 5/9, VN-Index dừng ở mức 1268,21 điểm, giảm 7,59 điểm (0,59%); VN30-Index giảm 8,66 điểm (0,66%), về mức 1309,05 điểm. HNX giảm 1,18 điểm về mốc 234,96 điểm; UPCoM giảm 0,28 điểm về mốc 93,47 điểm.

Nắm bắt được những có hội trong tương lai cả về thị trường chứng khoán và thị trường mã hóa, PGT Holdings (HNX: PGT) tin rằng, việc đưa ra những việc triển khai những dự mới cần có những con số cụ thể thực tế để các nhà đầu tư so sánh và nhận định, chính là quyền lợi của nhà đầu tư và trách nhiệm của mỗi công ty. Sự kỳ vọng của nhà đầu tư chính là động lực để công ty nỗ lực hơn nữa để giúp đạt được thành quả xứng đáng mà các nhà đầu tư mong đợi từ tiềm năng dài hạn của PGT. Công ty tin rằng thành quả nào cũng thu về những trái ngọt, sự kỳ vọng tiềm năng nào cũng sẽ có những điểm sáng trong tương lai.

Xây dựng khuôn khổ quản lý cho " Thị trường rủi ro"- Ảnh 2.

Đặc biệt, CTCP PGT Holdings vô cùng hân hạnh khi ký kết hợp tác chiến lược đối với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM_trở thành người bạn đồng hành trong quá trình phát triển lâu dài. PGT Holdings với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM. PGT Holdings cũng sẽ ứng dụng công nghệ lập trình Blockchain (thông qua NFT mà doanh nghiệp đang đầu tư) cụ thể NFT trong lĩnh vực thể thao.

Trong lĩnh vực thể thao, những người hâm mộ cảm thấy hưng phấn khi nhắc đến cầu thủ hoặc câu lạc bộ yêu thích thông qua tương tác với họ, theo mọi cách có thể. Sự tương tác này bao gồm việc xem hoặc tham dự các minigame, mua hàng hóa hoặc tham dự các sự kiện. Người hâm mộ luôn muốn đến gần hơn với các đội/câu lạc bộ và vận động viên yêu thích, điều này mang đến cho các đội và ban tổ chức giải đấu thể thao cơ hội tạo thêm doanh thu để tạo điều kiện tốt nhất cho các vận động viên tham gia luyện tập và thi đấu trong, ngoài nước.

Bên cạnh đó PGT Holdings cũng đang sở hữu công ty con CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS). PGTS được hỗ trợ xây dựng để trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.

Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…

Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.

Do đó, mã cổ phiếu PGT là một gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và lựa chọn trong bối cảnh hiện nay.

Khép lại phiên giao dịch ngày 5/9/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,400 VNĐ./

Bài viết liên quan

M&A và IPO (Từ 7/10 - 11/10): VN-Index tăng trong thận trọng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/12, VN-Index tăng 2,03 điểm (0,16%), lên mức 1288,39 điểm; HNX-Index…
 12/10/2024

Xu hướng tăng của tuần 2 trong tháng 10 hứa hẹn khởi sắc trong thời gian…

Các mã cổ phiếu đang hướng đến xu hướng tăng trong tuần là VNM, VCB và HPG, các nhà đầu phấn khỏi tuy…
 11/10/2024

Góc nhìn dự báo về thị trường bất động sản quý IV/2024

Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/10, VN-Index tăng 9,87 điểm (0,78%), lên mức 1281,85 điểm; HNX-Index…
 10/10/2024

Đầu tư vào chứng chỉ quỹ đang diễn biến như thế nào?

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/10, VN-Index dừng ở mức 1271,98 điểm, tăng 2,05 điểm (0,16%); VN30-Index…
 09/10/2024

Thị trường trái phiếu đang diễn biến như thế nào?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/10, VN-Index giảm nhẹ 0,67 điểm (0,05%), về mức 1,269,93 điểm; HNX-Index…
 08/10/2024

Thị trường chứng khoán điều chỉnh là thời cơ hút vốn

Trong khi chỉ số thị trường chứng khoán (TTCK) nhiều nước trên thế giới liên tục lập đỉnh mới thì VN-Index…
 07/10/2024

M&A và IPO (30/9 - 4/10): VN-Index tiếp tục điều chỉnh

Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/10, VN-Index giảm 7,5 điểm (0,59%), về mức 1270,6 điểm; HNX-Index giảm…
 05/10/2024

Tiềm năng và nắm bắt cơ hội của thị trường Blockchain tại Việt Nam

Thị trường công nghệ chuỗi khối (blockchain) Việt Nam nằm trong top 3 các quốc gia với nguồn nhân lực…
 04/10/2024

Tích hợp AI “lắng nghe” người tiêu dùng trong thương mại điện tử

AI đã trở nên thiết yếu đối với công nghệ thương mại điện tử trong những thập kỷ qua. Sự phát triển…
 03/10/2024

Tín dụng đang vào đà 'tăng tốc"

Đóng cửa thị trường ngày 1/10, VN-Index tăng 4,26 điểm (0,33%), lên mức 1292,2 điểm; VN30-Index dừng…
 02/10/2024

Động lực tăng trưởng cho VN-Index từ tin tức vĩ mô

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/9, VN-Index giảm nhẹ 2,98 điểm (0,23%), về mức 1,287,94 điểm; HNX-Index…
 01/10/2024

Nhu cầu ESG ngày càng "bức thiết"

Tài chính xanh đóng vai trò là kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực cho phát triển nền kinh tế xanh,…
 30/09/2024