Thanh toán không dùng tiền mặt bùng nổ
Trên thế giới, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cũng bùng nổ mạnh mẽ, tăng từ 50% vào năm 2017 lên khoảng 70% vào năm 2023.
Tại các quốc gia phát triển như Thụy Điển, hơn 80% giao dịch thương mại đã được thực hiện qua thẻ hoặc phương thức thanh toán điện tử. Trong khi đó, tại các thị trường mới nổi, sự chuyển đổi sang thanh toán không tiền mặt cũng đang diễn ra rất mạnh mẽ, với Ấn Độ và Trung Quốc dẫn đầu trong việc áp dụng các công nghệ thanh toán di động.
Theo báo cáo của Statista, tổng giá trị thanh toán không tiền mặt trên toàn cầu ước tính đạt 1.200 tỷ USD vào năm 2024 và con số này có thể tiếp tục tăng mạnh nhờ sự phát triển của các công nghệ như ví điện tử, blockchain và các giải pháp thanh toán qua mã QR. Một trong những yếu tố thúc đẩy sự chuyển đổi này là sự gia tăng của các nền tảng thanh toán điện tử, sự phổ biến của các ứng dụng thanh toán trên điện thoại di động và các chương trình Chính phủ hỗ trợ phát triển hệ thống thanh toán điện tử, như ở Trung Quốc với các chương trình của Alipay hay WeChat Pay.
Năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân, thanh toán không dùng tiền mặt, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.
Năm 2024, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt hơn 17 tỷ giao dịch, tổng giá trị đạt khoảng 280 triệu tỷ đồng (tăng hơn 120% về giá trị so với cùng kỳ), góp phần thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế số, xã hội số ở Việt Nam.
Do tiện lợi, chỉ cần điện thoại thông minh khi mua hàng, mô hình chợ 4.0 đã có mặt ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Ngoài chợ, mô hình mới "Tuyến phố thương mại 4.0 - không dùng tiền mặt" cũng xuất hiện, đặc biệt tại các địa phương có đông khách du lịch như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Kiên Giang…
Nhiều mô hình mới như các bãi trông xe không tiền mặt, các trường học đóng học phí không tiền mặt, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trợ lý ảo hỗ trợ nộp thuế online... cũng xuất hiện.
Việt Nam – Điểm đến mới của chuỗi cung ứng công nghệ cao
Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Qualcomm, Google, Meta, Lam Research, Qorvo và AlChip đã có kế hoạch cụ thể để chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng từ phía các cơ quan chức năng trong việc tiếp xúc, làm việc với các doanh nghiệp công nghệ lớn, nhằm tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và bền vững.
Hiện tại, Việt Nam đã thu hút được 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn, với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD. Các dự án này không chỉ tập trung vào sản xuất mà còn mở rộng sang các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), kinh doanh và đổi mới công nghệ. Điều này cho thấy Việt Nam đang dần khẳng định vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao như bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất trong chiến lược phát triển công nghệ của Việt Nam là hợp tác với Nvidia, tập đoàn hàng đầu thế giới về AI và bán dẫn. Ngày 5/12 vừa qua, Chính phủ Việt Nam và Nvidia đã ký kết thỏa thuận thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) và Trung tâm dữ liệu AI tại Việt Nam. Đây được coi là một "cú hích" lớn, không chỉ giúp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận các công nghệ tiên tiến mà còn tạo điều kiện để phát triển mạnh mẽ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Hợp tác với Nvidia không chỉ dừng lại ở việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ mà còn mở ra cơ hội đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong hai tuần qua, Nvidia đã liên tục tuyển dụng các vị trí kỹ sư và quản lý tại Việt Nam, cho thấy sự cam kết lâu dài của tập đoàn này đối với thị trường trong nước.
Trung tâm dữ liệu AI của Nvidia dự kiến sẽ là nơi thúc đẩy các nghiên cứu đột phá, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước ứng dụng AI vào sản xuất và kinh doanh, từ đó tạo ra những giá trị mới cho nền kinh tế.
Triển vọng tương lai của trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
Những bước tiến gần đây trong việc thu hút đầu tư công nghệ cao và phát triển trí tuệ nhân tạo cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với sự hỗ trợ từ các tập đoàn như Nvidia và các chính sách khuyến khích từ Chính phủ, Việt Nam có thể trở thành một trong những trung tâm công nghệ hàng đầu khu vực.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần tập trung vào các yếu tố sau:
Đầu tư vào giáo dục và nghiên cứu: Tăng cường hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để đào tạo nhân tài AI.
Phát triển hệ sinh thái công nghệ: Hỗ trợ các startup công nghệ và doanh nghiệp nhỏ trong việc ứng dụng AI.
Hợp tác quốc tế: Tiếp tục mở rộng hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn để học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận công nghệ tiên tiến.
Các doanh nghiệp đang nỗ lực phát triển để bắt nhịp với sự phát triển của công nghệ trong tương lai
Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp công nghệ hiện nay, công ty CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS)_ công ty con của PGT Holdings (HNX: PGT). PGT Holdings doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT Holdings đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.
PGT Holdings đang từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp (trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin). PGTS được hỗ trợ xây dựng để trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.
Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…
Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc kết nối phát triển nguồn nhân lực, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cũng được PGT Holdings chú trọng và tập trung. Trong tháng 9/2024, Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn đã có buổi gặp gỡ và làm việc cùng đoàn doanh nghiệp đến từ Nhật Bản (trong đó có CTCP PGT Holdings (HNX:PGT)) cùng với sự tham gia của các sinh viên Quốc tế, đánh dấu một bước tiến mới trong hợp tác quốc tế của nhà trường.
Một trong những điểm nhấn chính của buổi gặp gỡ là lễ ký kết Hợp tác (MOU) giữa Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn và các doanh nghiệp Nhật Bản. Mở ra cơ hội hợp tác trong việc tạo điều kiện thực tập và việc làm cho sinh viên tại Nhật Bản, đặc biệt là các bạn sinh viên quốc tế đang theo học tại trường.
Các sinh viên còn có cơ hội giao lưu trực tiếp với đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản, tạo điều kiện để các bạn được tìm hiểu thêm về văn hóa doanh nghiệp cũng như mở rộng mối quan hệ nghề nghiệp trong tương lai.
Quay trở lại TTCK, kết phiên giao dịch ngày 26/12 VN-Index về mức 1272,87 điểm, giảm 1,17 điểm (0,09%) trong khi VN30-Index tăng nhẹ 0,2 điểm (0,01%), dừng tại mức 1342,68 điểm. HNX-Index tăng 0,09 điểm (0,04%), lên mức 229,9 điểm; HNX30-Index dừng tại mức 485,74 điểm, tăng 0,44 điểm (0,09%). Toàn sàn có 40 mã tăng trần, 365 mã tăng giá, 834 mã đứng giá, 361 mã giảm giá và 10 mã giảm sàn.
Khép lại phiên giao dịch ngày 26/12/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,800 VNĐ./