Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 366 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 9,2 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 30,8 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 511 tỷ đồng.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang tăng tốc những tháng cuối năm với lượng phát hành tăng mạnh và cơ cấu doanh nghiệp phát hành mới theo ngành nghề đa dạng.
Lượng phát hành tăng mạnh, cơ cấu trái phiếu đa dạng
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực với sự tăng trưởng về thanh khoản trên thị trường thứ cấp và sự đa dạng hóa trong cơ cấu doanh nghiệp phát hành mới đến từ nhiều ngành nghề khác nhau.
Trong đó, các ngân hàng vẫn là những “người chơi” chủ lực trên thị trường TPDN. Từ đầu năm đến nay, ngân hàng luôn dẫn đầu về giá trị trái phiếu phát hành mới nhằm bổ sung cơ cấu nguồn vốn trung và dài hạn trong bối cảnh nhu cầu vay vốn đang dần phục hồi.
Theo báo cáo thị trường trái phiếu tháng 10 của VIS Rating, lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 10 tháng đầu năm đạt 366,000 tỉ đồng, cao hơn tổng mức phát hành của cả năm 2023.
Tình hình chậm trả cũng có những diễn biến tích cực hơn khi thị trường không ghi nhận lô trái phiếu chậm trả nào phát sinh mới trong 2 tháng liên tiếp tháng 9 và tháng 10.
Tính đến hết tháng 10, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp chậm các nghĩa vụ thanh toán ước khoảng 204,400 tỉ đồng, chiếm khoảng 20% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của toàn thị trường. Áp lực đáo hạn trong 2 tháng còn lại của năm nay khá nhẹ nhàng với lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn ước khoảng 20,000 tỉ đồng.
Cơ cấu đa dạng hơn
Cơ cấu phát hành theo ngành nghề có phần đa dạng hơn khi trái phiếu của tổ chức tín dụng giảm tỷ trọng còn 58% so với mức trên 80% các tháng trước đây, do nhiều nhóm ngành khác đã phát hành những lô trái phiếu có giá trị lớn trong tháng 10.
Việc tỷ trọng phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng thấp đi là một điểm đáng chú ý trong bối cảnh nhu cầu tín dụng phục hồi, các ngân hàng thương mại đang tích cực huy động vốn thông qua kênh trái phiếu.
Dù chi phí vốn từ trái phiếu cao hơn so với lãi suất tiền gửi, các ngân hàng vẫn ưu tiên kênh này nhằm bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước. Đặc biệt, với sự ấm lên của thị trường bất động sản và nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dự kiến hoạt động phát hành trái phiếu sẽ còn sôi động hơn trong quý IV. Các ngân hàng phải chủ động thích ứng với những thay đổi của thị trường và đảm bảo nguồn vốn dồi dào để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Chính thực tế kể trên cho thấy, thị trường TPDN đang có sự đa dạng hơn so với trước đây. Trong tháng 10/2024, sự xuất hiện của các đợt phát hành lớn từ các doanh nghiệp phi ngân hàng như Vinfast (6,000 tỷ đồng), Vinhomes (2,000 tỷ đồng) và Vietjet (2,000 tỷ đồng) đã góp phần làm đa dạng hóa cơ cấu này.
Đáng chú ý, lô trái phiếu 1,000 tỷ đồng của Công ty Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I (thuộc lĩnh vực thủy sản), được bảo lãnh thanh toán bởi GuarantCo và được FiinRatings xác nhận là lô trái phiếu xanh đầu tiên của một doanh nghiệp phi tài chính.
Thị trường TPDN đang dần trở nên chuyên nghiệp hơn với sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp có tiềm lực và minh bạch. Sự tham gia của các tổ chức bảo lãnh đã tạo ra một môi trường đầu tư an toàn, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Điều này hứa hẹn sẽ mang đến một giai đoạn phát triển bền vững cho thị trường TPDN.
Đánh giá về thị trường TPDN hiện nay, chuyên gia cho rằng, thị trường TPDN Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều rủi ro, thách thức và chúng cần nhận diện đầy đủ. Để thị trường TPDN phục hồi và phát triển bền vững cần củng cố, lấy lại niềm tin của nhà đầu tư. Trong trung - dài hạn, cần tổ chức thực hiện tốt Chiến lược tài chính đến năm 2030 cùng với việc ưu tiên hoàn thiện thể chế.
Đồng thời, hoàn thiện hạ tầng TTCK nói chung và thị trường TPDN nói riêng, nhất là nâng cao chất lượng hệ thống các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, thị trường thứ cấp tập trung, cơ sở thông tin - dữ liệu về thị trường trái phiếu, về nhà đầu tư, tài sản đảm bảo…
Dự báo thị trường TPDN thời gian tới, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ sôi nổi hơn khi bước sang quý IV, nhu cầu vốn của doanh nghiệp phục hồi trong bối cảnh thị trường bất động sản bắt đầu ấm dần cũng như nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh đang tích cực theo đà phục hồi của nền kinh tế. Theo đó, nhóm ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát hành trái phiếu nhằm bổ sung vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch và tiếp tục tận dụng thế mạnh về hệ sinh thái sản phẩm của doanh nghiệp để thúc đẩy phát kinh tế Việt Nam Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 27/11/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,200 VNĐ./