Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 1,013 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại mua ròng hơn 1,009 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng hơn 3 tỷ đồng trên sàn HNX.
Với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khác, việc tiếp cận vốn vay cũng không dễ vì thiếu tài sản đảm bảo. Hiện đã có một số ngân hàng đưa ra các gói vay ưu đãi, cho vay tín chấp nhưng chưa nhiều, chủ yếu dành cho các doanh nghiệp lớn có uy tín.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mức lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên đang thấp hơn 1 - 2%/năm so với lĩnh vực kinh doanh thông thường. Nhưng để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn nay, cần sự đồng hành hơn nữa từ phía các ngân hàng trong các chính sách tiếp cận vốn.
Huy động thành công hơn 34,800 tỷ đồng qua kênh trái phiếu Chính phủ
Theo đó, tổng khối lượng trúng thầu đạt 34.810 tỷ đồng, đạt tỷ lệ trúng thầu là 84,39% so với giá trị gọi thầu. Lũy kế 4 tháng đầu năm, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 139,683 tỷ đồng, đạt 34,92% kế hoạch năm 2023.
Trong tháng, Kho bạc Nhà nước gọi thầu tại 4 kỳ hạn là 5 năm, 10 năm, 15 năm và 30 năm; trong đó, tập trung phát hành nhiều nhất tại kỳ hạn 15 năm và 5 năm, với tỷ trọng phát hành lần lượt là 40,40% và 32,76% tổng khối lượng phát hành trong tháng.
Lãi suất trúng thầu có xu hướng giảm ở tất cả các kỳ hạn, với mức giảm từ 14 đến 27 điểm cơ bản so với phiên cuối cùng của tháng 3. Tại phiên đấu thầu cuối tháng 4, lãi suất trúng thầu các kỳ hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm và 30 năm lần lượt là 2,75%; 3,22%; 3,33% và 3,66%.
Giao dịch thứ cấp trái phiếu tháng 4 có tổng giá trị giao dịch tăng 6,13% so với tháng trước, đạt 130.704 tỷ đồng, bình quân đạt 6.535 tỷ đồng/phiên; trong đó, giao dịch mua bán thông thường (Outright) chiếm 60,85% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, còn lại là giao dịch mua bán lại (Repos).
Lợi suất giao dịch bình quân của trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành giảm nhiều nhất ở các kỳ hạn 1 năm, 3 năm và 5 năm với tỷ lệ giảm tương ứng 22,82%; 22,64% và 21,92% so với cùng kỳ tháng trước, hiện đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 2,82%; 2,78% và 2,71%.
Trong khi đó trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 25-30 năm có lợi suất giao dịch tăng 1,46% so với cùng kỳ tháng trước, hiện đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 4,95%.
Về kỳ hạn giao dịch, trái phiếu được giao dịch nhiều nhất trong tháng là kỳ hạn 10 năm, 15 năm, và 10-15 năm với tỷ trọng so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tương ứng là 20,66%; 19,74% và 13,99
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu ấm trở lại
Thời gian gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều những vụ việc lớn. Những lỗ hổng trong phát hành và phân phối trái phiếu riêng lẻ đã khiến nhà đầu tư mất lòng tin, kéo thị trường vốn này thêm ảm đạm.
Tuy nhiên, thời gian qua, những "nút thắt" đã dần được gỡ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP (ngày 5/3/2023) sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán ra thị trường quốc tế. Cùng với đó là những động thái tích cực từ phía các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp dần hồi phục.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 5/5, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt gần 31,7 nghìn tỷ đồng, với 7 đợt phát hành công chúng với giá trị 5,5 nghìn tỷ (chiếm 17% khối lượng phát hành) và 15 đợt phát hành riêng lẻ với giá trị 26,14 nghìn tỷ (chiếm 83% khối lượng phát hành). Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến nay đạt gần 49,5 nghìn tỷ đồng (tăng 48% so với cùng kỳ năm 2022).
Theo các chuyên gia, con số trên dù khiêm tốn so với cùng kỳ nhưng đã giúp thị trường phần nào lạc quan hơn. Luật Chứng khoán đang thay đổi, để việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng được thuận lợi. Trong trường hợp thuận lợi, kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng sẽ được khai thông từ nửa sau năm 2023.
Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp từ đầu năm tới nay có dấu hiệu phục hồi sau một thời gian dài đóng băng. Những con số tích cực này, cho thấy những nỗ lực của cơ quan quản lý thông qua Nghị định 08 đã có những tác động thực tiễn đối với thị trường, khôi phục niềm tin của các doanh nghiệp và nhà đầu tư, cũng như những điều kiện ngặt nghèo trước đây đã tạm thời được gỡ bỏ. Từ đó, hồi phục một phần cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, ít nhất là trong những tháng đầu năm.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 19/5/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ./