Kể từ ngày 10/6, Nhật Bản sẽ cho phép những người đi du lịch có lịch trình và hướng dẫn viên cố định. Khách du lịch đến từ các khu vực có tỷ lệ nhiễm COVID-19 thấp và đã tiêm ba mũi vaccine ngừa COVID-19, sẽ được miễn xét nghiệm và kiểm dịch sau khi nhập cảnh.
Phát biểu tại một khách sạn ở Tokyo ngày 26/5, Thủ tướng Kishida cho rằng trong quá trình theo dõi tình hình lây nhiễm, Nhật Bản sẽ từ từ chấp nhận nhiều khách du lịch hơn nữa theo từng giai đoạn tới mức độ khách đến bằng trước khi bùng phát đại dịch.
Các số liệu thống kê cho thấy trong năm 2019, tức là trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản đạt mức kỷ lục 31,9 triệu lượt khách. Tuy nhiên, lượng du khách nước ngoài giảm hơn 90% vào năm 2020.
Thêm vào đó cùng ngày 26/5, Nhật Bản đã nới lỏng cảnh báo đi lại liên quan tới đại dịch COVID-19 đối với 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Mỹ, Anh, Canada và Hong Kong, theo đó không còn yêu cầu công dân Nhật Bản tránh các chuyến đi không cần thiết tới những nơi này.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng hạ cấp cảnh báo đi lại đối với một số quốc gia, bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Singapore và Malaysia, từ cấp độ 2 xuống cấp độ 1.
Coi du lịch là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Nhật Bản đã đặt mục tiêu thu hút tới 60 triệu lượt khách du lịch nước ngoài vào năm 2030.
Tin vui cho các du khách muốn tới du lịch tại Nhật Bản, Công ty cổ phần PGT HOLDINGS (HNX: PGT) trong năm 2021 đã kết hợp đồng với công ty cổ phần IENT và trở thành đối tác chiến lược về kinh doanh online thông qua trang "Tax Free Online.jp" dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản
Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng Việt Nam có thể đặt hàng đặt hàng ở bất kì nơi nào, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian cho việc mua sắm trong lúc du lịch tại Nhật và có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Bớt đi các rắc rối về giấy tờ khi muốn hoàn thuế tại các sân bay, không cần phải khiên vác nặng nề cản trở việc vui chơi tham quan các khu du lịch vì đã có dịch vụ giao nhận hàng tại khách sạn trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, nhà khách, sân bay, xe cho thuê, mọi thủ tục đã được xử lý nhanh gọn bằng hình thức trực tuyến.
Bên cạnh đó khi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn mua các sản phẩm. Họ có thể truy cập bất kỳ các sản phẩm nào để tham khảo, xem hình ảnh, đọc các nội dung về sản phẩm cung cấp, từ đó tiến hành tạo đơn đặt hàng và chờ chuyển phát hàng hóa trực tiếp đến tận nơi mà không cần phải lo về vấn đề bảo quản hàng hóa và mang vác khi đi du lịch tại Nhật.
Nhật Bản nới lỏng nhập cảnh với lao động Việt
Lao động, thực tập sinh người Việt Nam tiêm đủ ba mũi vaccine phòng Covid-19 được nhập cảnh vào Nhật Bản và không phải cách ly theo dõi sức khỏe 7 ngày.
Chiều 11/5, lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết loại vaccine được Nhật Bản công nhận là Pfizer, Moderna, Astra Zeneca và Jassen. Nếu tiêm trộn thì mũi thứ ba phải là Pfizer hoặc Moderna.
Việc nới lỏng nhập cảnh là cơ hội để lao động, thực tập sinh tới Nhật Bản làm việc. Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu doanh nghiệp phái cử lao động phối hợp chặt với nghiệp đoàn, công ty tiếp nhận thực hiện nghiêm quy định của Nhật Bản, nhất là tiêm vaccine và chứng nhận tiêm ngừa Covid-19.
Trước đại dịch, Nhật Bản thu hút đông lao động Việt Nam với hơn 200.000 thực tập sinh và khoảng 30.000 lao động kỹ thuật làm việc. Năm 2019, Việt Nam đưa hơn 80.000 lao động đi làm việc tại nước này, phần lớn trong các ngành chế biến thực phẩm, thủy hải sản. Song từ khi Covid-19 xuất hiện, việc đưa lao động đi bị gián đoạn do các đợt dịch bùng phát lẫn chính sách hạn chế nhập cảnh.
Trong ba tháng đầu năm nay, Việt Nam đưa được gần 2.500 lao động đi làm việc, trong đó Nhật Bản dẫn đầu với hơn 600 người; Đài Loan 430 người và Hàn Quốc 330 lao động.
Về thị trường lao động, hồi tháng 2/2022 CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Đặc biệt chủ đề nguồn nhân lực được nhấn mạnh trong buổi trao đổi trực tiếp.
Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.
Thêm vào đó, Công ty cổ phần PGT Holdings đặt bút kết hợp đồng với Công ty TNHH IT-Communications Việt Nam. Thông qua Cyber-Telephony, hệ thống Call center chuyên biệt, hỗ trợ khách hàng làm việc từ xa hiệu quả, đặc biệt thực hiện cuộc gọi từ Việt Nam hay các nước khác đến Nhật Bản thông qua số điện thoại của Nhật Bản với cước phí chỉ bằng với cước quốc nội Nhật Bản.
Thông qua Cyber-Telephony, hệ thống Call center chuyên biệt, hỗ trợ khách hàng làm việc từ xa hiệu quả
Trong sự hợp tác này, bằng cách cung cấp Cyber-Telephony của IT-COMMUNICATIONS Việt Nam cho các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ tiên phong trong việc khai thác kinh doanh tại Nhật Bản cũng như phát triển hiệu quả dịch vụ chăm sóc khách hàng và thực hiện các công việc hỗ trợ.
Sắp tới PGT Holdings sẽ bật mí những dự án vô dung tiềm năng cùng các đối tác quốc tế điều đó như một tín hiệu vô cùng tích cực, như 1 nền tảng vững chắc để các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài giải ngân vào PGT Holdings.
Quay trở lại với thị trường chứng khoán, đóng cửa ngày 13/6, VN-Index giảm 57,04 điểm (4,44%) về 1.227,04 điểm, HNX-Index giảm 18,08 điểm (5,9%) xuống 288,37 điểm, UPCoM-Index giảm 3,19 điểm (3,4%) còn 90,53 điểm. Thị trường đỏ lửa về cuối phiên khi áp lực bán lan rộng tại tất cả nhóm cổ phiếu. Nhóm VN30 chìm trong sắc đỏ với duy nhất POW đóng cửa trên ngưỡng tham chiếu.
Mã PGT trên sàn HNX tại phiên ngày 13/6 cũng nằm trong nhóm giảm điểm của thị trường. Nhìn 1 cách tổng quan, mã PGT chỉ giảm vỏn vẹn 2,9%, thanh khoản khiêm tốn trong bối cảnh thị trường bán tháo, tuy nhiên mức giảm điểm này là không đáng kể và lo ngại. Mức giá 6,700 VNĐ khi khép phiên của PGT có thể sẽ là một lợi thế về giá cho các nhà đầu tư so với các doanh nghiệp cùng ngành. Do đó theo các chuyên gia chứng khoán, bình tĩnh và am hiểu thị trường, cùng quan sát kinh doanh nội tại của doanh nghiệp là điều quan trọng nhất trong thời điểm này.
Vì thế đó đầu tư vào cổ phiếu của PGT Holdings chính là đầu tư cho sự tăng trưởng. Nguồn tài sản dự phòng đầy tiềm năng của các nhà đầu tư "khôn ngoan".
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực.