Trong 3 tháng đầu năm 2021, cổ phiếu PGT (Công ty cổ phần PGT Holdings) tăng 155% thị giá. Gần đây nhất, trong phiên giao dịch hôm 5/8/2021, cổ phiếu PGT tăng giá trên 8.16% lên 5.300 đồng/cp, có thể nói là bước “nảy” ấn tượng sau cơn “dư chấn” của thị trường hồi tháng 7 vừa qua. Vì sao cổ phiếu PGT được xếp vào nhóm cổ phiếu tiềm năng đang chú ý trong nửa cuối năm 2021?
 Ngày đăng: 11/08/2021

Những bước chuyển mình mạnh mẽ

Trong những năm gần đây, PGT Holdings nổi lên là một doanh nghiệp chuyên triển khai các thương vụ M&A tại Việt Nam và Quốc tế, trong đó tập trung vào lĩnh vực tài chính và cung ứng nguồn nhân lực.

Tiền thân PGT là công ty con của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), được thành lập tháng 12/2004,  tên gọi ban đầu là CTCP Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex, hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải hành khách và du lịch.

Năm 2016, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của doanh nghiệp khi Petrolimex thoái vốn. Một số nhà đầu tư Nhật Bản trở thành cổ đông lớn và chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần PGT Holdings.

Với đội ngũ nhân sự cấp cao như: ông Kakazu Shogo – Tổng Giám đốc là người có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán tại Nhật Bản và gần 11 năm hoạt động trong lĩnh vực M&A đồng thời là Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam. Ông Shimabukuro Yoshihiko – hiện đang sở hữu các công ty đào tạo nhân lực và trường trung cấp đào tạo nghề tại Nhật Bản, lĩnh vực hoạt động cốt lõi của công  ty chuyển sang lĩnh vực M&A, tài chính và cung ứng nguồn lao động.

Ban đầu, PGT thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động; Công ty TNHH Vina Terrace Hotle chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Sau đó, PGT thành công thương vụ M&A và chính thức đầu tư vào một công ty tại Myanmar là Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Không ngừng lại đó PGT tiếp tục M&A một công ty tại Nhật Bản là Công ty CP PGT Japan cũng chuyên về lĩnh vực  tài chính.

Năm 2017, để khắc phục tình trạng kinh doanh thua lỗ, PGT đã thực hiện những kế hoạch M&A khá táo bạo không chỉ tại Việt Nam mà còn vươn ra tới Myanmar và đầu tư thêm dự án khách sạn cao cấp quốc tế. Cụ thể năm 2017, PGT tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chứng khoán bằng việc sẽ đẩy mạnh thu mua lại, tiến hành tái cơ cấu các công ty có tiềm năng. Bên cạnh đó, PGT cũng sẽ thực hiện kế hoạch nhận chuyển nhượng Công ty tài chính vi mô tại Myanmar. PGT hướng đến công ty có vốn điều lệ 1 triệu USD, trong đó PGT nhận chuyển nhượng tối đa 70% vốn.

Năm 2019, PGT ký hợp tác toàn diện trong các sản phẩm, dịch vụ tài chính liên quan đến thị trường chứng khoán với Công ty CP chứng khoán Smart Invest.  Thông qua việc hợp tác, PGT Holdings hỗ trợ trong việc tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài trong quá trình hội nhập toàn cầu; Tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực M&A tại Việt Nam và phát triển kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường chứng khoán.

Trong nhiều năm trở lại đây, PGT Holdings liên tục hoàn tất các dự án sát nhập với các công ty khác trên nhiều lĩnh vực trong và ngoài nước, nổi bật có thể kế đến như xuất khẩu lao động (Nhật Bản), tài chính (Myanmar).

Tăng trưởng bền vững với chiến lược M&A thế mạnh

Sau khi tái cấu trúc doanh nghiệp, tình hình kinh doanh của PGT ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Từ chỗ kinh doanh thua lỗ năm 2019, PGT đã báo lãi liên tục. Quý 1/2020, PGT lãi hơn 6 tỷ đồng, tăng rất cao so với cùng kỳ ghi nhận từ doanh thu dịch vụ cho vay và hoàn nhập dự phòng. 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid kéo dài nhưng PGT tiếp tục kinh doanh có lãi hàng trăm triệu đồng. Năm 2021, PGT đặt mục tiêu doanh thu tăng 3,6 lần so với năm ngoái.

Và ngay đầu năm 2021, PGT đón nhận tin vui khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công ty nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 49% lên tối đa 85%. Điều này tác động mạnh khiến giá cổ phiếu của PGT đã tăng 155% trong 3 tháng đầu năm. Thời điểm đó, với gần 9 triệu cổ phiếu đang lưu hành, PGT có vốn hóa thị trường gần 70 tỷ đồng. Cổ phiếu này được đánh giá là rất tiềm năng và là 1 trong những cổ phiếu đáng chú ý trong năm 2021.

Ông Kakazu Shogo – Tổng giám đốc PGT Holdings cho biết: Thời điểm nửa cuối năm 2021 sẽ xuất hiện nhiều cơ hội tiềm năng cho việc đầu tư vào Việt Nam thông qua các thương vụ M&A. Do đó, PGT tập trung vào tăng cường tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Nhật bản khi đại dịch Covid 19 được kiểm soát.

Từ ngày 9/8 – 7/9/2021, PGT sẽ bán 384.196 cổ phần ra thị trường. Đây là lần đầu tiên PGT bán cổ phiếu quỹ kể từ khi lên sàn giao dịch chứng khoán. Được biết, tiếp theo sau kế hoạch bán cổ phiếu quỹ lần này, PGT sẽ tiếp tục thực hiện việc phát hành một lượng cổ phiếu riêng lẻ để cơ cấu lại nguồn vốn và thu hút thêm nhà đầu tư. Đại diện công ty cho biết, phương án sử dụng nguồn vốn thu được từ đợt chào bán lần tiếp theo dự kiến 20.000.000.000 đồng được dùng để tăng nguồn vốn lưu động công ty tài chính vi mô tại Myanmar; bổ sung vốn cho hoạt động thu mua công ty và đầu tư vào công ty niêm yết tại Việt Nam (hoạt động M&A) và nguồn vốn vận hành hoạt động kinh doanh.

Giá đặt bán cổ phiếu quỹ trên hệ thống giao dịch theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận của tổ chức niêm yết với công ty chứng khoán được chỉ định làm đại lý thực hiện giao dịch bán cổ phiếu.

Đây là động thái đáng chú ý của doanh nghiệp trước thềm Đại hội cổ đông thường niên 2021 nhằm cơ cấu lại nguồn vốn và thu hút thêm nhà đầu tư. Theo một số chuyên gia, đây có thể là cơ hội  tốt để các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu nằm trong top những cổ tiềm năng nửa cuối năm 2021.

Bài viết liên quan

Giải pháp kích cầu đầu tư tư nhân, phát triển kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 28.21 điểm (2,4%), lên mức 1205,61 điểm; HNX-Index tăng 5,24…
 25/04/2024

Bứt phá của doanh nghiệp nhờ chuyển đổi số

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/4, VN-Index giảm 12,82 điểm (1,08%) còn 1177,4 điểm với 360 mã giảm,…
 24/04/2024

Có nên "bắt đáy" cổ phiếu trong tuần này

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/4, VN-Index tăng 15,37 điểm (1,31%), lên mức 1190,22 điểm; HNX-Index…
 23/04/2024

Phát triển thương mại điện tử phải đảm bảo an toàn

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/4, VN-Index giảm 18,16 điểm (1,52%), về mức 1174,85 điểm; HNX-Index…
 22/04/2024

M&A và IPO (Từ 15/4 - 19/4): Chờ đợi Vn-Index hồi phục

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/4, VN-Index giảm 18,16 điểm (1,52%), về mức 1174,85 điểm; HNX-Index…
 20/04/2024

Tăng trưởng xanh phát triển bền vững là yêu cầu và xu thế

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index giảm 22,67 điểm (1,86%), về mức 1193,01 điểm; HNX-Index…
 19/04/2024

Niềm tin dần trở lại với thị trường bất động sản trong thời gian tới

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index giảm 22,67 điểm (1,86%), về mức 1193,01 điểm; HNX-Index…
 18/04/2024

Triển vọng thị trường Fintech Việt Nam

Đóng cửa phiên phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index dừng ở mức 1215,68 điểm, giảm 0,93 điểm (0,08%) trong…
 17/04/2024

Thị trường chứng khoán đang diễn biến như thế nào?

Kết phiên giao dịch ngày 15/4, chỉ số VN-Index đã dừng ở mốc 1216,16 điểm với mức giảm gần 60 điểm (59,99…
 16/04/2024

Thị trường có rủi ro điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 4

Chỉ số VN-Index kết phiên giao dịch ngày 12/4, tăng 18,40 điểm, đạt 1276,6 điểm. Độ rộng của thị trường…
 15/04/2024

M&A và IPO (Từ 8/4 - 12/4): Nhà đầu tư lưu ý giao dịch khi cổ phiếu phân…

VN-Index kết phiên ngày 12/4 với đà tăng mạnh 18,4 điểm (1,46%), lên mức 1276,6 điểm; HNX-Index tăng…
 13/04/2024

Dự báo yếu tố tác động đến CPI năm 2024

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/4, VN-Index dừng ở mức 1258,2 điểm, xuống 0,36 điểm (0,03%); VN30-Index…
 12/04/2024