Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/11/2022, VN-Index tăng 26,36 điểm (2,8%) lên 969,26 điểm, HNX-Index tăng 4,41 điểm (2,4%) đạt 187,86 điểm, UPCoM-Index tăng 1,21 điểm (3,27%) đạt 971,04 điểm.
 Ngày đăng: 18/11/2022

Toàn sàn có 230 mã tăng trần, 488 mã tăng giá, 748 mã đứng giá, 106 mã giảm giá và 43 mã giảm sàn. .

Áp lực lạm phát từ nửa cuối năm 2022 rõ ràng hơn

Giá xăng dầu tăng cao là nguyên nhân chính khiến "sức nóng" lạm phát tỏa ra mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu và ở trong nước. Ngoài ra, lạm phát còn chịu ảnh hưởng bởi nhóm hàng hàng lương thực, thực phẩm - nhóm có trọng số lớn trong rổ tính CPI.

Theo Tổng cục Thống kê, tại Việt Nam, việc sản xuất và cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm luôn được đảm bảo. Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân nên thời gian qua giá cả tương đối ổn định.

"Tuy nhiên, việc thế giới có nguy cơ đối diện với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu sẽ tạo áp lực lên tiêu dùng trong nước", đại diện Tổng cục Thống kê nhận định.

Theo các chuyên gia cho rằng áp lực lạm phát thậm chí có thể kéo dài đến nửa đầu năm 2023 khi giá nguyên, nhiên vật liệu trên thế giới ở mức cao và phản ánh nhiều hơn vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Không loại trừ áp lực lạm phát vòng hai do giá xăng dầu tăng cao. Dự báo lạm phát năm 2022 có khả năng vượt mục tiêu 4% của Quốc hội tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với các quốc gia trong khu vực.

Tình hình kinh tế chung cũng kém lạc quan do các căng thẳng địa chính trị ( Nga và Ukraine). Kèm theo đó, các biện pháp trừng phạt kinh tế lẫn nhau vẫn đang leo thang và khả năng bùng phát làn sóng dịch bệnh mới cũng là rủi ro đáng kể đe dọa triển vọng phục hồi nền kinh tế.

Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán.

Trong thông tin công bố ngày 11/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả trong nước và quốc tế.

Cụ thể, theo Uỷ ban Chứng khoán, sau các biện pháp hỗ trợ kinh tế sau đại dịch Covid-19, lạm phát đã tăng mạnh ở nhiều nơi trên thế giới khiến nhiều nền kinh tế phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ với nhịp độ nhanh, mạnh nhằm kiểm soát lạm phát.

Trong năm 2022, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất điều hành thêm 3,75 điểm phần trăm qua 6 lần điều chỉnh liên tiếp (tháng 3/2022 tăng 0,25 điểm phần trăm, tháng 5/2022 tăng 0,5 điểm phần trăm và 4 lần liên tiếp tăng 0,75 điểm phần trăm vào tháng 6, 7, 9 và 11/2022, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994).

Tương tự, Ngân hàng Trung ương Anh đã điều chỉnh tăng lãi suất 7 lần liên tiếp kể từ tháng 12/2021, lên mức 2,25%. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng ba lần điều chỉnh tăng lãi suất trong năm 2022 trong bối cảnh lạm phát tiếp tục xu hướng tăng ở khu vực này.

Động thái thắt chặt chính sách tiền tệ trên thế giới đang làm dấy lên lo ngại về rủi ro "suy thoái - lạm phát" ở một số quốc gia. Các tổ chức quốc tế tiếp tục điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 và 2023. Trong đó, IMF hạ mức dự báo xuống còn 3,2% cho năm 2022 và 2,7% cho năm 2023, Ngân hàng thế giới ước tính tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm xuống còn 0,5% trong năm 2023.

Trong nước, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã chịu sự tác động của các thay đổi trong mặt bằng lãi suất. Sau các bước điều chỉnh lãi suất liên tục của Fed trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có hai lần điều chỉnh tăng lãi suất điều hành nhằm ứng phó với lạm phát và giảm tác động từ bên ngoài.

Mặt bằng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cũng đã gia tăng, thu hút dòng tiền quay trở lại hệ thống ngân hàng và giảm sự hấp dẫn của kênh đầu tư chứng khoán trong ngắn hạn. Dòng vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng có sự dịch chuyển trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh khi dịch bệnh được kiểm soát.

photo-1668691800268

TTCK giai đoạn cuối tháng 10/2022.

Do đó, Uỷ ban Chứng khoán cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam biến động mạnh trong thời gian qua xuất phát từ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế - chính trị thế giới và có sự đồng pha với diễn biến trên thị trường chứng khoán thế giới.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài chính và nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững và minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam, Uỷ ban Chứng khoán đã và đang triển khai một số giải pháp.

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin chính thống, chính xác về chủ trương, định hướng điều hành và tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán, an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ để ổn định tâm lý nhà đầu tư, tăng cường minh bạch cho thị trường chứng khoán.

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, giám sát nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trên thị trường chứng khoán, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; phối hợp với cơ quan điều tra trong xác minh, điều tra các sai phạm nghiêm trọng trên thị trường chứng khoán như vụ thao túng cổ phiếu FLC, Louis,... và xử lý các tin đồn thất thiệt nhằm trấn an tâm lý nhà đầu tư, thể hiện quyết tâm của Đảng, Chính phủ và các cơ quan quản lý trong việc phát triển thị trường chứng khoán minh bạch, an toàn, hiệu quả.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát và giao dịch cho thị trường trái phiếu doanh nghệp phát hành riêng lẻ thông qua việc trình Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế và nhằm tăng cường tính minh bạch, an toàn và giảm thiểu rủi ro cho thị trường; đồng thời chuẩn bị nền tảng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm phát triển một thị trường thứ cấp minh bạch, an toàn, tăng cường khả năng quản lý, giám sát, giảm thiểu rủi ro.

Thứ tư, rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn nhằm khắc phục ngay những bất cập, vướng mắc, từ đó khôi phục niềm tin và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững của thị trường chứng khoán.

Thứ năm, điều chỉnh giá thanh toán cuối cùng trong ngày đáo hạn phái sinh, theo đó không lấy giá đóng cửa phiên ATC của thị trường cơ sở vào ngày đáo hạn phái sinh mà lấy giá trung bình trong 30 phút cuối cùng trước khi đóng cửa của thị trường cơ sở (gồm 15 phút khớp lệnh định kỳ và kết quả phiên ATC).

Trong thời gian tới, Uỷ ban Chứng khoán sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế - chính trị, động thái chính sách của các nước trên thế giới, đánh giá tác động, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam để kịp thời có các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định, minh bạch.

Đồng thời, Uỷ ban Chứng khoán tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm ổn định tâm lý của nhà đầu tư, tăng cường lòng tin của các chủ thể tham gia thị trường, công chúng đầu tư trong và ngoài nước vào quyết tâm của Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thị trường chứng khoán minh bạch, công khai, an toàn, hiệu quả.

Góc nhìn tuần 14/11 - 18/11: Thận trọng vì rủi ro giảm vẫn còn

Sự phục hồi kỹ thuật tại phiên giao dịch cuối tuần 11/11 đã phần nào xoa dịu nỗi âu lo trong lòng nhà đầu tư nhưng thanh khoản vẫn tiếp tục duy trì ở ngưỡng thấp. Thị trường trong nước đang cho thấy vấn đề nội tại lấn át tác động từ bên ngoài, nhóm tín hiệu bất động sản vẫn chưa có tín hiệu tích cực.

Sự phục hồi kỹ thuật tại phiên giao dịch cuối tuần 11/11 đã phần nào xoa dịu nỗi âu lo trong lòng nhà đầu tư nhưng thanh khoản vẫn tiếp tục duy trì ở ngưỡng thấp.

Bàn về cơ hội kinh doanh, chia sẻ trên góc nhìn của 1 nhà đầu tư ngoại CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ:

"Phân tán rủi ro trong bối cảnh chứng khoán hiện này là việc bạn đem chia tiền đầu tư của mình vào nhiều loại tài sản với mức độ rủi ro khác nhau, thay vì chỉ đầu tư vào một tài sản duy nhất.

Để quản lý vốn trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư sẽ đa dạng hóa danh mục cổ phiếu có độ rủi ro khác nhau. Qua đó giúp bạn giảm rủi ro thua lỗ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đạt lợi nhuận của các khoản đầu tư.

Để hạn chế rủi ro và tối đa lợi nhuận, bạn hãy xây dựng cho mình hệ thống giao dịch hoàn thiện và kế hoạch quản lý vốn hợp lý cũng như tuân thủ nguyên tắc mà mình đã đề ra."

Thêm vào đó ông Kakazu Shogo luôn nhấn mạnh yếu tố cơ bản của doanh nghiệp là sự minh bạch về thông tin tới công chúng. "Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn.

photo-1668691802433

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 17/11/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ.

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024