Cùng với xu hướng của thế giới, Việt Nam đang có những sự chuyển dịch lớn diễn ra trong cơ cấu sản lượng điện. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một quốc gia tiên phong trong việc phát triển năng lượng tái tạo và chuyển đổi hệ thống năng lượng quốc gia theo hướng bền vững. Với các doanh nghiệp, quá trình chuyển đổi xanh giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần, doanh thu và khả năng giữ chân nhà đầu tư trong dài hạn.
 Ngày đăng: 03/01/2025

Năm 2025: Lợi thế cho những doanh nghiệp chọn "hướng đi xanh"- Ảnh 1.

Tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng toàn cầu không còn là mục tiêu xa vời, khi những năm gần đây, các nước đều ý thức được tính cấp thiết của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tăng cường các chính sách nhằm thiết lập nguồn cung năng lượng an toàn và bền vững.

Năm 2024 có thể là xem là thời điểm thế giới tăng tốc dịch chuyển, khi công nghệ phát triển nhanh chóng, góp phần làm giảm chi phí nhưng cũng đồng thời khiến nhu cầu điện năng tăng vọt, mở ra cơ hội khai thác những nguồn năng lượng mới, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong kỷ nguyên bền vững.

Năm 2024, bức tranh năng lượng tái tạo thế giới tiếp tục ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ. Phân tích của tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember cho thấy thế giới đang trên đà đạt 593 GW công suất lắp đặt năng lượng Mặt trời vào cuối năm nay. Con số này cao hơn 29% so với năm ngoái, duy trì đà tăng trưởng mạnh ngay cả sau mức tăng kỷ lục 87% vào năm 2023. Trung Quốc đang trên đà tăng thêm 28% công suất năng lượng Mặt trời so với năm trước. Với tốc độ này, tổng công suất lắp đặt của Trung Quốc sẽ đạt 334 GW, chiếm 56% công suất lắp đặt toàn cầu trong năm 2024.

Tại Việt Nam có tiềm năng năng lượng tái tạo lớn và có thể tận dụng các nguồn năng lượng này, đặc biệt là năng lượng mặt trời và gió, để đóng góp vào mục tiêu Net Zero 2050.

Báo cáo chỉ ra rằng, năng lượng tái tạo toàn cầu có thể giúp giảm được 20% phát thải CO2 vào năm 2050. Tuy nhiên, Việt Nam có thể đóng góp vào mục tiêu này nếu triển khai các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn tại các khu vực miền Trung và miền Nam, nơi có bức xạ mặt trời cao và tiềm năng gió mạnh.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có nhiều tiềm năng khác trong việc sử dụng năng lượng sinh khối và năng lượng thủy điện, đặc biệt là ở các khu vực miền núi và các con sông lớn. Việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch mà còn nâng cao khả năng tự cung tự cấp về năng lượng của quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài.

Với mục tiêu Net Zero 2050 mà Việt Nam đặt ra, đó không chỉ là cam kết quốc tế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris mà còn là hướng đi cần thiết để phát triển bền vững. Do đó, mới đây Bộ Công Thương Việt Nam đã chính thức phê duyệt Kế hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, với mục tiêu đạt 50% công suất điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2030, hướng tới đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện như hiện nay, Việt Nam sẽ cần phải đẩy mạnh phát triển các dự án năng lượng tái tạo trong những năm tới để không chỉ giảm phát thải khí nhà kính mà còn đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng. Các lộ trình năng lượng tái tạo kết hợp với công nghệ linh hoạt như pin tích trữ năng lượng, nhà máy điện khí sẽ giúp quốc gia duy trì sự ổn định của lưới điện khi tỷ trọng năng lượng tái tạo ngày càng lớn.

Đặc biệt để giải quyết bài toán "chuyển đổi năng lượng" các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ đầu tư cho các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là những cơ chế ưu đãi thuế và trợ cấp cho các doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng bền vững. Cụ thể, Việt Nam cần có sự tham gia của cả ngành công nghiệp, Chính phủ và người dân.

Theo đó, Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách và xây dựng các chính sách hỗ trợ cho ngành năng lượng tái tạo, đồng thời khuyến khích đầu tư vào các công nghệ linh hoạt và lưu trữ năng lượng. Ngoài ra, cần triển khai các dự án thí điểm để chứng minh hiệu quả của các công nghệ mới, từ đó thu hút nguồn lực đầu tư cho việc chuyển đổi năng lượng bền vững.

Doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực trong chuyển đổi xanh

Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp bền vững, PGT Holdings (HNX: PGT) luôn đánh giá cao tầm quan trọng của ESG (Environmental, Social, and Governance) trong quá trình chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần, doanh thu và khả năng giữ chân khách hàng lẫn đối tác. Việc phát triển sản phẩm xanh là nghĩa vụ môi trường của doanh nghiệp đồng thời là cơ hội "vàng" để doanh nghiệp tăng cường tính nhận dạng thương hiệu.

Năm 2025: Lợi thế cho những doanh nghiệp chọn "hướng đi xanh"- Ảnh 2.

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Năm 2025: Lợi thế cho những doanh nghiệp chọn "hướng đi xanh"- Ảnh 3.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Năm 2025: Lợi thế cho những doanh nghiệp chọn "hướng đi xanh"- Ảnh 4.

Đặc biệt, PGT Holdings đã và đang triển khai dự án "Ecomo: Công nghệ xanh giúp tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường". Với mục tiêu luôn cung cấp các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường, giảm thiểu khí thải nguy hại.

Năm 2025: Lợi thế cho những doanh nghiệp chọn "hướng đi xanh"- Ảnh 5.

Công nghệ Ecomo hoạt động như một chất xúc tác giúp đốt cháy hiệu quả hơn, giảm lượng khí thải độc hại phát ra từ ống xả, tạo ra hiệu suất tương đương với lượng nhiên liệu sử dụng ít hơn. Có thể sử dụng cho các máy móc thiết bị trong lĩnh vực, thiết bị gia dụng, giao thông vận tải, xây dựng hạ tầng, khai thác… giúp giảm chi phí vận hành và góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại của khí thải.

Bên cạnh đó, trong năm 2025 PGT Holdings tiếp tục phát huy điểm sáng bức tranh kinh doanh trong năm 2024 của doanh nghiệp đó là sự kiện "Stock Investment Tour"/ xúc tiến thương mại 'Việt Nam - Điểm đến đầu tư đầy tiềm năng". Với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp M&A phát triển bền vững, PGT Holdings đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty, đặc biệt dành góp phần xúc tiến thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản. Khẳng định năng lực của PGT Holdings trong vai trò của một đơn vị cố vấn, kêu gọi nhà đầu tư và đồng hành cùng các doanh nghiệp uy tín của Nhật Bản, kết nối họ với các nhà đầu tư chuyên nghiệp vào thị trường Việt Nam.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Quay lại TTCK đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/1, VN-Index dừng ở mức 1269,71 điểm, tăng 2,93 điểm (0,23%), trong khi VN30-Index về mức 1343,2 điểm, giảm 1,55 điểm (0,12%). HNX-Index giảm 0,26 điểm (0,11%), xuống mức 227,69 điểm; HNX30-Index đạt mức 479,29 điểm, tăng 1,24 điểm (0,26%).

Năm 2025: Lợi thế cho những doanh nghiệp chọn "hướng đi xanh"- Ảnh 6.

Khép lại phiên giao dịch ngày 2/1/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 7,100 VNĐ./

Bài viết liên quan

M&A và IPO (Từ 30/12 - 3/1): VN-Index

Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/1, VN-Index giảm 15,12 điểm (1,19%), về mức 1254,95 điểm; HNX-Index…
 06/01/2025

Dự báo tỷ giá còn nhiều "ẩn số" trong năm 2025

Kết phiên 31/12, phiên giao dịch cuối cùng của năm 2024 khép lại, VN Index giảm 5,24 điểm (0,51%) xuống…
 02/01/2025

"Sức hấp dẫn" của VN-Index trong năm 2025

Khép lại phiên giao dịch ngày 30/12, VN-Index giảm về mức 1272,02 điểm (0,24%) giảm 3,12 điểm; HNX-Index…
 31/12/2024

Nâng tầm vị thế cho doanh nghiệp Việt để tham gia chuỗi cung ứng toàn…

Sự chuyển dịch thương mại toàn cầu do thuế quan gây ra có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt…
 30/12/2024

M&A và IPO (Từ 23/12 - 27/12): Xu hướng của VN-Index những ngày cuối năm

Đóng cửa thị trường ngày 27/12, VN-Index tăng 2,27 điểm (0,18%), lên mức 1275,14 điểm; VN30-Index dừng…
 28/12/2024

Triển vọng tương lai của trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn trong chuỗi cung ứng công nghệ cao toàn cầu, đặc biệt là lĩnh…
 27/12/2024

"Hướng đi nào" cho các nhà đầu tư bất động sản trong năm 2025

Khép lại phiên giao dịch ngày 25/12, VN-Index lên mức 1274,04 điểm (1,09%) tăng 13,68 điểm; HNX-Index…
 26/12/2024

Năm 2025, kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng như thế nào?

Khép lại phiên giao dịch ngày 24/12, VN-Index dừng ở mức 1260, 36 điểm (0,19%) giảm 2,4 điểm; HNX-Index…
 25/12/2024

Dòng tiền của VN-Index đang "ưu ái" cho nhóm cổ phiếu nào?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/12, VN-Index tăng 5,26 điểm (0,42%), lên mức 1262,76 điểm; HNX-Index…
 24/12/2024

Doanh nghiệp sẽ tiếp cận AI như thế nào trong năm 2025?

Sau sự xuất hiện đầy ấn tượng của ChatGPT cách đây hai năm, các doanh nghiệp trên khắp thế giới rất…
 23/12/2024

M&A và IPO (Từ 16/12 - 20/12): VN-Index có khả năng tiếp diễn rung lắc

Kết thúc phiên giao dịch 20/12, VN-Index tăng 2,83 điểm (0,23%), lên mức 1257,5 điểm; HNX-Index giảm…
 21/12/2024

Dự báo mặt bằng lãi suất năm 2025

Đóng cửa phiên phiên giao dịch 19/12, VN-Index dừng ở mức 1254,67 điểm, giảm 11,33 điểm (0,89%); VN30-Index…
 20/12/2024