Toàn sàn có 14 mã tăng trần, 95 mã tăng giá, 771 mã đứng giá, 432 mã giảm giá, 303 mã giảm sàn.
Margin hay đòn bẩy tài chính là việc vay tiền của công ty chứng khoán để đầu tư.
Lợi ích khi dùng dịch vụ margin (đòn bẩy tài chính) là nhà đầu tư có thể mua được số lượng cổ phiếu nhiều hơn so với việc chỉ dùng vốn tự có. Sử dụng margin là cách để tối ưu hiệu suất đầu tư, bởi công cụ này tạo cơ hội để tăng lợi nhuận trong trường hợp thị giá cổ phiếu tăng cao hơn lãi suất vay margin mà nhà đầu tư trả cho công ty chứng khoán.
Trong tháng 7 và 8, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tích cực có thời điểm VN-Index tiến sát ngưỡng 1.300 điểm. Tâm lý nhà đầu tư ổn định trở lại khi nhiều mã chứng khoán bước vào nhịp hồi phục. Do đó, nhu cầu giao dịch ký quỹ của thị trường tăng lên.
Tuy nhiên, nhịp giảm sâu trong tuần cuối cùng của tháng 9 đã lấy đi toàn bộ thành quả của thị trường trong 2 tháng. VN-Index giảm 5,47%, đóng cửa quý III ở 1.132,11 điểm. Đà lao dốc tiếp diễn trong nửa đầu tháng 10, chỉ số từng có lúc về dưới ngưỡng 1.000 điểm.
Dư nợ vay margin tại hầu hết công ty chứng khoán tăng trưởng so với cuối quý II. Tại 30 đơn vị có quy mô cho vay trên 1.000 tỷ đồng, có 4 công ty giảm quy mô cho vay so với cuối tháng 6. Nhiều công ty chứng khoán có quy mô vừa và lớn tiếp tục thiết lập mức đỉnh mới về cho vay ký quỹ trên thị trường.
Tại ngày 30/9, tổng quy mô cho vay margin toàn thị trường là hơn 160.000 tỷ đồng, tăng 15.000 tỷ đồng so với cuối quý II. Quy mô này vẫn thấp hơn khoảng 25.000 tỷ đồng so với vùng đỉnh cuối quý I.
Theo báo cáo công bố, công ty chứng khoán có dư nợ margin trên 10.000 tỷ đồng.
Tại ngày 30/9, Chứng khoán SSI (Mã: SSI) là công ty cho vay margin lớn nhất thị trường với dư nợ 15.387 tỷ đồng, tăng 827 tỷ đồng trong quý II. Đứng thứ hai về margin là Mirae Asset (Việt Nam) với dư nợ 15.105 tỷ đồng. Mức tăng gần 2.900 tỷ đồng của công ty đánh dấu mức tăng lớn nhất thị trường quý vừa qua.
Hai đơn vị khác nâng quy mô cho vay hơn 1.000 tỷ đòng là TCBS và VNDirect, lần lượt đạt 14.907 tỷ đồng và 12.664 tỷ đồng cuối quý III.
Tại nhóm 5 công ty chứng khoán dẫn đầu, duy nhất Chứng khoán HSC (Mã: HCM) giảm quy mô cho vay 300 tỷ đồng, xuống 10.928 tỷ đồng.
Quan sát ở nhóm quy mô vừa và lớn, Chứng khoán VPS cũng giảm quy mô cho vay 800 tỷ đồng trong quý III, xuống 7.953 tỷ đồng.
Một số đơn vị khác đưa dư nợ cho vay margin lên ngưỡng đỉnh lịch sử như Chứng khoán MB (MBS) (6.607 tỷ đồng), KB Việt Nam (5.654 tỷ đồng), VCBS (3.526 tỷ đồng), VPBankS (3.522 tỷ đồng), DNSE (2.365 tỷ đồng), Agriseco (1.784 tỷ đồng), VietinBank Securities (1.779 tỷ đồng), Chứng khoán Dầu khí (1.277 tỷ đồng).
Mức tăng trưởng cho vay margin 300 – 800 tỷ đồng trong quý III ghi nhận tại một số công ty chứng khoán như FPTS (dư nợ 4.350 tỷ đồng), ACBS (3.831 tỷ đồng), Tân Việt (3.098 tỷ đồng), SHS (3.067 tỷ đồng), Phú Hưng (3.052 tỷ đồng), Rồng Việt (2.809 tỷ đồng).
Hai đơn vị giảm nhẹ về dư nợ ký quỹ là Chứng khoán Bảo Việt (2.286 tỷ đồng) và Chứng khoán Tiên Phong (TPS) (1.466 tỷ đồng).
Điểm nhấn trong hoạt động cho vay margin quý III/2022 (đạt xấp xỉ 17,000 tỷ đồng) và đầu quý IV là sự nổi lên của các công ty chứng khoán nước ngoài. Thống kê của FiinTrade ghi nhận 4 CTCK công ty chứng khoán ngoại nằm trong top 20 công ty chứng khoán có số dư nợ cho vay margin lớn nhất (tính đến ngày 21/10/2022).
Với sự hậu thuẫn tài chính hùng hậu từ công ty mẹ, nguồn vốn vay lãi suất rẻ, nhiều công ty chứng khoán ngoại sẵn sàng tăng vốn thêm hàng nghìn tỷ đồng nhằm gia tăng thị phần, mở rộng chi nhánh, cải thiện sản phẩm dịch vụ… Có thể thấy các công ty này đang tăng tốc để cạnh tranh với nhóm công ty chứng khoán nội trong tương lai.
Quay trở lại với câu chuyện đầu tư tháng 11/2022, PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings đang từng bước hiện thực hóa và bật mí dự án vô cùng khả quan gần đây.
Cụ thể, ngày 5/11/2022 tại TP. Hồ Chí Minh, CTCP PGT Holdings đã chính thức có buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược đối với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM.
Với mong muốn tạo động lực cho các vận động viên quần vợt tiềm năng tham gia thi đấu tranh tài trong và ngoài nước, đặc biệt là giải ITF U 18 quốc tế. Qua đó PGT Holdings mong muốn tiếp sức cho các vận động viên sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng rèn luyện, thi đấu do dịch Covid-19. Từ đó, giúp người hâm mộ thể thao có thể tiếp tục thưởng thức các trận đấu đỉnh cao, nâng cao tinh thần rèn luyện thể thao và gắn bó tình đoàn kết Việt Nam - Nhật bản ngày càng sâu đậm.
Bên cạnh đó, PGT Holdings đã thiết lập và vận hành hệ thống NFT thông qua ứng dụng công nghệ lập trình Blockchain dành riêng cho Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM. Từ đó người hâm mộ có thể tương tác bằng cách: mua bán, sở hữu và giao dịch các vật phẩm kỷ niệm kỹ thuật số từ hình ảnh, thương hiệu cá nhân của các cầu thủ tại liên đoàn.
PGT Holdings đang từng bước bổ sung; hoàn thiện vào chuỗi giá trị chiến lược đầu tư, từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp.
Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 10/11/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 2,800 VNĐ.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT.