Toàn sàn có 50 mã tăng trần, 225 mã tăng giá, 807 mã đứng giá, 485 mã giảm giá, và 42 mã giảm sàn.
Trong tuần này có 10 thương vụ M&A được thực hiện.
1. Một cá nhân trở thành cổ đông lớn tại CTCP Đầu tư Tài sản Koji (HOSE: KPF)
Ngày 22/02/2023, bà Lê Thị Như Thanh mua vào gần 3,3 triệu cp KPF, nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,58% lên 9,96%, tương đương hơn 6 triệu cp, qua đó trở thành cổ đông lớn của KPF.
Chốt phiên giao dịch 22/02, giá cổ phiếu KPF dừng tại mức 10,250 đồng/cp. Như vậy, ước tính tổng giá trị thương vụ gần 34 tỷ đồng.
2. Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) thông báo bán 900,000 cp NLG
Ông Cao Tấn Thạch - Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) đăng ký bán ra 900,000 cp NLG với mục đích cân đối tài chính cá nhân.
Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 01-30/03/2023. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của ông Thạch tại Công ty sẽ giảm từ 1,38% xuống còn 1,14%, tương đương gần 4,4 triệu cp. Ước tính ông Thạch có thể thu về hơn 23 tỷ đồng nếu giao dịch thành công.
3. CTCP SAM Holdings (HOSE: SAM) thông báo bán sạch hơn 3,7 triệu cp của CTCP DNP Holdings (HNX: DNP)
CTCP SAM Holdings (HOSE: SAM) đã bán toàn bộ hơn 3,7 triệu cp đang sở hữu tại CTCP DNP Holdings (HNX: DNP) vào ngày 21/02/2023, ước tính thu về gần 88 tỷ đồng.
Số cổ phiếu trên, ứng với 3,12% vốn của DNP, được SAM đăng ký bán toàn bộ trong thời gian từ 02/02-03/03. Mục đích nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư.
4. Phó Chủ tịch CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) thông báo bán hơn 1 triệu cp PDR
Bà Trần Thị Hường – Phó Chủ tịch HĐQT của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) bán gần 1,25 triệu cp trong thời gian 02-31/03/2023 để tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Dự kiến sau giao dịch, bà Hường sẽ giảm sở hữu tại PDR từ 2,7 triệu đơn vị (tỷ lệ 0,4%) xuống còn hơn 1,4 triệu đơn vị (tỷ lệ 0,21%).
5. Quỹ của Dragon Capital thông báo "thoát" 500 ngàn cp của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC)
Một quỹ thuộc Dragon Capital đã bán ra 500 ngàn cp của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) ngày 28/02/2023.
Trước giao dịch, nhóm quỹ Dragon Capital là cổ đông lớn của DGC với tỷ lệ sở hữu 6,01%, tương đương 22.8 triệu cp. Kết phiên ngày 28/02, giá cổ phiếu DGC là 50,100 đồng/cp. Với mức giá này, ước tính quỹ Dragon Capital thu được hơn 25 tỷ đồng sau thương vụ này, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu còn hơn 5,88%, tương đương hơn 22,3 triệu
6. Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HOSE: PLX) thông báo đấu giá cp của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (UPCoM: PGB)
Ngày 28/02/2023, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HOSE: PLX) thông báo sẽ đấu giá công khai 120 triệu cp của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (UPCoM: PGB) tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).
Theo phương án chào bán, Petrolimex sẽ đấu giá 120 triệu cp PGB (cổ phiếu phổ thông và tự do chuyển nhượng), tương ứng 40% vốn điều lệ tại PG Bank, với giá khởi điểm 21,300 đồng/cp.
7. CTCP Lilama 18 (HOSE: LM8) thông báo thoái hết vốn tại CTCP Lilama 18.1
HĐQT CTCP Lilama 18 (HOSE: LM8) thông qua phương án chuyển nhượng gần 40,96% vốn tại CTCP Lilama 18.1. Giá khởi điểm 22,800 đồng/cp.
LM8 sẽ chuyển nhượng 40,96% vốn điều lệ Lilama 18.1, tương ứng với hơn 1 triệu cp. Việc chuyển nhượng vốn sẽ được thực hiện theo phương thức bán đấu giá công khai với mức khởi điểm 22,800 đồng/cp, ước tính thu về gần 23,3 tỷ đồng.
8. CTCP Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital) thông báo đã bán xong cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HOSE: TPB)
CTCP Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital) chính thức không còn là cổ đông của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HOSE: TPB) sau khi bán khớp lệnh toàn bộ 783,322 đơn vị trong thời gian 30/01-23/02, tương đương 0,049% vốn Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Ước tính FPT Capital thu về gần 19 tỷ đồng sau khi thoái hết vốn.
9. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước sở hữu (SCIC) thông báo thoái vốn tại Tổng công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam (Viettronics, UPCoM: VEC)
SCIC bán đấu giá hơn 38,5 triệu cổ phiếu VEC với giá khởi điểm hơn 1066 tỷ đồng. Cụ thể về mức giá khởi điểm, theo công bố SCIC với mức giá khởi điểm là hơn 1066 tỷ đồng cả lô cổ phần, tương đương 27,679 đồng/cổ phiếu.
10. Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) thông báo sẽ chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Masan MEATLife
Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa thông qua việc chuyển giao toàn bộ số lượng cổ phần đang sở hữu tại Công ty Cổ phần Masan MEATLife (MML), cho Công ty Cổ phần Masan Agri_một công ty thành viên của Masan.
Theo Masan, mục đích chuyển nhượng nhằm tái cấu trúc nội bộ trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Việc chuyển giao có thể được thông qua một hoặc nhiều giao dịch phụ thuộc vào nguồn tài chính của tập đoàn, sự phê chuẩn nội bộ và phê chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong tuần này chưa có thông tin về IPO.
"Hứa hẹn gì của thị trường Blockchain trong năm 2023"? hay Nhà đầu tư có nên "Chi mạnh tay" theo khối ngoại, là chủ đề mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm trong tuần này.
Giai đoạn hiện nay, khối ngoại bán ròng liệu nhà đầu tư có nên lo lắng?
Các chuyên gia phân tích cho rằng: Nhiều người bị lo lắng quá về diễn biến của một vài phiên không mang tính đại diện, trong khi hoạt động mua ròng của khối ngoại đã rất ấn tượng. Từ tháng 11/2022, những dòng vốn từ Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc)… vào rất nhiều. Điều đó cho thấy, VN-Index vẫn đang giao dịch ở định giá hấp dẫn P/E 11 lần. Đó là những lí do thu hút dòng tiền ngoại trong khi nhà đầu tư trong nước thời gian qua.
Thêm vào đó, đập tan những lo âu của nhà đầu tư lo lắng bán ròng của khối ngoại, các nhà phân tích cho rằng: "Thực tế, thị trường Việt Nam vẫn mang tính cục bộ với hơn 90% giao dịch đến từ nhà đầu tư trong nước. Khối ngoại chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại có những tác động quan trọng lên xu hướng, do đó rất được giới đầu tư quan sát."
Nhà đầu tư khá quan tâm đến các xu hướng lớn trên thị trường, bao gồm xu hướng của khối ngoại, nhưng việc áp dụng vào thực tế còn liên quan đến từng cổ phiếu cụ thể và các diễn biến thị trường.
"Nhà đầu tư mới thường giao dịch theo khối ngoại và sau một khoảng thời gian không hiệu quả sẽ quay sang chiến lược khác", việc mua bán theo động thái của khối ngoại phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, quan điểm của mỗi nhà đầu tư.
Thay vào đó, nhiều chuyên gia khuyến nghị nên quan tâm nhiều hơn đến quan điểm của các quỹ nước ngoài để có cái nhìn mang tính chất dài hạn và chỉ tham khảo đối với một số quỹ có dòng tiền tương đối ngắn hạn.
Đặc biệt các chuyên gia kinh tế tin rằng động thái của Cục dữ trữ liên quan Mỹ (Fed) còn quan trọng hơn rất nhiều so với động thái của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước sẽ có những phản ứng khi Fed tăng hay giảm lãi suất để kiểm soát tỷ giá và lạm phát. Chẳng hạn, nếu Fed tăng lãi suất thì NHNN cũng sẽ tăng lãi suất hoặc bán dự trữ ngoại hối, từ đó sẽ tác động đến lợi suất trái phiếu và giá cổ phiếu.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, Điều quan trọng hơn việc nâng hạng thị trường mới nổi lúc này là xếp hạng tín nhiệm quốc gia. S&P đánh giá việt nam là BB+ ở dưới mức chuẩn Đầu tư 1 bậc. Nếu Việt Nam được nâng bậc lên hạng Đầu tư tác động sẽ rất tích cực. Không chỉ quốc gia mà các công ty được xếp hạng cũng sẽ giảm được ngay chi phí vay từ 200 - 300 điểm cơ bản. Đấy sẽ là một động lực tăng trưởng rất lớn.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 3/3/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ./