Toàn sàn có 53 mã tăng trần, 348 mã tăng giá, 800 mã đứng giá, 346 mã giảm giá, 68 mã giảm sàn.
Trong tuần này có 9 thương vụ M&A được thực hiện.
1. CTCP Đại học Tân Tạo thông báo đăng ký mua thỏa thuận 10 triệu cp của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA)
CTCP Đại học Tân Tạo, cổ đông lớn thứ hai của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA), đã đăng ký mua thỏa thuận 10 triệu cp ITA từ ngày 20/12/2022-12/01/2023.
Nếu giao dịch diễn ra thành công, tỷ lệ sở hữu của Đại học Tân Tạo tại ITA sẽ tăng từ 13,54% lên 14,61%, tương đương hơn 137 triệu cp. Ước tính Đại học Tân Tạo cần chi hơn 50 tỷ đồng nếu muốn mua thành công số cổ phiếu đã đăng ký.
2. Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX thông báo đã bán xong 80 triệu cp của CTCP Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX)
Trong thời gian từ 14-19/12/2022, Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX đã bán xong 80 triệu cp của CTCP Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX) đăng ký trước đó, theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Sau giao dịch, Đầu tư GEX giảm tỷ lệ sở hữu tại GEX từ 13.3% (gần 113.3 triệu cp) xuống còn 3.91% (33.27 triệu cp). Ước tính, Đầu tư GEX đã thu về khoảng 1,200 tỷ đồng.
3. CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) thông báo thoái vốn khỏi chuỗi Chuk Tea & Coffee
Ngày 16/12/2022, HĐQT CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) đã thông qua quyết định thoái vốn khỏi Chuk Tea & Coffee (tiền thân là Chuk Chuk) - chuỗi cửa hàng F&B từng được Công ty đặt nhiều kỳ vọng hồi đầu năm.
Cụ thể, theo quyết định từ HĐQT, Tập đoàn KIDO sẽ thoái vốn khỏi mảng bán lẻ theo chuỗi cửa hàng của CTCP Đầu tư Thương mại TTV - đơn vị sở hữu chuỗi F&B Chuk Tea & Coffee (tiền thân là Chuk Chuk).
4. Khối ngoại rót tiền mua 25% vốn của CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (HOSE: VPD)
Tại phiên giao dịch sáng 20/12/2022, có hơn 26,6 triệu cp của CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (HOSE: VPD) được khối ngoại mua vào theo hình thức thỏa thuận. VPD đang lưu hành gần 106,6 triệu cp. Như vậy, số cổ phần mà khối ngoại nắm giữ của VPD sau phiên giao dịch này lên tới gần 25%.
5. Một cá nhân trở thành cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HOSE: TTF)
Bà Đinh Thị Kim Dung chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) với tỷ lệ sở hữu tăng lên mức 9,14%, tương đương gần 38 triệu cp.
Trước đó, bà Dung chỉ nắm 1,65% vốn TTF, tương ứng 6,8 triệu cp. Sau khi mua thêm gần 30,8 triệu cp TTF, tổng sở hữu của bà Dung tại Công ty tăng lên mức 37,6 triệu cp, chiếm tỷ lệ 9,14%, chính thức trở thành cổ đông lớn tại TTF.
6. CTCP Xây dựng Hạ tầng CII (CEE) thông báo đăng ký mua 900,000 cp của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB)
CTCP Xây dựng Hạ tầng CII (CEE), tổ chức có liên quan đến ông Lưu Hải Ca - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB), thông báo đăng ký mua thêm 900,000 cp NBB trong thời gian từ 23/12/2022-21/01/2023.
Nếu mua thành công, CEE sẽ nâng sở hữu tại NBB từ 6,43% (6,4 triệu cp) lên 7,33% (7,3 triệu cp). Về mối liên hệ, ông Lưu Hải Ca hiện là Chủ tịch HĐQT NBB và CEE. Cá nhân ông Ca đang nắm giữ 64,000 cp NBB, chiếm tỷ lệ 0,66%.
7. Một cá nhân trở thành cổ đông lớn của CTCP Louis Capital (HOSE: TGG)
Một cá nhân đã mua vào lượng lớn cổ phiếu của CTCP Louis Capital (HOSE: TGG) và trở thành cổ đông lớn tại đây. Cụ thể 16/12, ông Ngô Quang Tuấn mua vào 1 triệu cp TGG, nâng sở hữu tại đây lên mức 2,1 triệu cp, tương ứng 7,69% vốn điều lệ. Ước tính ông Tuấn đã chi ra gần 4 tỷ đồng cho giao dịch này.
8. Phó Chủ tịch CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (HOSE: SBT) thông báo mua thành công 5 triệu cp
Bà Đặng Huỳnh Ức My - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (HOSE: SBT) báo cáo đã mua khớp lệnh thành công 5 triệu cp SBT trong thời gian từ 28/11-19/12/2022.
Sau giao dịch, bà My nâng sở hữu tại SBT từ hơn 100,1 triệu cp (15,39%) lên 112,1 triệu cp (16,14%). Ước tính bà My có thể đã chi gần 68 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch đã đăng ký.
9. Chủ tịch CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) thông báo bán 10 triệu cp HPX
Ông Đỗ Quý Hải - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) vừa đăng ký bán ra 10 triệu cp HPX với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư.
Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh/thỏa thuận từ ngày 27/12/2022-24/01/2023. Nếu thoái bớt vốn thành công, tỷ lệ sở hữu của vị lãnh đạo này tại HPX sẽ giảm còn 19,6% vốn điều lệ.
Trong tuần này chưa có thông tin IPO.
Quay trở lại với thông tin tuần này: "Cơ hội hút vốn trên trường quốc tế" đang được các nhà đầu tư vô cùng quan tâm, đặc biệt nổi bật thông qua "Xếp hạng tín nhiệm" của Dn nói riêng và Quốc Gia nói chung.
Theo đó, đối với thị trường tài chính, thị trường trái phiếu nói chung, hoạt động XHTN sẽ giúp minh bạch thông tin, cung cấp các phân tích, đánh giá có chiều sâu về rủi ro của các chủ thể phát hành công cụ nợ, giảm thiểu sự rủi ro cho nhà đầu tư khi không tiếp cận được đầy đủ, kịp thời thông tin của tổ chức phát hành. Cùng với hoạt động kiểm toán độc lập, hoạt động XHTN sẽ là công cụ hữu hiệu giúp các hoạt động trên thị trường tài chính diễn ra minh bạch, công khai, thúc đẩy thị trường vốn phát triển bền vững hơn, góp phần khơi thông các dòng vốn quan trọng của nền kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp được XHTN, hoạt động XHTN giúp chủ thể phát hành công cụ nợ có thể đa dạng hóa đối tượng nhà đầu tư, nâng cao hình ảnh, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp với công chúng đầu tư, qua đó có mức giá huy động vốn hợp lý trên thị trường. Đồng thời, XHTN cũng thúc đẩy doanh nghiệp được XHTN tuân thủ các quy định pháp lý, tự nâng cao tính minh bạch cũng như cải thiện tình hình tài chính để đạt được mức tín nhiệm ngày càng cao hơn.
Đối với nhóm đối tượng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), kết quả XHTN sẽ giúp nhà đầu tư nhận thức tốt hơn về khả năng tài chính, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp được XHTN cũng như những rủi ro liên quan để có định hướng và ra quyết định đầu tư đúng đắn. Bên cạnh đó, hoạt động XHTN giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thêm một kênh thông tin, chỉ báo, một kênh so sánh để nắm bắt được tình hình thị trường, từ đó có chính sách điều hành phù hợp đối với thị trường tài chính.
Trong năm 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên toàn cầu được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch, Moody's, S&P đánh giá có triển vọng tích cực, với điểm cộng của Việt Nam chính là ở đà tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định vĩ mô, tuy nhiên để có thể nâng xếp hạng tín nhiệm từ mức Đầu cơ lên mức Đầu tư trong 8 năm tới, vẫn còn không ít thách thức. Và S&P mới đây nâng hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam lên BB+.
Chia sẻ thêm về những biến động trong tuần này, ông Kakazu Shogo CEO của PGT Holdings có những chia sẻ cụ thể:
"Nâng hạng xếp hạng tín nhiệm: Phản ánh đánh giá của tổ chức này về sức mạnh kinh tế ngày càng được tăng cường và khả năng chống chịu của Việt Nam trước các cú sốc vĩ mô bên ngoài. Về tiêu chí này, Việt Nam tốt hơn so với các nước cùng mức xếp hạng tín nhiệm, thể hiện hiệu quả chính sách được cải thiện.
Kết quả nâng hạng cũng phản ánh nền tảng tài khóa vững chắc được hỗ trợ bởi chi phí vay được kiểm soát ở mức hợp lý, điều hành chính sách tài khóa cẩn trọng và thanh khoản của danh mục nợ Chính phủ được cải thiện. Điều này cũng cho thấy xu hướng Chính phủ chuyển đổi dần từ vay ưu đãi nước ngoài sang huy động vốn vay trên thị trường trong nước với chi phí thấp và kỳ hạn dài hơn."
Về cơ hội đầu tư trong tuần này, TTCK luôn tiềm ẩn trong khó khăn, tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho những nhà đầu tư giá trị. Họ là những người muốn đầu tư dài hạn, tập trung thời gian và công sức để tìm ra những doanh nghiệp đầu ngành, có bảng cân đối kế toán an toàn, khả năng tạo dòng tiền tốt, nhưng bị các đợt bán tháo của thị trường đẩy xuống dưới giá trị thực.
Bàn về cơ hội đầu tư cụ thể, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trong giai đoạn hiện tại mã PGT trên sàn HNX đang có mức giá tốt, đó là cơ hội để các nhà đầu tư tích lũy dài hạn để sinh lời.
Thông kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 23/12/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ./