Giá bán lẻ điện sinh hoạt được tính theo 6 bậc thang để người tiêu dùng dễ quản lý được hóa đơn theo sản lượng.
Theo đánh giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với nhóm khách hàng sử dụng ở bậc 2 từ 51 kWh - 100 kWh chiếm khoảng gần 14% số hộ sinh hoạt mức tăng khoảng 9,250 đồng/hộ/tháng.
Nhóm khách hàng sử dụng từ 101 kWh - 200 kWh tương ứng bậc 3 chiếm gần 33% số hộ sinh hoạt, đang là nhóm khách hàng lớn nhất có mức tiền điện tăng khoảng 20.150 đồng/hộ/tháng.
Nhóm khách hàng sử dụng điện từ 201 kWh - 300 kWh tương ứng bậc 3 chiếm hơn 19% khách hàng sử dụng điện tăng khoảng 33,950 đồng/hộ/tháng.
Nhóm khách hàng sử dụng điện từ 301- 400 kWh chiếm gần 10% khách hàng sử dụng điện sẽ tăng khoảng 49,250 đồng/hộ/tháng.
Nhóm khách hàng sử dụng điện từ 400 kWh trở lên chiếm khoảng hơn 13% khách hàng sử dụng điện, mức tăng tiền điện khoảng 65,050 đồng/hộ/tháng.
Lý do giá điện tăng lên
Việc điều chỉnh giá điện dựa theo Nghị định 72 của Chính phủ về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được ban hành hồi tháng 3. Theo đó khi chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên, giá điện sẽ được xem xét để thay đổi 3 tháng một lần. Gần nhất giá điện được điều chỉnh vào 11/10/2024, duy trì từ đó cho đến nay. Như vậy, sau 8 tháng giá mới được thay đổi và đây là lần tăng đầu tiên trong năm nay.
Được biết trong năm 2024 điện sản xuất và mua vào của EVN tương đương 33,6 tỉ kWh, chủ yếu từ nguồn điện ở giá thành cao.
Theo đó, tỉ trọng thủy điện liên tục giảm và đến mức giới hạn, trong khi nguồn điện khí và nhiệt điện than, điện chạy dầu có giá thành cao hơn so với nguồn giá rẻ. Đặc biệt khi năm nay biến động thời tiết, suy giảm khiến nguồn thủy điện giảm so với năm 2024 là gần 7 tỷ kWh, nhiệt điện than tăng trưởng nhiều ở phân khúc dùng than nhập khẩu, giá thành than thế giới 2021 - 2023 tăng do biến động tăng địa chính trị.
Điều này dẫn tới 4 tháng đầu năm 2025 chi phí cho than nhập khẩu, khí và dầu tiếp tục tăng. Vì vậy, trên cơ sở kế hoạch vận hành, EVN đã thường xuyên thực hiện rà soát, tính toán và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh giá điện.
"Việc điều chỉnh cân nhắc kỹ chi phí đầu vào, chi phí biến động, khả năng chi trả của người dân và doanh nghiệp để tìm điểm trung hòa giữa các yêu cầu. Vì với trách nhiệm đảm bảo cung ứng điện thì EVN cũng phải có trách nhiệm đảm bảo nền kinh tế có sức cạnh tranh và an sinh xã hội. Mức tăng 4,8% là tương đối phù hợp"
Theo tính toán của EVN, mỗi hộ gia đình sẽ phải trả thêm 4,350-62,150 đồng/tháng khi giá điện tăng thêm 4,8% từ ngày 10/5.
Hộ nghèo vẫn được hỗ trợ bằng tiền tương ứng 30 kWh, tương đương 59,520 đồng/tháng. Hộ chính sách có lượng điện không quá 50kWh/tháng cũng được hỗ trợ tương đương. Chính sách này nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách, giúp đảm bảo an sinh xã hội.
Về cơ cấu nguồn điện năm 2025, nguồn thủy điện với giá thành thấp chỉ cung cấp được khoảng 25% sản lượng toàn hệ thống; còn lại 75% sản lượng hệ thống được cung cấp từ các nguồn điện có giá thành cao như nhiệt điện than, khí, dầu, năng lượng tái tạo...
Đối với sản lượng điện tăng thêm của hệ thống về cơ bản phải huy động từ các nguồn điện có giá thành cao như: nguồn nhiệt điện chạy dầu, nguồn nhiệt điện tuabin khí hoá lỏng (LNG) và nguồn nhiệt điện than nhập khẩu. Bên cạnh đó trong thời gian qua tỷ giá ngoại tệ (USD) diễn biến khó lường, tăng cao. Điều này làm ảnh hưởng đến chi phí khâu phát điện, nơi chiếm tỷ trọng khoảng 83% trong giá thành sản xuất điện.
Với việc điều chỉnh tăng như vậy, các hộ dân sử dụng điện ở mức trung bình trở lên, cửa hàng kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất, việc điều chỉnh thói quen và cách sử dụng điện trở thành yêu cầu cấp thiết. Bởi chỉ một thay đổi nhỏ vào ngày hôm nay, có thể tiết kiệm hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu đồng chi phí mỗi tháng.
Doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục nắm bắt cơ hội để phát triển kinh doanh
PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đã và đang triển khai dự án "Ecomo: Công nghệ xanh giúp tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường". Với mục tiêu luôn cung cấp các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường, giảm thiểu khí thải nguy hại.
Công nghệ Ecomo hoạt động như một chất xúc tác giúp đốt cháy hiệu quả hơn, giảm lượng khí thải độc hại phát ra từ ống xả, tạo ra hiệu suất tương đương với lượng nhiên liệu sử dụng ít hơn. Có thể sử dụng cho các máy móc thiết bị trong lĩnh vực, thiết bị gia dụng, giao thông vận tải, xây dựng hạ tầng, khai thác… giúp giảm chi phí vận hành và góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại của khí thải.
Quay trở lại TTCK, chốt phiên giao dịch ngày 13/5, VN-Index tăng 10,17 điểm (0,79%), lên 1293,43 điểm. HNX-Index tăng 1,89 điểm (0,87%), lên 217,93 điểm. UpCoM-Index tăng 0,96 điểm (1,03%), lên 94,55 điểm.
Khép lại phiên giao dịch ngày 12/5/2025, mã PGT đóng cửa với mức giá 10,100 VNĐ./