Bạn đã hiểu đúng về tài sản ròng hay chưa? Tài sản ròng là thuật ngữ tài chính được nhắc đến khá nhiều với nhà đầu tư chứng khoán, tài sản ròng giúp đánh giá cơ hội tiềm năng của mã cổ phiếu đó. Vậy tài sản ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính tài sản ròng trong chứng khoán như thế nào?
 Ngày đăng: 05/10/2022

Thuật ngữ tài sản ròng và giá trị tài sản ròng được nhắc đến khá nhiều trong báo cáo tài chính, đầu tư chứng khoán. Hiểu rõ về tài sản ròng là gì sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp hiệu quả.

Tài sản ròng là tài sản của một chủ thể (cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước, quốc gia…). Trong đó, tài sản ròng bao gồm tất cả những tài sản hiện có của chủ thể trừ đi các khoản nợ của chủ thể đó. Tài sản ròng có thể là: Tiền mặt, bất động sản, nhà xưởng, máy móc, công nghệ, các khoản đầu tư… Các khoản nợ của chủ thể có thể là: Nợ vay ngân hàng, nợ trả góp, nợ mua xe/nhà đất…

Tài sản ròng là yếu tố quan trọng thể hiện chính xác nhất về tình hình tài chính của chủ thể. Với một doanh nghiệp, doanh thu có thể lớn, nhưng sẽ không phản ánh chính xác được tình hình tài chính. Tài sản ròng mới là yếu tố cốt lõi, giúp đánh giá chính xác thực trạng kinh tế, tiến độ kinh doanh của công ty.

Giá trị tài sản ròng (Net Worth) là kết quả khi lấy tất cả các giá trị tài sản chủ thể đang nắm giữ, trừ đi tất cả các khoản nợ chưa được thanh toán. Net Worth là toàn bộ những gì còn lại của chủ thể sau khi đã trừ đi các khoản nợ.

Các loại tài sản ròng trong doanh nghiệp 

Phân loại tài sản ròng doanh nghiệp sẽ giúp việc tính toán chính xác và quản lý hiệu quả hơn. Dưới đây là các loại tài sản ròng trong doanh nghiệp bạn cần nắm rõ:

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là loại tài sản có thời gian sử dụng thấp, thường dưới 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh. Giá trị tài sản ngắn hạn thường khá thấp, thường xuyên thay đổi hình thái trong quá trình sử dụng.

Tài sản ngắn hạn bao gồm các loại cụ thể như: Tiền và tài sản tương đương tiền, khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn đang bị các đơn vị và tổ chức khác chiếm dụng, các khoản ký quỹ…

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn là có thời gian sử dụng dài trên 12 tháng, được dùng trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị tài sản dài hạn thường khá lớn, ít thay đổi hình thái trong quá trình sử dụng, vận hành. Tài sản dài hạn cụ thể có thể được xác định dưới các hình thái:

Tài sản cố định: Loại tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài hơn 12 tháng. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu trình kinh doanh và bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng. Luật kinh tế có quy định rõ ràng về điều kiện đánh giá tài sản cố định. Hiện nay, có 2 loại tài sản cố định chính: Tài sản cố định hữu hình (nhà cửa, thiết bị, máy móc, nhà xưởng…) và tài sản cố định vô hình (bản quyền, quyền sử dụng đất, giấy phép khai thác…).

Đầu tư tài chính dài hạn: Khoản đầu tư bên ngoài với mục đích kiếm lời trong dài hạn (đầu tư liên kết, liên doanh, cho vay dài hạn…).

Bất động sản đầu tư: Khoản đầu tư nhà đất với mục đích kiếm lời của doanh nghiệp.

Các khoản phải thu dài hạn: Tài sản đang bị đơn vị khác chiếm dụng, nắm giữ với thời gian trên 1 năm.

Tài sản dài hạn khác có thể kể đến các khoản ký cược dài hạn, chi phí trả trước dài hạn…

Cách tính tài sản ròng trong đầu tư chứng khoán

Dựa trên giá trị tài sản ròng, nhà đầu tư đánh giá được tiềm năng và rủi ro của mã cổ phiếu. Nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán cần phải biết cách tính tài sản ròng để định giá mã cổ phiếu có tiềm năng hay không.

Hiện nay, tài sản ròng trong chứng khoán có thể được xác định theo 2 cách:

Tính tài sản ròng dựa trên giá trị thị trường

Lúc này, giá trị tài sản ròng sẽ được xác định bằng tổng giá trị tất cả các loại tài sản (Cổ phiếu, đất đai, bất động sản, tài sản cố định, hàng hóa…) trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá trị tài sản ròng được xác định tại thời điểm định giá chứng khoán. Với cách tính dựa trên giá trị thị trường, cần xác định cho từng loại tài sản riêng biệt.  

Công thức tính giá trị tài sản ròng dựa trên giá trị thị trường:

photo-1664888894441

Trong đó:

NAV là tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp xác định theo giá trị thị trường. 

i là loại tài sản doanh nghiệp hiện có

n là tổng số tài sản doanh nghiệp

Pi là giá trị thị trường của tài sản doanh doanh nghiệp.

Tính tài sản ròng dựa trên sổ sách

Nhà đầu tư cũng có thể tính giá trị tài sản ròng dựa trên số liệu sổ sách tài chính mà doanh nghiệp cung cấp. Với công thức tính giá trị tài sản ròng như sau:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản hiện có – Tổng nợ chưa trả

Nhà đầu tư cần tính được tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp, dựa trên báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán. Trong đó:

Tổng tài sản doanh nghiệp có thể có bao gồm: Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tiền đầu tư, các khoản thu ngắn hạn và dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư…

Các khoản nợ phải trả của công ty có thể bao gồm: Nợ ngắn hạn (Thuế, tiền lương người lao động, nợ ngắn hạn khác…) và nợ dài hạn (nợ đối tác dài hạn, vay nợ ngân hàng dài hạn, giá trị cổ phiếu ưu đãi…).

Ý nghĩa của tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng là thước đo khả năng tài chính của một chủ thể, doanh nghiệp hay một đất nước. Xác định tài sản ròng giúp chủ thể nắm được tình hình kinh tế, tài chính từ đó có chiến lược và kế hoạch phù hợp.

Xác định giá trị tài sản ròng âm, cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả. Việc quản lý công nợ chưa tốt, dẫn đến lỗ lũy kế vượt quá số vốn chủ sở hữu hiện có. Lúc này, doanh nghiệp cần có sự thay đổi trong cơ cấu quản lý để cải thiện tình hình tài chính và kinh doanh.

Đối với các đối tượng (nhà đầu tư, ngân hàng, đối tác…) dựa trên giá trị tài sản ròng để đánh giá tiềm lực của một doanh nghiệp, mã chứng khoán. Giá trị tài sản ròng tốt, dương liên tục cho thấy hoạt động kinh doanh tốt, đáng đầu tư.

Dựa vào báo cáo tài chính, các chỉ số doanh nghiệp và tài sản ròng hiện có, để doanh nghiệp có kế hoạch với nghĩa vụ nợ phù hợp.

Thuật ngữ tài sản ròng không chỉ quan trọng với các doanh nghiệp mà còn cần thiết với người chơi tham gia thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư cần hiểu về đặc điểm và bản chất của tài sản ròng là gì? Từ đó tính toán được giá trị tài sản ròng và định giá doanh nghiệp một cách chính xác nhất.

Doanh nghiệp Việt Nam chinh phục những giai đoạn khó khăn của TTCK:

Chia sẻ về góc nhìn dài hạn của TTCK đặc biệt là mã PGT, CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ:

"Nền kinh tế và các cổ phiếu Việt Nam khi đã được chiết khấu một cách tương đối có thể trở thành một trong những điểm trú ẩn của dòng tiền. Đây cũng chính là lý do dòng tiền nước ngoài đã bắt đầu giải ngân dần trở lại. Khi nền kinh tế tiếp tục duy trì yếu tố tăng trưởng như vậy, với góc nhìn dài hạn hơn trong TTCK, đó vẫn là một cơ hội rất tuyệt vời ở thị trường Việt Nam.

Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn.

photo-1664888896883

Những bước đi chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn của PGT HOLDINGS:

Trong năm 2022, với những dự án đang được triển khai vô cùng hiệu quả trong bối cảnh hiện nay, PGT Holdings ngày càng khẳng định vai trò cầu nối, hợp tác cùng phát triển bên các đối tác toàn cầu.

CTCP PGT Holdings ký kết hợp đồng với CT TNHH IT-Communications Việt Nam

Sự kiện PGT HOLDINGS đã ký kết hợp tác chiến lược với IT-Communications Việt Nam như một nền tảng vững chắc trong hoạt động số 4.0 của PGT Holdings. Hoạt động trong nhiều lĩnh vực và đa quốc gia hệ thống Call Center của IT-Communications Việt Nam sẽ được sử dụng hiệu quả trong việc kinh doanh trong nước và nước ngoài của các công ty khách hàng.

photo-1664888900558

Thông qua sự hợp tác của hai công ty, bắt nhịp với xu thế quản lý và phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn số hoá mới của các công ty Việt Nam và công ty nước ngoài, góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ bằng cách đẩy mạnh kinh doanh và dịch vụ khách hàng hướng đến các công ty Nhật Bản cho các công ty khách hàng tại Việt Nam của đôi bên.

PGT Holdings hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow".

Cụ thể, PGT Holdings bắt tay hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.

photo-1664888903075

Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

PGT Holdings hợp tác cùng đối tác chiến lược thực hiện IPO trên sàn Nasdaq ở Hoa Kỳ.

PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.

Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

photo-1664888906464

Cụ thể, PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam. Tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 04/10/2022, VN-Index giảm 8,3 điểm (0,76%) 1.078,14 điểm, HNX-Index giảm 2,56 điểm (1,07%) 235.61 điểm, UPCoM-Index giảm 0,38 điểm (0,46%) 82,36 điểm.

photo-1664888910336

Khép lại phiên giao dịch ngày 04/10/2022, mã PGT trên sàn HNX đang giao dịch trong khoảng giá 4,100 – 10,000 VNĐ.

Hồ sơ doanh nghiệp

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Do đó, thông qua "Chuỗi giá trị" từ doanh nghiệp, PGT Holdings là một gợi ý vô cùng tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân trong dài hạn để sinh lời. Với những tầm nhìn chiến lược cùng những bước đi đầy vững chắc và kinh nghiệm hoạt động trong đa lĩnh vực trên toàn cầu, PGT sẽ giúp các nhà đầu tư/ doanh nghiệp Việt Nam mở ra những cơ hội mới tối ưu chi phí và khách hàng tiềm năng.

Bài viết liên quan

M&A và IPO (Từ 22/4 - 26/4): Nhà đầu tư tránh mua đuổi cổ phiếu

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/4, VN-Index tăng 4,55 điểm (0,38%), lên mức 1209,52 điểm; HNX-Index…
 27/04/2024

Hàng loạt dự án bất động sản đã được tháo gỡ những nút thắt

Kết phiên ngày 25/04, VN-Index giảm 0,64 điểm (0,05%) đứng ở mức 1204,97 điểm với 293 mã giảm, 166 mã…
 26/04/2024

Giải pháp kích cầu đầu tư tư nhân, phát triển kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 28.21 điểm (2,4%), lên mức 1205,61 điểm; HNX-Index tăng 5,24…
 25/04/2024

Bứt phá của doanh nghiệp nhờ chuyển đổi số

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/4, VN-Index giảm 12,82 điểm (1,08%) còn 1177,4 điểm với 360 mã giảm,…
 24/04/2024

Có nên "bắt đáy" cổ phiếu trong tuần này

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/4, VN-Index tăng 15,37 điểm (1,31%), lên mức 1190,22 điểm; HNX-Index…
 23/04/2024

Phát triển thương mại điện tử phải đảm bảo an toàn

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/4, VN-Index giảm 18,16 điểm (1,52%), về mức 1174,85 điểm; HNX-Index…
 22/04/2024

M&A và IPO (Từ 15/4 - 19/4): Chờ đợi Vn-Index hồi phục

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/4, VN-Index giảm 18,16 điểm (1,52%), về mức 1174,85 điểm; HNX-Index…
 20/04/2024

Tăng trưởng xanh phát triển bền vững là yêu cầu và xu thế

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index giảm 22,67 điểm (1,86%), về mức 1193,01 điểm; HNX-Index…
 19/04/2024

Niềm tin dần trở lại với thị trường bất động sản trong thời gian tới

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index giảm 22,67 điểm (1,86%), về mức 1193,01 điểm; HNX-Index…
 18/04/2024

Triển vọng thị trường Fintech Việt Nam

Đóng cửa phiên phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index dừng ở mức 1215,68 điểm, giảm 0,93 điểm (0,08%) trong…
 17/04/2024

Thị trường chứng khoán đang diễn biến như thế nào?

Kết phiên giao dịch ngày 15/4, chỉ số VN-Index đã dừng ở mốc 1216,16 điểm với mức giảm gần 60 điểm (59,99…
 16/04/2024

Thị trường có rủi ro điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 4

Chỉ số VN-Index kết phiên giao dịch ngày 12/4, tăng 18,40 điểm, đạt 1276,6 điểm. Độ rộng của thị trường…
 15/04/2024