Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt của người dân. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, ngành điện Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Tăng trưởng ngành điện trong năm 2023
Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện vẫn duy trì ở mức ổn định và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR - Compounded Annual Growth Rate) của sản lượng điện toàn hệ thống trong giai đoạn 2013 - 2023 lên đến 8,18%.
Tuy nhiên, khi quan sát đồ thị bên dưới, chúng ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm gần đây lại cao hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng điện. Điều này cho thấy nguy cơ thiếu điện vẫn tiếp tục hiện hữu, nếu không có những giải pháp nhằm tăng công suất nguồn trong thời gian tới.
Tập trung phát triển điện khí và điện gió
Theo Quy hoạch điện VIII của Chính Phủ, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng công suất đặt các nguồn điện đến 2030 là 150.48 GW (gần gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay, khoảng 80 GW). Trong đó, tổng công suất các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới là 30,424 MW (khí trong nước 10 dự án với tổng công suất 7,900 MW và LNG có 13 dự án với tổng công suất 22,824 MW); Tổng công suất các nguồn điện gió ngoài khơi khoảng 6,000 MW và có thể tăng lên trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Mục tiêu đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30.9 - 39.2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47%. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%.
Theo quy hoạch trên, điện gió và điện khí sẽ được tập trung phát triển cho giai đoạn 2023 - 2030. Tỷ trọng cơ cấu nguồn điện lần lượt của điện gió và điện khí 2030 đạt 18% và 25% (so với cơ cấu nguồn điện năm 2023 lần lượt là 6% và 11%.
Xét riêng nhiệt điện khí, tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) được dự báo sẽ đạt mức 22%/năm và đóng góp gần 25% vào tổng công suất nguồn điện của năm 2030. Tỷ trọng này cao thứ hai trong cơ cấu nguồn điện năm 2030 và chỉ đứng sau năng lượng tái tạo là 27%. Đến giai đoạn 2030 - 2050, phát triển điện khí tiếp tục được duy trì nhưng sẽ chuyển dần từ nhiên liệu LNG sang Hydro.
Chi phí đầu tư năng lượng tái tạo giảm dần trong tương lai
Điểm sáng tích cực của mảng năng lượng tái tạo. Xét về dài hạn, chính sách giá chuyển tiếp hiện tại vẫn là cơ hội cho các dự án năng lượng tái tạo chưa kịp đưa vào vận hành. Ngoài ra, đây cũng là tiền đề để Bộ Công Thương đưa ra chính sách giá chính thức để phát triển nguồn điện sạch, giảm phát thải như Việt Nam đã cam kết trong cuộc họp COP 26 và mục tiêu đề ra trong Quy hoạch điện VIII.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ về dự án tiết kiệm điện. Cụ thể bật mí về thông tin dự án : Đó là một thiết bị tiết kiệm điện làm giảm 3-15% sử dụng điện. Bằng cách sử dụng thiết bị để tiết kiệm điện, giảm lượng khí CO2 thải ra khi đốt nhiên liệu hóa thạch (trong quá trình sản xuất điện) và góp phần ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu. Dễ dàng lắp đặt và có tuổi thọ thiết kế nhiều năm.
Khép lại phiên giao dịch ngày 29/3/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 4,000 VNĐ./