Trên sàn Hà Nội, chốt phiên, HNX-Index dừng ở mức 227,49 điểm, nhích 0,67 điểm (0,3%); HNX30-Index tăng 2,29 điểm (0,47%), lên mức 488,22 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 1,000 tỷ đồng.
Kinh tế xanh, tăng trưởng xanh là chiến lược để phát triển bền vững thông qua kết hợp giữa tiến bộ công nghệ, đổi mới sáng tạo xanh tại doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Thực tế đã chứng minh, tăng trưởng xanh giúp đạt được mục tiêu kép về phát triển kinh tế và hạn chế tác hại đến môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững...
Đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế số và kinh tế xanh thông qua thúc đẩy ứng dụng công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, phát triển các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng trong sản xuất. Tuy nhiên, hiện nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế số và kinh tế xanh.
Vai trò của đội ngũ công nghệ đóng vai trò như một chìa khóa hay là một yếu tố đầu vào để thúc đẩy cho quá trình phát triển kinh tế số; từ đó là nền tảng để cho kinh tế xanh phát triển và ứng dụng được. Thực tế Việt Nam chủ yếu tập trung vào đổi mới công nghệ ở mức độ ứng dụng các nguồn sẵn có, còn nếu như chúng ta nghiên cứu tạo ra công nghệ lõi công nghệ mới, công nghệ nguồn thì vẫn còn hạn chế.
Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa là cái lõi của đội ngũ công nghệ thực hiện quá trình chuyển đổi số chuyển đổi xanh, song, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn với hơn 97% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp vừa doanh nghiệp lớn hạn chế.
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ về kinh tế xanh, chuyển đổi xanh. Đây chính là yếu tố quan trọng, tiên phong quyết định hướng đi "xanh" của nền kinh tế. Từ đó, làm cơ sở để xây dựng chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư, triển khai các chương trình dự án xanh.
Kinh tế số và kinh tế xanh là xu hướng tất yếu và con đường để Việt Nam đột phá, hướng tới phát triển bền vững. Kinh tế số và kinh tế xanh sẽ giúp Việt Nam sớm trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào 2045. Vì thế, cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ, cụ thể để thực hiện hóa mục tiêu này.
Thực tế triển khai áp dụng của một số doanh nghiệp
Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.
Đặc biệt, sự kiện từ ngày 19/3 -23/3, CTCP PGT HOLDINGS đã tổ chức thành công hội nghị xúc tiến thương mại 'Việt Nam - Điểm đến đầu tư đầy tiềm năng" năm 2024 với sự tham dự của hơn 22 nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Trong đó nổi bất với lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bất động sản… Các nhà đầu tư tiềm năng đã thăm các công ty trong VN30 và được đi tham quan trải nghiệm những địa điểm nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
Cụ thể tại TP. HCM, các nhà đầu tư Nhật Bản được tham quan và tham gia chia sẻ các thông tin về môi trường đầu tư Việt Nam, khẳng định Việt Nam đang là điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp toàn cầu, trong đó thị trường chứng khoán đã phát huy vai trò tích cực, là kênh dẫn vốn trong trung và dài hạn quan trọng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM)_Vinamilk, Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC), CTCP Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS), Công ty TNHH Chứng khoán Maybank, CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC)... và các doanh nghiệp uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Tại Đà Nẵng, các nhà đầu tư Nhật Bản được tham quan và tham gia chia sẻ các thông tin về môi trường đầu tư tại Thành phố Đà Nẵng. Có thể nói, nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm tới Đà Nẵng, sự hiện diện của nhiều dự án tại Đà Nẵng cũng như quan hệ kết nối hữu nghị lâu nay đã chứng tỏ Đà Nẵng là địa chỉ hấp dẫn đối với nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng được tham gia trải nghiệm tại Bà Nà Hills, khách sạn Mikazuki, phố cổ Hội An…
Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:
SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.
SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Khép lại phiên giao dịch ngày 2/5/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,700 VNĐ./