Vốn đầu tư mạo hiểm “ bùng nổ” nhờ vào trí tuệ nhân tạo
Năm nay (2024), doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo nhận tới 42% vốn đầu tư mạo hiểm. So với con số 36% của năm ngoái và 22% của năm 2022. 2 năm sau khi AI bùng nổ, sự hứng khởi của các nhà đầu tư với công nghệ mới này vẫn chưa có điểm dừng.
Phân tích về số liệu này, hãng PYMNTS bình luận, vốn đầu tư mạo hiểm tại Mỹ đã chuyển hướng sang các công ty trí tuệ nhân tạo với tốc độ chưa từng có.
Vẫn biết dòng vốn này luôn hướng tới các ngành công nghiệp mang tính đột phá, nhưng mức độ đồng nhất trong một lĩnh vực như thế này là chưa có tiền lệ. Giờ vẫn đang ở giai đoạn rất sớm trong chu kỳ ứng dụng AI.
Không phải mọi dự án mạo hiểm đều thành công, tờ Medium cảnh báo. Bất kỳ sự đổi mới nào, thất bại là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, nhu cầu ổn định và khả năng sinh lời là chỉ dấu về chu kỳ tăng trưởng ổn định hơn so với những cơn số đầu cơ trong quá khứ.
Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng các khoản đầu tư mạo hiểm vào AI ngày nay sẽ khác với thời kỳ bong bóng dotcom của những năm 90. Bởi thay vì chạy theo xu thế, các khoản đầu tư này dựa trên thực tế nhu cầu thị trường và khả năng ứng dụng với tiềm năng có thể tái định hình các ngành công nghiệp và thay đổi cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.
Thúc đẩy nền kinh tế thời vụ
Các chuyên gia dự đoán rằng, AI sẽ sớm đóng vai trò quan trọng trong lực lượng lao động. Đến năm 2025, AI tạo sinh có thể thay thế một số nghề nghiệp toàn thời gian, kéo theo sự giảm bớt các công việc truyền thống, đồng thời gia tăng sự phụ thuộc vào lao động hợp đồng và tự do.
Theo các chuyên gia dự đoán, nhiều công ty sẽ dựa vào lao động thời vụ để hoàn thành các công việc phụ, và AI sẽ thúc đẩy thêm nhiều người tham gia vào nền kinh tế thời vụ. “Nền kinh tế thời vụ có thể sẽ phát triển, cùng với đó ngày càng nhiều người lựa chọn làm việc tự do hoặc theo hợp đồng ngắn hạn"
Tiếp cận thận trọng hơn
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều trở ngại trước khi AI được triển khai rộng rãi. Ban đầu, các ứng dụng chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như phát triển phần mềm, tự động hóa dịch vụ khách hàng và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Nhưng ngay cả trong những lĩnh vực này, việc đảm bảo AI hoạt động ổn định là một thách thức lớn.
Các doanh nghiệp cần xây dựng nhiều lớp bảo mật, bao gồm cả “guardian agents” (AI giám sát) để theo dõi và kiểm soát các hành động của AI nhằm tránh sai sót hoặc hành vi không mong muốn. Khi các tổ chức triển khai hàng ngàn AI, việc quản lý và giám sát chúng trở thành một vấn đề phức tạp, đòi hỏi các nền tảng mới chỉ để giám sát.
Ngoài ra, những hạn chế nội tại của công nghệ AI cũng là rào cản lớn. Các vấn đề phổ biến như “ảo giác” (hallucinations) hoặc đầu ra không nhất quán của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) càng trở nên nghiêm trọng hơn khi AI được trao quyền hành động độc lập.
Với những tiềm năng và rủi ro từ AI, các công ty phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc đổi mới, thận trọng và những chi phí đầu tư công nghệ. Sẽ cần một thời gian để thị trường cân đối lại tất cả chi phí và lợi ích này, đặc biệt giữa thời điểm các doanh nghiệp còn đang dè dặt đầu tư vào công nghệ.
Các doanh nghiệp đang nỗ lực phát triển
Chiến lược phát triển của các doanh nghiệp công nghệ hiện nay tiếp tục dựa trên nền tảng “kiềng ba chân” vững chắc tương ứng với: tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D); nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên truyền thông; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp công nghệ hiện nay, công ty CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS)_ công ty con của PGT Holdings (HNX: PGT). PGT Holdings doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT Holdings đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.
PGT Holdings đang từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp (trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin). PGTS được hỗ trợ xây dựng để trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.
Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…
Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.
Khép lại phiên giao dịch ngày 20/12/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,700 VNĐ./