Toàn sàn có 91 mã tăng trần, 508 mã tăng giá, 793 mã đứng giá, 194 mã giảm giá, 31 mã giảm sàn.
Thấy gì từ động thái mua ròng của khối ngoại nửa cuối tháng 11?
Sau thời gian bán tháo nửa đầu tháng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối tháng 11, giúp chỉ số VN-Index tăng gần 2% so với tháng trước đó.
Bên cạnh sự kỳ vọng vào các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, việc các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh mẽ được cho là nhân tố chính giúp thị trường chứng khoán hồi phục trong khoảng thời gian này.
Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11/2022, chỉ số VN-Index đạt 1048,42 điểm, tăng gần 2% so với tháng 10 và giảm hơn 30% so với cuối năm 2021; VN30 đạt 1049,21 điểm, tăng 2,18% so với tháng 10 và giảm 31,68% so với cuối năm 2021.
Một số ngành ghi nhận mức tăng được thể hiện tại các chỉ số như ngành nguyên vật liệu (VNMAT) tăng 6,5%; ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (VNCONS) tăng 4,37%; ngành năng lượng (VNENE) tăng 2,23%.
Ngược lại, ngành hàng tiêu dùng (VNCOND) ghi nhận giảm 7,72%; ngành bất động sản (VNREAL) giảm 5,37%; ngành công nghiệp (VNIND) giảm 3,06%.
Thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 11 ghi nhận giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 11.443 tỷ đồng (giảm nhẹ so với tháng trước nhưng không đáng kể) và 693,45 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng 26,51% về khối lượng bình quân so với tháng 10.
Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong tháng đạt 15,25 tỷ cổ phiếu với giá trị giao dịch đạt 251.765 tỷ đồng, lần lượt tăng 32,53% về khối lượng và 4,7% về giá trị giao dịch so với tháng 10.
Đáng chú ý, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng đạt trên 64,028 tỷ đồng, chiếm hơn 12,71% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường.
Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện mua ròng trong tháng với giá trị hơn 11,693 tỷ đồng. Đây là một trong những nhân tố chính giúp VN-Index hồi phục sau khi giảm sâu xuống gần 874 điểm vào giữa tháng 11.
Theo thống kê của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam gần 6,614 tỷ đồng (283 triệu USD) trong quý 1 năm 2022 sau khi căng thẳng chính trị Nga-Ukraine leo thang chiến tranh và Fed bắt đầu nâng lãi suất.
Sau đó, khối ngoại dần quay lại tích cực hơn kể từ tháng 4 và mua ròng mạnh trong đợt giảm giá sâu của thị trường chứng khoán vào tháng 11.
Tính chung, khối ngoại đã mua ròng khoảng 6,821 tỷ đồng trên cả 3 sàn trong 11 tháng năm 2022. Đa phần hoạt động mua vào được yểm trợ bởi 11.421 tỷ đồng dòng vốn ETF (chủ yếu từ VNDiamond ETF và Fubon ETF) đổ vào thị trường.
Tỷ trọng giá trị giao dịch của khối ngoại đã tăng mạnh từ 6,2% đầu năm 2022 lên 14,8% trên tổng giá trị giao dịch thị trường vào cuối tháng 11/2022.
"Chúng tôi cho rằng tín hiệu đạt đỉnh của cả lạm phát toàn cầu lẫn lãi suất của Mỹ sẽ kích thích khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm câu chuyện tăng trưởng cao từ những thị trường mới nổi. Ngoài ra, việc thất thế gần đây của các cổ phiếu công nghệ cũng đã dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư sang các hoạt động kinh doanh truyền thống. Đây cũng là bản chất của thị trường chứng khoán Việt Nam, nơi ngân hàng, bất động sản, điện lực, tiêu dùng chiếm ưu thế về vốn hóa," báo cáo phân tích của VN-Index nhận định.
Các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) cũng cho rằng mặt bằng định giá thị trường PE xấp xỉ 10 lần, thấp hơn so với trung bình quá khứ và các nước trong khu vực cùng với tín hiệu mua ròng mạnh từ khối ngoại cho thấy triển vọng dài hạn cho thị trường Việt Nam.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang trong quá trình tạo đáy, đây là thời điểm phù hợp để tích lũy dần các khoản đầu tư dài hạn.
Nhà đầu tư nên lựa chọn những cổ phiếu đầu ngành có mức định giá P/E, P/B ở vùng thấp so với lịch sử, ưu tiên các doanh nghiệp không có tính chu kỳ hoặc đang được khối ngoại mua ròng.
Gần như xác nhận đáy ngắn hạn
Sau phiên điều chỉnh ngày 1/12 thị trường tiếp tục đà tăng mạnh mẽ trong phiên cuối tuần, ghi nhận khối lượng giao dịch cả tuần trên 5,2 tỷ cổ phiếu. Có thể nói, đây là tuần có khối lượng giao dịch lớn thứ 2 trong lịch sử thị trường.
"Với tuần bùng nổ vừa qua, VN-Index đã chính thức phá vỡ xu hướng điều chỉnh xuống trung hạn (kéo dài từ tháng 8 đến nay_hết tháng 11) một cách thuyết phục. Đà hồi phục đi cùng với khối lượng giao dịch tăng đột biến, thể hiện thị trường vận động tích cực. Điều quan trọng, thị trường chứng khoán đã gần như xác nhận đáy trung hạn và trạng thái vận động trong thời gian tới sẽ trở nên tích cực hơn," ông Thắng đánh giá.
Tuy nhiên, vẫn khá thận trọng và cho rằng chưa thể xác nhận thị trường sẽ tạo ra xu thế tăng trưởng mới. Bởi, trạng thái hồi phục mang tính kỹ thuật nhiều hơn do giai đoạn giảm mạnh vừa qua có phần quá đà.
Khu vực VN-Index 1.000 điểm vừa là ngưỡng hỗ trợ tâm lý đồng thời là vùng thị trường đã tích lũy rất tin cậy trước thời điểm đại dịch COVID-19. Vì vậy, việc VN-Index thủng ngưỡng hỗ trợ này trong trạng thái tâm lý hoảng loạn trước đây là trạng thái giảm quá đà, nên thị trường hồi phục mạnh khi tâm lý ổn định lại là quá trình thường có và có thể dự báo được.
"Với đà hồi phục như hiện tại, VN-Index có thể sẽ tiếp tục vận động tích cực trong thời gian tới song khu vực 1.150 điểm sẽ là ngưỡng kháng cự mạnh. Và, thị trường dù vận động tích cực nhưng sẽ dần đi vào giai đoạn tích lũy lại trước khi có thể hình thành sóng phục hồi mới. VN-Index dự báo sẽ vận động trong kênh 1.000 -1.150 điểm và tạo ra khu vực tích lũy rộng, có thể kéo dài với biên độ sẽ hẹp dần trước khi thị trường có thể bùng nổ tạo xu thế đi lên tiếp theo.
Ngoài ra, những tín hiệu kỹ thuật tích cực của VN-Index còn được củng cố thêm bởi những vận động tích cực từ dòng tiền khối ngoại (liên tục mua ròng trong thời gian qua) và các cổ phiếu dẫn dắt các ngành nhưng VCB, BID, HPG, FPT, GAS...đã vận động tốt trước cả thời điểm thị trường chung hồi phục đã tạo ra hưng phấn lan tỏa toàn thị trường.
Trên cơ sở đó, các nhà phân tích dự báo thị trường chứng khoán đã bước vào giai đoạn vận động tích cực. Tuy nhiên trước mắt, thị trường sẽ cần tích lũy lại và tìm khu vực cân bằng, đo đó chưa thể xác nhận đà tăng trưởng sớm. Mặc dù cơ hội đầu tư đã mở ra nhưng thị trường cần có những giai đoạn điều chỉnh và tích lũy thêm, do đó nhà đầu tư không nên quá hưng phấn giải ngân trong các phiên tăng để tránh rủi ro bị vướng vào các vùng điều chỉnh.
Đồng tình với đánh giá trên, báo cáo phân tích của VCBS cho rằng việc VN-Index rung lắc tích lũy là điều bình thường trong nhịp phục hồi. Theo lý thuyết, chỉ số này đang bước vào nhịp phục hồi sóng 4 và đã vượt qua mốc 1.030 điểm, xác xuất cao VN-Index vẫn sẽ tiếp tục hướng lên các khu vực phía trên quanh 1.080 và xa hơn là 1.130 điểm trước khi thị trường xuất hiện áp lực bán mạnh hơn.
"Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ trọng hợp lý, có thể giải ngân thêm khoảng 10-20% sức mua hiện đang có cho mục tiêu lướt sóng ngắn hạn," nhóm phân tích của VCBS khuyến cáo.
Dòng tiền vẫn luôn ngóng chờ cơ hội
Ở thời điểm hiện tại, chứng khoán là kênh duy nhất có thanh khoản, trong khi các kênh tài sản và huy động vốn như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp... gần như bị "đóng băng."
Việc thanh khoản giảm đột ngột đã khiến cho nền kinh tế có cú sốc và thị trường có nhiều yếu tố khó đoán hơn.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là vấn đề mang tính chính sách, chỉ cần có sự thay đổi chính sách nhất định thì vấn đề này sẽ được giải quyết.
Mặt khác, dù giá trị giao dịch hiện thấp hơn nhiều so với mức đỉnh, song đã cao gấp 3 lần so với giai đoạn 2018-2019 khi chỉ số VN-Index cũng ở mức 900-1,000 điểm.
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2023 có thể khiêm tốn hơn so với năm nay, tuy nhiên thị trường chứng khoán khả năng đã phản ánh trước kỳ vọng lợi nhuận từ 4-6 tháng.
Định giá thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào vùng thấp lịch sử, thậm chí thấp hơn đáy COVID-19, tương đương với thời kỳ khủng hoảng, dù nền tảng vĩ mô ở thời điểm hiện tại có nhiều sức mạnh khác biệt hơn. Đây có lẽ là yếu tố quan trọng khiến khối ngoại quay lại mua ròng mạnh mẽ kể từ đầu tháng 11 đến nay, với giá trị mua ròng lên đến trên 6.900 tỷ đồng,
"Cổ phiếu nhóm ngành tiêu dùng đang tiệm cận mức định giá P/E dưới 10 lần, một mức hấp dẫn dựa trên sự ổn định kinh doanh, dòng tiền và ít bị ảnh hưởng hơn các ngành khác. Nhiều cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ tốt cũng đang có mức định giá thấp hơn rất nhiều so với những thời điểm trước đây, thậm chí nhiều cổ phiếu có P/B nhỏ hơn 1 lần. Điều này cho thấy giá cổ phiếu đã phản ánh khá nhiều những rủi ro hiện hữu. Vì vậy, chúng tôi đã và đang tiếp tục mua vào những cổ phiếu hấp dẫn này sau khi đã xem xét kỹ những yếu tố rủi ro cũng như triển vọng trong thời gian tới".
Bơm 200,000 tỷ tín dụng trong giai đoạn hiện nay liệu có dễ dàng?
Tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn nửa đầu năm khiến nhiều nhà băng hết hạn mức cho vay những tháng cuối năm, không thể đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và người dân. Tình trạng hạn chế, dừng nhận hồ sơ vay, dừng giải ngân khiến kế hoạch kinh doanh, tiêu dùng, đầu tư của khách hàng doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng. Vì thế, quyết định nới room tăng trưởng mới đây là điều mà các chuyên gia kỳ vọng.
Các chuyên gia cho rằng: "Nới room tín dụng ngân hàng là một trong những giải pháp quan trọng trong ngắn hạn để giải bài toán tắc vốn của nền kinh tế"
Quyết định này cũng được nhiều chuyên gia khác ủng hộ, bởi hai lý do. Thứ nhất là giải quyết được những hồ sơ tín dụng còn tồn vì thiếu room tín dụng trước đó. Khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) cho thấy, thiếu vốn thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào thế chông chênh. Nhân viên một số nhà băng cũng cho biết, việc hạn chế giải ngân, dừng nhận hồ sơ mới đã diễn ra trong khoảng hai tháng gần đây, với lý do chung là "hết room".
Thứ hai, điểm rơi của chính sách lúc này là cần thiết, bởi đây là giai đoạn trùng với lúc đẩy nhanh kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Với nhóm doanh nghiệp sản xuất, hàng tiêu dùng, cuối năm thường là một trong những thời điểm cần trợ lực của dòng vốn tín dụng nhất để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều ngân hàng và giới phân tích theo dõi thị trường nhìn nhận việc triển khai "bơm vốn" hàng trăm nghìn tỷ đồng lúc này có thể không dễ dàng.
Ông Kakazu Shogo CEO của PGT Holdings.
Với góc nhìn là 1 một nhà đầu tư ngoại ông Kakazu Shogo CEO của PGT Holdings chia sẻ:
"Thị trường chứng khoán Việt Nam có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong khu vực, nhưng định giá lại đang rơi xuống mức thấp chưa từng có. Về nội tại, các công ty niêm yết của Việt Nam vẫn rất vững chắc và tỷ lệ ròng của nợ trên vốn chủ sở hữu đạt 19,4%, ở mức rất vừa phải. Xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh trong đầu năm 2022, tăng 14% nhưng khả năng cao đà tăng trưởng sẽ dần yếu đi trong 6 tháng tới."
Chia sẻ thêm về góc nhìn dài hạn của TTCK đặc biệt là mã PGT, CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ:
"Nền kinh tế và các cổ phiếu Việt Nam khi đã được chiết khấu một cách tương đối có thể trở thành một trong những điểm trú ẩn của dòng tiền. Đây cũng chính là lý do dòng tiền nước ngoài đã bắt đầu giải ngân dần trở lại. Khi nền kinh tế tiếp tục duy trì yếu tố tăng trưởng như vậy, với góc nhìn dài hạn hơn trong TTCK, đó vẫn là một cơ hội rất tuyệt vời ở thị trường Việt Nam".
Thêm vào đó, do nhu cầu của EU và Hoa Kỳ có khả năng suy yếu trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của châu Á sang các thị trường này, vì vậy ước tính của các chuyên gia về tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2023 là 5,5%.
Khép lại phiên giao dịch ngày 8/12/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ.