Theo lịch sử giao dịch trên sàn chứng khoán HNX, mã cổ phiếu của PGT Holdings đã có nhiều phiên tăng ấn tượng liên tiếp trong những tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, đầu tháng 9, biểu đồ cho thấy giá cổ phiếu PGT đã bứt trần chạm đỉnh cao nhất lập kỷ luật chưa từng có trong lịch sử PGT.
 Ngày đăng: 14/09/2021

PGT đang đặt mục tiêu trở thành công ty M&A số 1 tại Việt Nam và ra thế giới. Đây cũng là lí do các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến mã cổ phiếu tiềm năng đến từ công ty M&A của CEO Nhật Bản Kakazu Shogo khiến PGT liên tiếp lọt vào top cổ phiếu nổi bật tăng trưởng mạnh nhất thời gian gần đây. 

photo-1631519540330

Việt Nam và Nhật Bản nhiều năm qua đã có những bước phát triển nổi bật trong hợp tác đa lĩnh vực. Riêng về kinh tế, lao động Việt Nam đã và đang tham gia vào thị trường lao động Nhật, góp phần phát triển kinh tế nước bạn, mang về lợi ích về kinh tế giữa đôi bên và giao lưu hợp tác lâu dài. Trước nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trên các mặt trận kinh tế, đặc biệt sau khi đại dịch Covid-19 từng bước được kiểm soát. Sắp tới, công ty PGT Holdings sẽ xây dựng nên 1 website là nền tảng chuyên về lĩnh vực M&A với chiến lược ‘’Tenbagger’’ (phát triển công ty gấp 10 lần) như các công ty công nghệ Fintech hiện nay.

photo-1631519541920

Trên các diễn đàn và blog cá nhân, PGT đang được các nhà đầu tư đánh giá cao về triển vọng kinh tế cũng như TTCK tại Việt Nam.

Đặc biệt, PGT sẽ hút dòng tiền hơn nữa khi tiêm chủng được đẩy nhanh và nới lỏng giãn cách, ngành mũi nhọn của công ty là M&A sẽ nở rộ với các nguồn đầu tư nước ngoài.

Tháng 8 vừa qua, có thể thấy chỉ số VN-Index tiếp tục phục hồi sau đợt giảm sâu vào tháng trước, tăng 1,6% và đóng cửa ở mức 1331 điểm. PGT đánh giá điều này cho thấy thị trường khá vững vàng trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng của việc tăng cường giãn cách với hoạt động kinh tế xã hội.

Nhà đầu tư chắc chắn đang hướng kỳ vọng vào một Quý 4 tích cực hơn so với Quý 3, khi tình trạng giãn cách sẽ được nới lỏng dần. Tuy nhiên, diễn biến khá chậm cho thấy thị trường vẫn còn khá dè chừng. Việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng sẽ giải tỏa tâm lý cho nhà đầu tư.

Trong tháng 8, thị trường chứng khoán chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công ty M&A khi liên tục bao trùm sắc xanh phấn khởi. Có thể kể đến một số mã có mức tăng mạnh, ổn định, liên tục phá trần như cổ phiếu PGT, TGG, SMT, BII....

Những nhóm ngành bị lãng quên trước đó như vận tải biển, cảng, phân bón, hóa chất, dược,…bất ngờ thu hút dòng tiền và tăng ấn tượng. Ngành chứng khoán cũng tiếp tục tăng giá, bình quân trên 18% khi thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao. Với diễn biến hiện tại, Dragon Capital đánh giá khả năng cao lợi nhuận của các công ty chứng khoán sẽ vượt dự phóng và kế hoạch đặt ra trước đó.

Mã PGT của Công ty cổ phần PGT Holdings trên sàn HNX đang là cái tên được nhiều nhà đầu tư chú ý vì liên tục nằm trong top cổ phiếu tăng giá mạnh nhất và có số lượng giao dịch đột biến. PGT ghi nhận mức tăng giá vượt trội từ 2.9 trong phiên giao dịch đầu tháng 01/2021 lên đến giá chạm trần 12.6 trong phiên giao dịch ngày 13/09/2021, tăng hơn gấp 4 lần. Mỗi ngày, cổ phiếu PGT đều tăng mạnh 9-10%. So với tình hình ảm đạm vào đầu năm 2021 thì có thể nói PGT đã có được sự bứt phá lịch sử.

PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới tại Việt Nam trong giai đoạn này.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới đang gánh chịu những tác động lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài từ năm 2020, tuy nhiên, Công ty đã lên kế hoạch kinh doanh nhằm cải thiện lợi nhuận và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trước tiên, PGT cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực M&A. Với BMF, PGT đang lên kế hoạch trong tương lai sẽ thực hiện cho vay tài chính như cho vay bằng điện thoại thông minh, để có thể mở rộng phạm vi cho vay trên toàn Thành phố Yangon khi Myanmar bình thường hóa trở lại. Việc này có thể mở rộng đáng kể mục tiêu và giúp việc liên kết các dịch vụ với doanh nghiệp phi tài chính trở nên dễ dàng.

Đối với hoạt động trong nước, Công ty con Vĩnh Đại Phát hiện đang thu mua hoạt động kinh doanh di động và công nghệ và sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, Vĩnh Đại Phát sẽ hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.

Tham gia vào các hiệp định thương mại tự do để sẵn sang hiện đại hóa và hợp tác phát triển với các ông lớn trên thế giới, Việt Nam đang cho thấy sự hấp dẫn không giới hạn của quốc gia về đầu tư và mở rộng kinh doanh, qua đó việc đầu tư vào công ty M&A là PGT Holdings là rất cần thiết và có tiềm năng cực lớn trong tương lai.

Bài viết liên quan

Tăng trưởng xanh phát triển bền vững là yêu cầu và xu thế

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index giảm 22,67 điểm (1,86%), về mức 1193,01 điểm; HNX-Index…
 19/04/2024

Niềm tin dần trở lại với thị trường bất động sản trong thời gian tới

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index giảm 22,67 điểm (1,86%), về mức 1193,01 điểm; HNX-Index…
 18/04/2024

Triển vọng thị trường Fintech Việt Nam

Đóng cửa phiên phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index dừng ở mức 1215,68 điểm, giảm 0,93 điểm (0,08%) trong…
 17/04/2024

Thị trường chứng khoán đang diễn biến như thế nào?

Kết phiên giao dịch ngày 15/4, chỉ số VN-Index đã dừng ở mốc 1216,16 điểm với mức giảm gần 60 điểm (59,99…
 16/04/2024

Thị trường có rủi ro điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 4

Chỉ số VN-Index kết phiên giao dịch ngày 12/4, tăng 18,40 điểm, đạt 1276,6 điểm. Độ rộng của thị trường…
 15/04/2024

M&A và IPO (Từ 8/4 - 12/4): Nhà đầu tư lưu ý giao dịch khi cổ phiếu phân…

VN-Index kết phiên ngày 12/4 với đà tăng mạnh 18,4 điểm (1,46%), lên mức 1276,6 điểm; HNX-Index tăng…
 13/04/2024

Dự báo yếu tố tác động đến CPI năm 2024

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/4, VN-Index dừng ở mức 1258,2 điểm, xuống 0,36 điểm (0,03%); VN30-Index…
 12/04/2024

Lao động Việt Nam đang thu hút doanh nghiệp nước ngoài

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/4, VN-Index giảm 4,26 điểm (0,34%), về mức 1258,56 điểm; HNX-Index…
 11/04/2024

Nhà đầu tư có nên rót vốn vào BĐS ở thời điểm này?

Khép lại phiên giao dịch ngày 9/4, VN-Index đóng cửa tăng 12,47 điểm (1,00%), lên mức 1262,82 điểm.…
 10/04/2024

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh

Kết phiên, VN-Index giảm 4,76 điểm (0,38%), về mức 1250,35 điểm; HNX-Index giảm 1,6 điểm (0,67%), về…
 09/04/2024

Doanh nghiệp FDI tăng đầu tư theo tiêu chí "xanh"

Đóng cửa phiên ngày 5/4, VN-Index giảm 13,14 điểm (1,04%), xuống mức 1255,11 điểm; VN30-Index dừng tại…
 08/04/2024

M&A và IPO (Từ 1/4 - 5/4): TTCK giữ tâm lý thận trọng

Đóng cửa phiên ngày 5/4, VN-Index giảm 13,14 điểm (1,04%), xuống mức 1255,11 điểm; VN30-Index dừng tại…
 08/04/2024