Phát triển bền vững, trong đó lấy tăng trưởng xanh làm cốt lõi, đã được cộng đồng quốc tế xác định như một sự lựa chọn khôn ngoan nhất, đầy hứa hẹn nhưng cũng không dễ dàng trên con đường tương lai của nhân loại.
 Ngày đăng: 02/01/2024

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã và đang đặt mục tiêu, dồn các nguồn lực cùng sự quyết tâm nhằm hiện thực hóa khát vọng này.

Chủ động phát triển “Tăng trưởng xanh” lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp- Ảnh 1.

Sau thời gian chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với những khó khăn đến từ suy thoái kinh tế toàn cầu. Không những vậy, hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với ngày càng nhiều tác động tiêu cực và phức tạp từ biến đổi khí hậu. Theo Ngân hàng thế giới, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm 3,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050.

Để vượt qua những thách thức này, Việt Nam xác định theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững kết hợp bảo vệ môi trường. Trong đó, một lựa chọn tất yếu là chủ động đẩy mạnh tăng trưởng xanh trên diện rộng. Net Zero vào năm 2050 – cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) đã trở thành một dấu mốc, tạo tiền đề xây dựng một nền kinh tế xanh, bền vững.

Đối với các doanh nghiệp, việc tham gia tiến trình Net Zero được nhận định sẽ ẩn chứa nhiều thách thức nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội, đặc biệt là khi nắm bắt được xu hướng dịch chuyển xanh trên thế giới và Việt Nam.

Chủ động phát triển “Tăng trưởng xanh” lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp- Ảnh 2.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình theo chiều sâu, gắn với phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Trong nông nghiệp, có thể kể đến xu hướng sản xuất và xuất khẩu nông sản hữu cơ, đáp ứng xu hướng tiêu dùng của thế giới do những tác động tích cực mà sản phẩm hữu cơ mang lại cho sức khỏe con người, cho môi trường và hệ sinh thái.

Theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ và Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ, năm 2021, Việt Nam đứng thứ 9 trên 10 quốc gia có diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất châu Á với diện tích đất nông nghiệp hữu cơ đạt khoảng 174.000 héc-ta. Kim ngạch xuất khẩu nông sản hữu cơ hàng năm đạt khoảng 335 triệu đô la Mỹ (tăng gần 15 lần so với năm 2010), xuất khẩu tới 180 quốc gia trên thế giới.

Tuy vậy, thị phần của nông sản hữu cơ Việt Nam trên thế giới còn khá khiêm tốn. Bên cạnh đó, đầu tư vào phát triển xanh đòi hỏi nguồn lực tài chính rất lớn. Theo số liệu trong một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam cần khoảng 30 tỉ đô la Mỹ để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, ngân sách nhà nước chỉ có thể đáp ứng tối đa khoảng 30% nguồn lực và cần huy động tới 70% từ các nguồn lực khác, mà chủ yếu là khu vực tư nhân.

Mặt khác, những rào cản về môi trường, khí hậu trong thương mại quốc tế đã và sẽ được áp dụng ngày càng nhiều trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nếu quá trình chuyển đổi xanh diễn ra càng chậm, doanh nghiệp càng mất đi cơ hội gia tăng xuất khẩu.

Có thể kể đến như thuế carbon của EU đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu. Nếu lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn quy định bởi EU, họ sẽ phải mua "chứng chỉ khí thải" theo mức giá carbon tại EU. Những quy tắc như vậy sẽ là rào cản lớn để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

Chủ động "xanh hóa" đời sống và sản xuất

Các chuyên gia nhấn mạnh việc định hình rõ ràng về lộ trình cho tương lai, theo hướng hiện đại và gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng với nâng cao chất lượng sống, bảo vệ con người kết hợp sản xuất thân thiện với môi trường.

Xác định tăng trưởng xanh là chìa khóa của phát triển bền vững, Chính phủ đã ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Để cụ thể hóa, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 gồm 18 chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 134 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể, đã xác định, đề cập một cách toàn diện từng lĩnh vực liên quan đến sản xuất, vận hành và đời sống xã hội.

Việt Nam xác định rõ mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế; giảm cường độ phát thải khí nhà kính; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; xanh hóa quá trình chuyển dịch trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.

Việt Nam có rất nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng xanh bởi những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ năng lượng tái tạo. Đồng thời, tiềm năng về năng lượng tái tạo của Việt Nam là rất lớn với đường bờ biển dài, nhiều gió và mặt trời…

Tiếp tục ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại để nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; nâng cao nhận thức, thúc đẩy hợp tác giữa các bên... cũng là những giải pháp quan trọng nhằm sớm thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.

Thực tế triển khai áp dụng của một số doanh nghiệp

Trong một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.

Chủ động phát triển “Tăng trưởng xanh” lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp- Ảnh 3.

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Chủ động phát triển “Tăng trưởng xanh” lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp- Ảnh 4.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Tổng kết cả năm 2023, thị trường chứng khoán vẫn mang về thành quả tích cực. VN-Index năm 2023 tăng 12,2%, chốt ở 1129,93 điểm (phiên giao dịch ngày 29/12/2023). Trong khi đó, HNX-Index tăng 12,53%, chốt ở 231,04 điểm (29/12/2023).

Cuối năm 2023, vốn hóa toàn thị trường chứng khoán đạt gần 6 triệu tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Như vậy, vốn hóa chứng khoán Việt Nam đã tăng gần 722 ngàn tỷ đồng, tương đương tăng gần 30 tỷ USD.

Tăng về mặt điểm số, thị trường chứng khoán lại có một năm sụt giảm thanh khoản. Khối lượng giao dịch bình quân sàn HOSE đạt 15,2 ngàn tỷ đồng, giảm gần 20% so với năm trước. Ở sàn HNX, giá trị giao dịch bình quân đạt 1,6 ngàn tỷ đồng, giảm 16%.

Trong năm 2023, thị trường cổ phiếu niêm yết (HOSE, HNX) ghi nhận số mã tăng áp đảo, gần 498 mã tăng giá và 228 mã giảm giá.

Khối ngoại là tiêu điểm của thị trường trong giai đoạn cuối năm khi liên tục bán ròng mạnh trên sàn HOSE. Tổng cộng cả năm, khối này bán ròng hơn 24,3 ngàn tỷ đồng trên HOSE. Trong đó, bán ròng gần 10 ngàn tỷ đồng trong tháng 12/2023.

Chủ động phát triển “Tăng trưởng xanh” lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp- Ảnh 5.

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 29/12/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,900 VNĐ./

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024