Minh bạch trong thông tin, xây dựng hệ thống kế toán, quản trị chuyên nghiệp, chuẩn mực… chính là một trong số những việc giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị trong mắt nhà đầu tư.
 Ngày đăng: 28/09/2021

Mở cửa hội nhập giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài rót vốn đầu tư vào Việt Nam và ngược lại, thị trường M&A trở nên sôi động với nhiều cái "bắt tay" giá trị nghìn tỷ đồng. Nhưng đi kèm với cơ hội luôn là những thách thức đến từ các yếu tố khách quan và chủ quan. Nắm rõ được những vấn đề này, doanh nghiệp sẽ chủ động và tăng tỷ lệ thành công hơn trong các thương vụ M&A.

Nâng cao giá trị doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư

Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng hấp dẫn nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài những năm gần đây. Đặc biệt các công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán và các công ty có vốn nhà nước được cổ phần hóa các năm đổ lại đây là một thị trường vô cùng màu mỡ vì sự minh bạch thông tin, báo cáo rõ ràng và được kiểm soát chặt chẽ. Các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng nắm bắt thông tin cũng như hiểu rõ hơn về định hướng doanh nghiệp. Điều này đem đến cho các doanh nghiệp trong nước cơ hội hợp tác, mở rộng vốn đầu tư. Nhưng bên cạnh đó, có những vấn đề khiến các nhà đầu tư e ngại mà thị trường trong nước cần phải thay đổi để khắc phục.

Khung pháp lý phức tạp, khó định giá tài sản doanh nghiệp, khác biệt giữa hệ thống quản lý và kế toán, chất lượng đội ngũ quản trị là những yếu tố mà các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng khi đầu tư tại thị trường Việt Nam (Theo dữ liệu khảo sát của KPMG năm 2018).

Hiện tại, Chính phủ đã và đang cải cách hệ thống pháp luật để tạo hành lang pháp lý ổn định thông thoáng cho nhà đầu tư như ký kết hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vào tháng 8/2020, ban hành Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đầu năm 2021 với những động thái tích cực bảo vệ cho người mua.

Các doanh nghiệp làm gì để nắm bắt cơ hội thành công trong thương vụ M&A - Ảnh 1.

Thị trường M&A Việt Nam đang rất triển vọng

Còn lại, các vấn đề về nội tại doanh nghiệp đều là những yếu tố chủ quan mà các đơn vị đều có thể chuẩn bị sẵn sàng để trở nên thu hút hơn trong mắt nhà đầu tư.. Một vài thương vụ M&A công ty có vốn nhà nước được cổ phần hóa mà các năm đổ lại đây như Tổng công ty Sài gòn, ….trong đó có thể kể tới là là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex - tiền thân của công ty cổ phần PGT Holdings, có nguồn vốn từ Petrolimex, đã thu hút được các nhà đầu tư Nhật Bản. Sau quá trình thoái vốn của Petrolimex, các nhà đầu tư Nhật Bản, đại diện là Ông Kakazu Shogo - CEO có kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A và thị trường Việt Nam đã làm một cuộc cách mạng cải tổ không chỉ bộ máy quản lý doanh nghiệp mà còn chuyển hướng hoạt động kinh doanh của công ty từ Taxi sang lĩnh vực M&A, được coi là mảng kinh doanh chính và kết quả kinh doanh ổn định, cổ phiếu trên sàn chứng khoán nhận được nhiều tín hiệu tích cực.

Theo các chuyên gia của PGT Holdings, Thống nhất được kỳ vọng về giá trị doanh nghiệp giữa bên bán và bên mua là một điều hết sức quan trọng. Để đưa ra mức giá hợp lý cho hai bên, cần có cơ sở định giá chính xác. Các doanh nghiệp nên chủ động xây dựng hệ thống kế toán chuẩn mực theo quốc tế với số liệu rõ ràng, chuẩn bị kế hoạch kinh doanh và các báo cáo tài chính với dữ liệu minh bạch, chính xác để phục vụ cho việc định giá sau này.

Các chuyên gia PGT Holdings cũng khuyến khích các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư xem xét tình hình trên sàn giao dịch của các công ty để đánh giá tiềm năng và sức mạnh của doanh nghiệp đó trước khi quyết định rót vốn.

Không thể bỏ qua giai đoạn hậu M&A

Quá trình kết hợp hậu thương vụ là một yếu tố then chốt để tạo nên một giao dịch bền vững nhưng thường bị các doanh nghiệp bỏ qua. Rất nhiều doanh nghiệp vì không nghiên cứu kỹ lưỡng về văn hoá doanh nghiệp, môi trường làm việc, ngành nghề kinh doanh nơi sở tại dẫn đến xung đột vì khác biệt trong quản trị doanh nghiệp. Để giải quyết điều này, các bên cần tập trung cải thiện việc đồng nhất văn hóa doanh nghiệp, đồng bộ hóa chiến lược kinh doanh ngay từ ban đầu để tạo ra sức mạnh cộng hưởng lớn nhất.

Các doanh nghiệp làm gì để nắm bắt cơ hội thành công trong thương vụ M&A - Ảnh 2.

CEO Kakazu Shogo là người dẫn dắt PGT Holdings đi đúng hướng

Để hòa nhập tốt văn hóa doanh nghiệp giữa hai bên, đội ngũ quản trị Việt Nhật của PGT Holdings đã cùng nhau nhìn nhận những vấn đề tốt và không tốt của cả hai bên để xây dựng một chiến lược quản trị phù hợp. Vào ngày 24/09/2021, PGT Holdings cũng vừa tổ chức thành công đại hội cổ đông để thống nhất hướng đi cho doanh nghiệp thời kỳ dịch bệnh được kiểm soát.

Các vấn đề quản trị doanh nghiệp như hài hòa mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, quan tâm đến chế độ lao động, lương thưởng cũng là điều cần lưu ý. Khi tiến hành sáp nhập, việc thay đổi lãnh đạo, môi trường, chế độ làm việc quá nhanh và khác biệt có thể dẫn đến "cú sốc" cho nhân viên. Vì vậy các doanh nghiệp cần chuẩn bị trước tâm lý cho người lao động, trong quá trình "thay máu" nhân sự cần cân nhắc phù hợp… Tại PGT Holdings, quá trình này diễn ra tốt đẹp bởi nhân viên được lắng nghe tiếng nói, quyền lợi và được tôn trọng.

M&A là một cột mốc quan trọng của mỗi doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài trong tương lai. Thành công hay thất bại phụ thuộc phần nhiều vào cố gắng và nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp luôn có sự chuẩn bị để nâng cao giá trị của mình chính là đối tác hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Bài viết liên quan

M&A và IPO (Từ 9/6 -13/6): Nhịp điều chỉnh của VN-Index

Khép lại phiên giao dịch ngày 13/6, VN-Index giảm 7,5 điểm (0,57%) về mức 1315,49 điểm. HNX giảm 2,91…
 14/06/2025

Nhật Bản tiếp tục là điểm đến hàng đầu, thu hút nhiều lao động Việt Nam

Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2025 là 61,631 lao động (20,967…
 13/06/2025

Tăng tốc phát triển du lịch Việt Nam hiệu quả, bền vững

Theo thống kê, trong tháng 5/2025, khách quốc tế đến nước ta đạt 1,53 triệu lượt người, giảm 7,6% so…
 12/06/2025

Những “cú hích” hỗ trợ thị trường chứng khoán

Khép lại phiên giao dịch ngày 10/6, VN-Index tăng 5,66 điểm (0,43%) lên 1316,23 điểm. Dòng tiền được…
 11/06/2025

Góc nhìn đầu tư: VN-Index điều chỉnh ngắn hạn mở ra những điểm mua mới

Kết thúc phiên giao dịch 9/6, VN-Index giảm 19,32 điểm (1,45%), xuống mức 1310,57 điểm; HNX-Index giảm…
 10/06/2025

Chuyển đổi xanh " đòn bẩy" cho doanh nghiệp vươn mình

Chuyển đổi xanh, phát triển bền vững không chỉ là khoản đầu tư thông minh, mà còn là cách thức nâng…
 09/06/2025

M&A và IPO (Từ 2/6 - 6/6): VN-Index cẩn trọng với vị thế ngắn hạn

Kết phiên giao dịch ngày 6/6, VN-Index giảm 12,20 điểm (0,91%) xuống mức 1329,89 điểm. Thanh khoản toàn…
 07/06/2025

Thu hút vốn FDI tiếp tục là điểm sáng

Đóng cửa phiên giao dịch 5/6 VN-Index giảm 3,65 điểm (0,27%) về mức 1342,09 điểm. Thanh khoản toàn sàn…
 06/06/2025

Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản "ấm dần"

Trong quý I/2025, ngành bất động sản nhà ở tại Việt Nam ghi nhận sự phục hồi rõ rệt cả về nguồn cung…
 05/06/2025

Niềm tin kinh doanh được cải thiện

Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/6, VN-Index dừng ở mức 1347,25 điểm, tăng 10,95 điểm (0,82%); VN30-Index…
 04/06/2025

Cơ hội vẫn hiện diện trong bối cảnh thị trường giằng co

Kết thúc phiên giao dịch 2/6, VN-Index tăng 3,7 điểm (0,28%), lên mức 1336,3 điểm; HNX-Index tăng 2,95…
 03/06/2025

Các công ty Việt Nam vẫn tự tin về tăng trưởng quốc tế

Tại Việt Nam, doanh nghiệp vẫn tự tin về tiềm năng tăng trưởng quốc tế và những khó khăn hiện tại đã…
 02/06/2025