Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/9/2022, VN-Index giảm 28,26 điểm (2,32%) về 1.205,43 điểm, HNX-Index giảm 8,63 điểm (3,16%) xuống 264,25 điểm, UPCoM-Index giảm 1,12 điểm (1,25%) còn 88,34 điểm.
 Ngày đăng: 20/09/2022

Quay lại với thị trường chứng khoán tuần trước (12/9 - 16/9/2022) bằng phiên giảm khi có giao dịch của các quỹ ETF tái cơ cấu danh mục. Nhà đầu tư cũng đã chủ động hạn chế giao dịch trong phiên sáng do vậy thanh khoản cũng xuống ở mức thấp. Tuy vậy vẫn có điểm tích cực trong phiên này khi lực cầu chủ động chờ đợi đợt cơ cấu danh mục của các quỹ ETF để mua giá tốt.

Tâm điểm tuần này 19/9 - 23/9/2022, là kỳ họp chính sách tiền tệ của Fed vào ngày 20 - 21/9, khi giới đầu tư kỳ vọng Fed nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, tuy nhiên xác suất Fed tăng 1 điểm phần trăm cũng đang tăng lên, theo dữ liệu , giới đầu tư đang đặt cược 30% vào bước nhảy lãi suất "khủng" này.

Do vậy, trong kịch bản Fed tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, thị trường sẽ có phản ứng tích cực và ngược lại nếu Fed nâng lãi suất 1 điểm phần trăm, thị trường sẽ có nhiều biến động, chỉ số VN - Index có vùng hỗ trợ ở 1.218- 1.220 điểm.

Tại thị trường tài chính.

Theo các chuyên gia, dòng tiền trên thị trường tài chính đang có dấu hiệu chuyển dịch mạnh. Một số loại tài sản tài chính ghi nhận sự hạ nhiệt. Nguyên nhân một phần đến từ tâm lý e ngại của thị trường trước các vấn đề lạm phát, lãi suất và thắt chặt tín dụng.

Thị trường bất động sản cũng đang có những biến động lớn trong quý 3/2022. Ngay từ đầu năm, sau các vụ việc như bỏ cọc hay gian lận chứng khoán của các doanh nghiệp bất động sản lớn, thị trường đã có tâm lý e dè hơn. Bên cạnh đó, những thay đổi trong chính sách về tín dụng, nhà ở hay đất đai cũng đã khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc hơn khi xuống tiền. Nhìn chung, bất động sản đang ở trong giai đoạn trầm lắng và có thể kéo dài cho tới cuối năm. Bằng chứng cho thấy cả nguồn cung và cầu trong quý 3 đều đã giảm so với 6 tháng đầu 2022.

Về vấn đề lãi suất, chuyên gia cho rằng lãi suất tiết kiệm đang được đẩy lên cao theo xu hướng chung của thế giới, các ngân hàng trong nước cũng đang chạy đua tăng lãi suất. Điều này đã thu hút lượng lớn tiền đổ mạnh về kênh tích trữ này. Mặc dù Ngân hàng nhà nước vẫn đang theo dõi và kiểm soát lạm phát sát sao thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhưng nếu thế giới tiếp tục đà tăng lãi suất, áp lực cũng sẽ đè nặng lên cả thị trường. Nhìn chung, các nhà hoạch định chính sách đa phần sẽ lựa chọn việc chấp nhận giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, duy trì lãi suất không quá cao và đảm bảo thị trường ổn định, giúp cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

"Tất cả các thị trường đang vào giai đoạn điều chỉnh mạnh, rủi ro và cơ hội đan xen lẫn nhau. Trong ngắn hạn, nhu cầu đầu tư vào các tài sản tài chính vẫn sẽ sụt giảm và kênh đầu tư trở nên hấp dẫn nhất lúc này là trái phiếu và gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, với việc nền kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp đầu ngành đang tận dụng cơ hội để tăng trưởng mạnh và đẩy mạnh xuất khẩu, đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư giá trị ‘bắt đáy’ các cổ phiếu tốt với mức giá hấp dẫn.

Về thị trường chứng khoán, mặc dù có phiên điều chỉnh mạnh trong tuần qua, nhưng nhìn chung thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng. Thứ nhất, Việt Nam được xem là một "vùng trũng" hút dòng vốn đầu tư tương đối an toàn, khi ít chịu ảnh hưởng của biến động chính trị toàn cầu. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định cũng là một điểm nhấn của thị trường. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn, Fed vẫn chưa có dấu hiệu dừng đà tăng lãi suất, Việt Nam tuy vẫn là một điểm hút vốn, nhưng sẽ khó nằm ngoài vòng xoáy biến động chung và khả năng bứt phá chạm mốc thời điểm cuối 2021 là tương đối thấp.

Về thị trường trái phiếu, các chuyên gia kiến nghị Chính phủ tổ chức một cơ quan hoặc định chế độc lập chịu trách nhiệm quản lý, vận hành thị trường vốn và trái phiếu để bảo đảm mục tiêu phát hành lành mạnh, bền vững hai thị trường này.

Tại tọa đàm "Mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp – Niềm tin và Trách nhiệm" diễn ra ngày 13-9, ông Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng Việt Nam cần một cơ quan hoặc định chế độc lập với chức năng tổ chức, thanh tra, giám sát và chịu trách nhiệm cho sự vận động của thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng nếu muốn hai thị trường này phát triển lành mạnh, bền vững.

Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, đánh giá việc đặt bộ phận phát triển thị trường trái phiếu là bộ phận hẹp trong Uỷ ban chứng khoán Nhà nước là điều rất đáng trách vì thị trường này có độ rủi ro tương đối cao. Vậy nên cần có hệ thống giám sát vi phạm chuẩn để nhà đầu tư nhìn vào sức khỏe doanh nghiệp, ra quyết định đầu tư theo khẩu vị rủi ro.

Tuy nhiên, hiện chưa có đủ định chế thật sự để quản lý, giám sát, phát triển thị trường này.

Cũng theo ông Nghĩa, niềm tin của các thành phần gia thị trường cần gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý.

"Trách nhiệm trước hết là của Chính phủ, lòng tin trước hết là của doanh nhân, doanh nghiệp", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Để xây dựng niềm tin cho các thành phần tham gia thị trường vốn và trái phiếu, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, khuyến nghị các cơ quan quản lý sớm xây dựng hệ thống dựa trên xếp hạng tín nhiệm theo hướng tất cả các doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp bị xếp hạng thấp vẫn được quyền phát hành.

"Nhà đầu tư có mua không và mua với lãi suất bao nhiêu thì tuỳ vào khẩu vị rủi ro của họ"

Tại thị trường rủi ro: Tiền mã hóa.

Vốn hóa toàn thị trường hiện đã mất mốc 1.000 tỷ USD, giảm khoảng 100 tỷ USD trong vài giờ qua sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 cao hơn dự kiến.

Thị trường tài chính cả truyền thống như chứng khoán lẫn những kênh đầu tư rủi ro mới như tiền mã hóa là đối tượng chịu tác động từ báo cáo lạm phát mới nhất tại Mỹ. Sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 cao hơn dự báo, giá Bitcoin giảm mạnh 8,7% xuống sát mốc 20.000 USD.

Như vậy, đợt điều chỉnh lần này đã xóa sổ gần như mọi kết quả trong 5 ngày hưng phấn qua của Bitcoin. Trước đó từ ngày 9-13/9, Bitcoin vẫn được giao dịch trên mức 21.000 USD và có quãng thời gian ngắn ngủi trên 22.200 USD.

Vốn hóa của Bitcoin mất hơn 50 tỷ USD thu hẹp còn 389 tỷ USD. Vốn hóa của toàn thị trường cũng điều chỉnh xuống dưới mốc 1.000 tỷ USD.

Trong đợt leo dốc trước, Bitcoin là đồng tiền số trong nhóm 10 đồng dẫn đầu vốn hóa có mức tăng lớn nhất. Tương tự lần này, Bitcoin lại là đồng tiền mã hoá dẫn đầu mức giảm.

Một số đồng tiền số khác như Ethereum, Binance coin, XRP, Cardano, Dogecoin điều chỉnh khoảng 4-6%. Riêng Solana thiệt hại nặng nhất trong 24 giờ qua, giảm 10%.

Trên kênh phái sinh, đã có hơn 97.000 tài khoản cùng 357 triệu USD bị thanh lý. Lượng lệnh bị thanh lý chủ yếu là vị thế mua.

Trong đợt tăng gần nhất, một số nhà phân tích tin rằng diễn biến tích cực trên thị trường có thể không kéo dài lâu. Dẫu vậy, việc CPI cao hơn dự kiến vẫn nằm ngoài suy đoán.

Thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên gần nhất cũng thiệt hại nặng. Cụ thể, chỉ số Dow Jones giảm những 1.276 điểm (-3,94%) xuống 31.104,97 điểm; S&P 500 giảm 177,72 điểm (-4,32%) xuống 3.932,69 điểm, Nasdaq 100 giảm 632,84 điểm (-5,16%) xuống 11.633,57 điểm.

Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 cho thấy lạm phát cao vượt dự kiến. So với tháng trước, CPI tăng 0,1% bất chấp đà giảm của giá nhiên liệu. Lạm phát cơ bản tăng 0,6% so với tháng trước. Trên cơ sở hàng năm, lạm phát đạt 8,3%.

Trước đó, giới kinh tế kỳ vọng CPI giảm 0,1% và giảm 0,3% đối với CPI cơ bản.

Đây là số liệu cập nhật cuối cùng mà FED sẽ xem trước cuộc họp ngày 20-21/9, thời điểm ngân hàng trung ương dự kiến thực hiện đợt tăng lãi suất 0,75 điểm % lần thứ 3 liên tiếp để giảm lạm phát. Báo cáo tháng 8 cao bất ngờ có thể khiến FED tiếp tục giữ lãi suất cao lâu hơn dự đoán của một số nhà đầu tư.

Với góc nhìn là một nhà đầu tư nước ngoài cùng với mã PGT trên HNX là một gợi ý tìm hiểu, chia sẻ thêm về góc nhìn dài hạn của thị trường tài chính, đặc biệt là tại TTCK CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ:

"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu.

photo-1663599850216

Sự minh bạch thông tin có thể được xem như tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp niêm yết trên con đường phát triển bền vững. Từ đó các nhà đầu tư có thể tin tưởng giải ngân và kỳ vọng sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn."

PGT Holdings_Nỗ lực cho sự "Phát triển bền vững’ của doanh nghiệp

Chủ đề được đề cập phần lớn hiện nay của các doanh nghiệp chính là nền tảng để các nhà đầu tư giải ngân trong giai đoạn TTCK như hiện nay. Và một trong những vấn đề đó chính là ESG là thuật ngữ viết tắt (Environmental, Social and corporate Governance), chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty trong đánh giá doanh nghiệp.

photo-1663599854008

Gần nhất, một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.

photo-1663599856128

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Các dự án hợp tác vô cùng khả quan

CTCP PGT Holdings ký kết hợp đồng với CT TNHH IT-Communications Việt Nam

Sự kiện PGT HOLDINGS đã ký kết hợp tác chiến lược với IT-Communications Việt Nam như một nền tảng vững chắc trong hoạt động số 4.0 của PGT Holdings. Hoạt động trong nhiều lĩnh vực và đa quốc gia hệ thống Call Center của IT-Communications Việt Nam sẽ được sử dụng hiệu quả trong việc kinh doanh trong nước và nước ngoài của các công ty khách hàng.

photo-1663599858656

Thông qua sự hợp tác của hai công ty, bắt nhịp với xu thế quản lý và phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn số hoá mới của các công ty Việt Nam và công ty nước ngoài, góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ bằng cách đẩy mạnh kinh doanh và dịch vụ khách hàng hướng đến các công ty Nhật Bản cho các công ty khách hàng tại Việt Nam của đôi bên.

PGT Holdings hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow".

Cụ thể, PGT Holdings bắt tay hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.

photo-1663599860691

Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

PGT Holdings hợp tác cùng đối tác chiến lược thực hiện IPO trên sàn Nasdaq ở Hoa Kỳ.

PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.

Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

photo-1663599863287

Cụ thể, PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.

photo-1663599865950

Mã cổ phiếu của PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 19/9/2022, mã PGT đóng cửa và giao dịch trong khoảng giá 4,800 – 10,000 VNĐ.

Do đó, mã PGT trên sàn HNX chính là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

Giá trị nội tại của doanh nghiệp.

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Do đó, thông qua "Chuỗi giá trị" từ doanh nghiệp, PGT Holdings là một gợi ý vô cùng tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân trong dài hạn để sinh lời. Với những tầm nhìn chiến lược cùng những bước đi đầy vững chắc và kinh nghiệm hoạt động trong đa lĩnh vực trên toàn cầu, PGT sẽ giúp các nhà đầu tư/ doanh nghiệp Việt Nam mở ra những cơ hội mới tối ưu chi phí và khách hàng tiềm năng.

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024