#Mô hình dữ liệu tin cậy
Việc gia tăng các hoạt động tội phạm mạng đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt mô hình dữ liệu tin cậy nhằm cung cấp các giải pháp bảo mật bằng cách sử dụng bên thứ ba độc lập đảm bảo dữ liệu được quản lý thích hợp và không bị độc quyền. Ngoài ra, nó còn cho phép các tổ chức kết nối dữ liệu một cách an toàn và tạo kho lưu trữ dữ liệu được chia sẻ chung.
Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục phát triển khi Đông Nam Á đang có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất toàn cầu
#In 3D
In 3D đã trở thành giải pháp thay thế số một cho các quy trình sản xuất truyền thống bằng cách tạo ra các vật thể ba chiều bằng cách đặt vật liệu từng lớp một để tạo ra sản phẩm đầu ra mong muốn.
Thị trường in 3D có thể đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 20,8% từ nay đến năm 2030. Tại Đông Nam Á, Singapore đang là quốc gia tiên phong trong in 3D. Trong 5 năm tới, nước này sẽ đầu tư tổng cộng 500 triệu đô la vào các kỹ thuật sản xuất in 3D tiên tiến để duy trì khả năng cạnh tranh của mình.
#Thực tế ảo và thực tế tăng cường
Với những cải tiến kỹ thuật số mới, chúng ta đang ngày càng tạo ra các mô phỏng và kịch bản thực tế mà không yêu cầu tài nguyên đắt tiền. Sự phát triển của thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) cho phép người dùng hòa mình hoàn toàn vào thế giới kỹ thuật số.
Tại Đông Nam Á, thị trường thực tế ảo và thực tế tăng cường được dự báo sẽ tăng trưởng 38,3% hàng năm với tổng vốn hóa thị trường có thể vượt 31 tỷ USD trong giai đoạn từ nay tới 2027. Công nghệ này sẽ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe.
#Dịch vụ điện toán
Điện toán đám mây đã mang lại những thay đổi lớn về lưu trữ dữ liệu cho các tập đoàn lớn hay thậm chí trong điện toán cá nhân. Với việc tăng cường sử dụng điện toán biên, một dịch vụ cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu phi tập trung thay vì thông qua phần mềm có thể gia tăng đáng kể trong những năm tới. Thị trường điện toán đám mây ở Đông Nam Á dự kiến sẽ vượt 40 tỷ USD vào năm 2025.
#Trí tuệ nhân tạo bước nhảy vọt trong năm 2023
Báo cáo về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) cho thấy Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu và xếp thứ 6/10 trong ASEAN.
Tổ chức Oxford Insights (Vương quốc Anh) vừa công bố báo cáo "Chỉ số sẵn sàng AI của chính phủ" (Government AI Readiness Index) năm 2022.
Đây là lần thứ 5 báo cáo chỉ số sẵn sàng AI toàn cầu được xuất bản, sau bốn lần vào năm 2017, 2019, 2020 và 2021. Báo cáo đánh giá sự sẵn sàng AI của chính phủ từ 181 quốc gia trong việc khai thác những ứng dụng của AI để vận hành và cung cấp dịch vụ của mình.
Phương pháp đánh giá năm 2022 sử dụng 39 chỉ số trên ba trụ cột (chính phủ, trình độ công nghệ, hạ tầng và dữ liệu) với 10 khía cạnh thuộc nhóm cơ sở hạ tầng, tính sẵn sàng của dữ liệu, tính đại diện của dữ liệu, nguồn nhân lực, năng lực đổi mới, quy mô, khả năng thích ứng, năng lực kỹ thuật số, quản trị và đạo đức, tầm nhìn.
Việt Nam đứng thứ 55 trên thế giới và đứng thứ 6 trong ASEAN.
Trong lần đánh giá này, Việt Nam đứng thứ 55 trên thế giới và đứng thứ 6 trong ASEAN (tăng 7 bậc so với với năm 2021 theo xếp hạng trên thế giới là 62/160). Điểm trung bình của Việt Nam đạt mức 53,96 (tăng so với năm 2021 là 51,82), vượt qua ngưỡng trung bình của thế giới (44,61).
Trình độ công nghệ trong toàn khu vực Đông Á đang ngày càng phát triển. Theo số liệu có 9 quốc gia Đông Á có công ty kỳ lân (công ty trị giá hơn 1 tỷ USD) trong năm nay, so với 6 công ty trong báo cáo xếp hạng năm ngoái. Philippines, Việt Nam và Malaysia đều có thêm công ty đáp ứng điều kiện trên.
Theo nhận định đây là khu vực có vị trí tốt cho sự phát triển của ngành công nghệ bởi dân số trẻ, có kỹ năng kỹ thuật số cao, có khả năng thích nghi nhanh với các giải pháp kỹ thuật số.
Đặc biệt, năm 2022 là năm mang tính bước ngoặt của trí tuệ nhân tạo (AI) với nhiều ứng dụng mới được xã hội hóa. Trong đó, ứng dụng trò chuyện tự động ChatGPT của công ty Open AI đã tạo ra một sự bùng nổ trên truyền thông đại chúng, thu hút hơn 1 triệu người dùng chỉ trong 1 tuần thử nghiệm. Ứng dụng này có thể giúp người dùng viết lời bài hát, một câu chuyện để đọc trước khi đi ngủ, hay thậm chí là một bài luận tốt nghiệp.
Nhiều chuyên gia dự đoán, AI sẽ tiếp tục phát triển nhảy vọt trong năm nay, mang lại ngày càng nhiều hơn cơ hội cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Trong đó, trọng tâm của AI là nâng cao năng suất lao động, khi các công cụ mới có sẵn cho phép lực lượng lao động tận dụng công nghệ này.
Nhắc tới doanh nghiệp Việt Nam, PGT Holdings với mã cổ phiếu PGT trên sàn HNX đang bắt nhịp xu hướng kinh tế số như hiện nay.
Tại thị trường nước ngoài, PGT đẩy mạnh hoạt động tài chính vi mô và đầu tư tại công ty con Công Ty TNHH Tài chính vi mô BMF ở Myanmar
BMF sẽ tiếp tục thực hiện việc tăng vốn bằng hình thức huy động vốn góp hoặc vốn vay thông qua sự bảo lãnh của PGT Holdings. Mục đích chính nhằm tăng thêm lượng tiền để cung ứng cho hoạt động kinh doanh của BMF ở mức vốn tối đa không quá 5 triệu USD như đã đăng ký hoặc thực hiện việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác tiềm năng trong và ngoài nước.
PGT Holdings đang từng bước tiến hành đầu tư vào công nghệ thanh toán ví điện tử của Công ty TNHH Global Fintech tại Myanmar. Việc đầu tư này nhằm mục đích bổ trợ cho BMF có thể thuận tiện hơn trong việc giải ngân và thu hồi các khoản vay, đồng thời nâng tầm BMF trở thành công ty cho vay tài chính công nghệ.
Tại Nhật Bản, Đặc biệt tháng 10/2022 vừa qua, PGT Holdings có thông báo 1 dự án đang hợp tác cùng SoftBank Group Corp._(Tập đoàn SoftBank), về dịch vụ "Musubu Connect".
"Musubu Connect" cung cấp hỗ trợ kho ứng dụng cho người lao động nước ngoài đến sinh sống và học tập tại Nhật Bản đối với các công ty sử dụng người nước ngoài như thực tập sinh kỹ năng.. Dịch vụ như công cụ học tiếng Nhật/cẩm nang sinh hoạt, hỗ trơ khám bệnh, tin tức thiên tai và chuyển tiền quốc tế, đồng thời giúp cho những người lao động nước ngoài gặp khó khăn trong giao tiếp và thu thập thông tin bằng tiếng Nhật thuận tiện hơn. Ứng dụng này còn là công cụ hỗ trợ tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Tagalog, tiếng Indonesia, tiếng Anh, v.v. Ngoài ra, "Musubu Connect" được cung cấp cả bộ bằng cách cài đặt sẵn có trên điện thoại thông minh.
Với lần hợp tác này, thông qua "Musubu Connect", Công ty CP SoftBank & Công ty CP PGT JAPAN (Công ty con của PGT Holdings) mong muốn đóng góp vào sự tự lập của người lao động nước ngoài, một môi trường sống và làm việc an toàn và đảm bảo, giảm gánh nặng cho các công ty tiếp nhận và giảm thiểu vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực ở Nhật Bản.
Tại thị trường trong nước_Việt Nam, PGT Holdings hợp tác cùng IT-Communications Việt Nam.
Cụ thể, Công ty cổ phần PGT HOLDINGS ký kết thành công hợp đồng với CÔNG TY TNHH IT-Communications Việt Nam và chính thức trở thành thành đối tác chiến lược quan trọng về các giải pháp làm việc từ xa.
IT-Communications Việt Nam, với tư cách là một doanh nghiệp tổng đài, không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin đến với khách hàng mà chúng tôi còn là đơn vị cung cấp hệ thống call center đa kênh, tích hợp nhiều kênh khác nhau tạo thành một màn hình và một hệ thống. Cụ thể Cyber-Telephony là hệ thống Call center chuyên biệt, giúp hỗ trợ khách hàng làm việc từ xa và đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong sự hợp tác này, bằng cách cung cấp Cyber-Telephony của IT-Communications Việt Nam cho các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ tiên phong trong việc khai thác kinh doanh tại Nhật Bản cũng như phát triển hiệu quả dịch vụ chăm sóc khách hàng và thực hiện các công việc hỗ trợ.
PGT Holdings đang từng bước bổ sung; hoàn thiện vào chuỗi giá trị chiến lược đầu tư, từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp.
Quay trở lại với TTCK, đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/2/2023, VN-Index giảm 35,21 điểm (3,17%) về 1.075,97 điểm, HNX-Index giảm 6,42 điểm (2,89%) xuống 216,01 điểm, UPCoM-Index giảm 0,9 điểm (1,19%) về 74,93 điểm.
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/2/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,400 VNĐ./