Để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia cần phải tháo gỡ những rào cản, vướng mắc và các điểm nghẽn. Đặc biệt các đơn vị, doanh nghiệp phải biết rõ, nắm chắc, hiểu sâu, biết mình muốn gì, làm gì và làm như thế nào. Khi biết rõ sẽ thấy được lợi ích để làm, để không đối phó, không làm kiểu phong trào…
 Ngày đăng: 11/07/2023

photo-1688997440032

Chuyên gia Viện Chiến lược chuyển đổi số đã nhấn mạnh điều này tại Diễn đàn Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia với chủ đề "Kiến tạo giá trị từ Chiến lược Dữ liệu trong bối cảnh AI" diễn ra ngày 5/7/2023. Diễn đàn do Hội Truyền thông số Việt Nam, Trung tâm Thông tin Truyền thông số tổ chức.

Theo ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam, Chuyển đổi số là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đã được Bộ Chính trị xác định trong Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030, khẳng định "Đẩy mạnh Chuyển đổi số Quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hòa, hiệu quả thị trường trong nước quốc tế".

Chương trình "Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia" do Hội Truyền thông số Việt Nam chủ trì, dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông được hình thành nhằm mục tiêu giúp cộng đồng xã hội nhận thức đúng đắn về chuyển đổi số, kết nối các nguồn lực trong hệ sinh thái chuyển đổi số, góp phần hình thành hệ sinh thái số quốc gia, chia sẻ và tìm giải pháp cho những vấn đề và thách thức mà các tổ chức, doanh nghiệp đang gặp phải, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số hiệu quả hơn.

Chia sẻ thực trạng và giải pháp thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số, khẳng định chuyển đổi số không phải là một phong trào, cũng không phải là một nhiệm vụ chính trị.

Để tiến trình chuyển đổi số quốc gia đi nhanh, đúng hướng, góp phần giải quyết những vấn đề cần phải tập hợp các bên liên quan cùng đồng hành. Hiện nay, tiến trình chuyển đổi số đang có xu hướng nghiêng về một số đơn vị. Nếu không tạo được sự đồng thuận các cơ quan cùng làm, cùng thực hiện mà coi đó là một nhiệm vụ chính trị sẽ là một trở ngại lớn nhất của các địa phương. Việc chuyển đổi số sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự đồng thuận, đồng lòng của các bên cùng tham gia.

Bên cạnh đó, các đơn vị chưa thực sự nhận thức được chuyển đổi số như một phương tiện giúp thay đổi hoạt động hiệu quả hơn, giúp đạt được các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội. Nếu coi chuyển đổi số như một công việc mới phát sinh thêm, ngoài công việc chuyên môn đang phụ trách, nằm ngoài mục tiêu kinh tế chính trị đang thực hiện sẽ dễ dẫn đến tình trạng giao cho một cán bộ, bộ phận phụ trách là xong. Tư duy này đang trở thành rào cản, trở ngại lớn khiến chuyển đổi số không thực hiện được.

Tuy nhiên, theo ông Giang, chuyển đổi số không phải là công việc mới phát sinh mà bao trùm, đi sâu và gắn với tất cả các công việc hoạt động hàng ngày của tổ chức doanh nghiệp.

Do các đơn vị tiếp cận chuyển đổi số từ góc độ sản phẩm dịch vụ đã dẫn đến tranh luận đúng- sai trong sử dụng dịch vụ, sản phẩm, phương pháp. Trong khi đó, thực tế, chuyển đổi số là một tiến trình mới bắt đầu. Do đó, để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số phải tìm ra phương pháp hợp lý, phù hợp chứ không phải tranh luận đúng- sai, ông Giang nói.

Ngoài ra, theo ông Giang, "chúng ta đang khuyến khích những nền tảng mở, dữ liệu mở, khuyến khích nền tảng chia sẻ trong kinh tế, dữ liệu và những cơ hội thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số, dữ liệu để công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể hoạt động. Để có thể thực hiện được những mục tiêu này cần phải có dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời và có chất lượng.

Tuy nhiên, để làm được điều này, cần phải có nền tảng dữ liệu mở và dữ liệu phải mở. Thách thức lớn nhất hiện nay chính là nền tảng và dữ liệu không mở. Chính vì vậy việc ứng dụng công nghệ hiện đại và chuyển đổi số sẽ tắc nghẽn.

Nhấn mạnh vai trò của dữ liệu trong chuyển đổi số, ông Trần Tịnh Minh Triết, Giám đốc Giải pháp SAP Việt Nam cho rằng chuyển đổi số không phải sự lựa chọn mà là con đường bắt buộc. Để chuyển đổi số bắt buộc phải có dữ liệu. Dữ liệu trở thành một loại tư liệu sản xuất, là một loại tài sản quý, vô hình không có trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Cũng theo ông Giang, vấn đề lớn đặt ra hiện nay trong tiến trình chuyển đổi số các cấp đó là thiếu nhân lực đủ sâu về chuyển đổi số để thực hiện tư vấn, đào tạo, quản lý, thực hiện. Việt Nam đang thiếu các chuyên gia tư vấn chuyển đổi số, chuyên gia đào tạo chuyển đổi số và chuyên gia chuyên trách về chuyển đổi số. Đây là điểm trống lớn nhất trong thực hiện chuyển đổi số ở Việt Nam. Điều này dẫn đến tình trạng nhân lực chuyển đổi số kiêm nhiệm, thiếu chuyên nghiệp.

Chuyển đổi số là phương tiện, mang tính tiến trình và không phải mục tiêu. Chuyển đổi số không phải là một mô hình và không có hình mẫu chung để nhân rộng áp dụng. Vì cách hiểu chuyển đổi số là mô hình đã dẫn đến tình trạng các bên chờ nhau, nhìn nhau làm để học theo. Không thấy được rõ lợi ích nên các đơn vị không làm, làm đối phó, làm phong trào. Cũng vì không hiểu rõ bản chất nên đụng đâu làm đó; không biết cách hành động đúng sẽ nghĩ gì làm nấy. Khi không hiểu được mình thực sự muốn gì sẽ nhìn xung quanh làm theo…

Để giải quyết những vấn đề này, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, đại diện Viện Chuyển đổi số cho rằng các đơn vị phải biết rõ, nắm chắc, hiểu sâu, biết mình muốn gì, làm gì và làm như thế nào. Khi biết rõ sẽ thấy được lợi ích để làm, để không đối phó, không làm kiểu phong trào…

Nhận thức chuyển đổi số chuyển biến rõ nét

Nhận thức được tính cấp thiết cùng tốc độ hội nhập toàn cầu, PGT Holdings doanh nghiệp kinh doanh đa ngành có những bước đi chiến lược trong năm 2021 và là tiền đề vững chắc để năm 2022 thực hiện.

Cụ thể, trong tháng 11/2021 sự kiện công ty cổ phần PGT Holdings đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng với công ty cổ phần IENT và trở thành đối tác chiến lược về kinh doanh online thông qua trang "Tax Free Online.jp" dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Cũng góp một phần không nhỏ khẳng định giá trị của PGT Holdings, PGT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.

photo-1688997442653

Công ty cổ phần PGT Holdings đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng với công ty cổ phần IENT.

Bên cạnh đó, công ty con tại Myanmar_ Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính cũng được PGT Holdings nghiên cứu và đưa vào sử dụng lĩnh vực Fintech.

PGT Holdings tin rằng với những tín hiệu tích cực từ những thông tin đã công bố cùng báo cáo tài chính quý 1/2022 sắp tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục ăn nên làm ra. Là tài sản dài hạn an toàn và tin cậy của các nhà đầu tư đang nắm giữ mã PGT.

Quay trở lại TTCK, kết thúc phiên giao dịch ngày 10/7, VN-Index tăng 10,95 điểm (0.,96%), đạt 1149.02 điểm; HNX-Index tăng 2,55 điểm (1,13%), đạt 228,37 điểm. Thanh khoản của các chỉ số sôi động trở lại. VN-Index đạt khối lượng giao dịch hơn 879 triệu đơn vị, tương đương 18.4 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận thanh khoản đạt 134 triệu đơn vị, tương đương giá trị 2.2 ngàn tỷ đồng.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này bán ròng tổng cộng 350 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 22 tỷ đồng.

Khép lại phiên giao dịch ngày 10/7/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,700 VNĐ./

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024