Thanh khoản thị trường với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 1,26 tỷ cổ phiếu, tương đương giá trị đạt 29 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt 136 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 2,3 ngàn tỷ đồng.
Đóng cửa tuần giao dịch 7/7 - 11/7, chỉ số VN-Index ở mức 1457,76 điểm, tăng 70,79 điểm (5,1%). Tuần bứt phá của VN-Index được hậu thuẫn bởi mức thanh khoản kỷ lục của thị trường chứng khoán từ khi hoạt động đến nay và cao hơn 45,5% so với mức bình quân 20 tuần. Bất động sản (13,2%), Thép (10,99%) và Chứng khoán (8,37%) là ba nhóm ngành tăng điểm mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, Hàng không (0,92%), Bảo hiểm (0,55%) và Thủy sản (0,22%) là ba nhóm ngành chịu áp lực điều chỉnh mạnh nhất.
Thị trường có sự phân hóa nhất định khi dòng tiền chỉ tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechips trong khi nhóm midcap chỉ đi ngang hoặc điều chỉnh nhẹ, dẫn tới thực trạng nhiều tài khoản NĐT vẫn chỉ đi ngang nếu như không mua đúng.
Dự báo thị trường chứng khoán 14/7 - 18/7
VN-Index được dự đoán sẽ tiếp tục tăng điểm nhờ sự hỗ trợ của các cổ phiếu vốn hóa lớn. Diễn biến này có thể sẽ còn tiếp diễn trong các phiên đầu tuần này. Tuy nhiên, thị trường vẫn tiềm ẩn nhịp rung lắc mạnh khi đang tiến đến các vùng kháng cự mạnh, gần các vùng đỉnh lịch sử được thiết lập năm 2022.
Dòng vốn ngoại đã quay lại mạnh mẽ từ những thay đổi mang tính nền tảng trong triển vọng kinh tế vĩ mô và chính sách điều hành. Những yếu tố then chốt giúp gia tăng niềm tin của NĐT nước ngoài và xu hướng cho thị trường sẽ tiếp tục hướng đến những cột mốc điểm số cao hơn như 1,500 - 1,600 điểm trong trung vài dài hạn dù ngắn hạn có thể gặp các yếu tố điều chỉnh khi hoạt động chốt lời đang bắt đầu gia tăng tuy nhiên xu hướng lớn vẫn duy trì tốt.
Sau khi các thông tin về thuế quan tạm thời lắng xuống, thị trường sẽ hướng sự quan tâm đến các thông tin KQKD quý II của các doanh nghiệp niêm yết. Các nhóm cổ phiếu tiếp tục có sự phân hóa rõ nét theo triển vọng lợi nhuận của từng doanh nghiệp cụ thể.
Các chuyên gia khuyến nghị: "Nhà đầu tư nên chuyển từ nắm giữ sang chốt lời từng phần cho các vị thế ngắn hạn sau nhịp tăng bùng nổ của thị trường và nhiều nhóm ngành trong tuần qua. Thêm vào đó, nhà đầu tư chỉ nên mua trở lại tại các nhịp điều chỉnh tiếp theo của thị trường và các cổ phiếu tiềm năng. Ưu tiên quan sát vẫn là các đại diện thuộc các nhóm ngành mang tính chất dẫn dắt (leading), bao gồm Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản…"
Quay trở lại với cơ hội đầu tư, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Với mức giá tốt của hiện tại cùng, xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, nhờ định hướng hoạt động chủ yếu tại thị trường nội địa và các lĩnh vực ít chịu tác động trực tiếp từ thương mại toàn cầu. Đây được xem là điểm cộng lớn giúp PGT giữ vững chiến lược tăng trưởng trung và dài hạn bất chấp những biến động quốc tế. PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Khép lại phiên giao dịch ngày 14/7/2025, mã PGT đóng cửa với mức giá 8,800 VNĐ./