Cuộc khảo sát ý kiến của các đầu tư về thị trường mới nổi nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư vào nước ngoài. Đồng thời cũng là cơ sở vững chắc để quốc gia này có những tiềm năng thu hút nguồn vốn, phát triển kinh tế xã hội.
Cuộc khảo sát ý kiến các nhà đầu được thực hiện thông qua 6 câu hỏi trên 3 chủ đề chính.
Chủ đề 1: Thị trường nào thu hút nhà đầu tư nhất sau đại dịch Covid-19?
Thông qua hai câu hỏi:
Câu hỏi số 1: Theo bạn nghĩ đầu tư vào thị trường mới có đang trở nên cần thiết?
Câu hỏi số 2: Bạn có muốn nâng thị phần đầu tư vào thị trường mới nổi đón đầu thời kỳ sau đại dịch Corona hay không?".
Kết quả khảo sát chủ đề này nhận được sự đồng ý 66.7% nhà đầu tư trả lời muốn tăng tỷ lệ thị phần của các thị trường mới nổi sau Đại dịch. Cho thấy, thị trường mới nổi hấp dẫn các nhà đầu tư rất lớn bởi tiềm năng về kinh tế phát triển lâu dài trong tương lai.
Chủ đề 2: Quốc gia nào đang nhận được nhiều sự quan tâm.
Câu hỏi thứ 3: Trong đó các thị trường mới nổi, quốc gia nào đang nhận được nhiều sự quan tâm?
Biểu đồ quốc gia được đánh giá cao trong thị trường mới nổi.
Kết quả khảo sát vị trí nổi bật thứ nhất là Việt Nam chiếm 62.2%, tiếp theo sau "Ấn Độ"chiến 51.4 % và "Brazil" chiếm 47.3 %.
Chủ đề 3: Lí do quan tâm đến Việt Nam?
Biểu đồ Những yếu tố khiến các nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng trong đó 46 nhà đầu tư đã đưa ra quan điểm của mình "Thị trường đang mở rộng"chiếm 78,3%,"Thời kì tiền phát triển là thời kì có tốc độ tăng trưởng cao" chiếm 65,2%, "Vừa là chủ nghĩa xã hội vừa phát triển kinh tế tư bản" chiếm 60,9%.
Một số ý kiến cho rằng lí do quan tâm đến Việt Nam là "người lao động," "nhiều người trẻ", và " đây là quốc gia sẽ là đối tác quan trọng với Nhật Bản". Bên cạnh đó những đức tính vốn có của người Việt Nam như chăm chỉ, ham học hỏi sáng tạo đã giúp Việt Nam thu hút các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất để doanh nghiệp FDI phát triển. Vì nguồn vốn nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của ngân sách, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động. Đại dịch Covid-19 tạo sức ép để các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, điều chỉnh những quy định không còn phù hợp để tạo điều kiện cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư lâu dài, bền vững tại Việt Nam.
Câu hỏi 5: Thị trường Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư bởi lý do nào khác nữa?
Cuộc khảo sát đã thu về 25 câu trả lời cho rằng "Vì người dân là những người lao động chăm chỉ" và "Bởi vì đây là đất nước sẽ trở thành đối tác quan trọng của Nhật Bản trong tương lai gần."
Khoảng 90% nhà đầu tư quan tâm nhiều đến Việt Nam quan tâm đến "tài chính vi mô" ở Việt Nam. Ở Việt Nam những chính sách từ chính phủ đã giúp người dân tiếp cận được chính sách tài chính vi mô từ các nhà đầu tư.
Câu hỏi 6: Những nhà đầu tư quan tâm tới thị trường Việt Nam được hỏi việc về việc có quan tâm đến tài chính vi mô tại Việt Nam?
Biểu đồ khảo sát sự quan tâm tới thị trường tài chính vi mô tại Việt Nam của các nhà đầu tư.
Đặc biệt hơn trong lúc giai đoạn khó khăn khi dịch bệnh bùng phát, Việt Nam vẫn ổn định xã hội và tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp tạo lợi nhuận. Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.
Những chính sách được nhà nước ban hành về tài chính vi mô còn thúc đẩy hoạt động tiêu dùng, chi tiêu không tiền mặt, đồng thời giúp xây dựng và dần minh bạch hóa thông tin tài chính cá nhân.
Kết quả tổng quan của cuộc khảo sát:
Việc tổ chức nghiên cứu, điều tra, đánh giá và thu thập số liệu để xác định nguồn vốn đầu tư vào thị trường mới nổi là một việc làm hết sức cần thiết. Kết quả của việc khảo sát này tạo cơ sở đánh giá , điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hơn định hướng đầu tư cho các nhà đầu tư nhằm nâng cao độ chuẩn xác của chỉ tiêu vốn đầu tư.
Cuộc khảo sát cho thấy Việt Nam chính là cái tên được chú ý nhiều nhất đối với các nhà đầu tư đang xem xét các điểm đến đầu tư xa hơn với dự đoán xung đột thương mại Mỹ - Trung sau đại dịch, đồng yên giảm giá do chính sách tiền tệ định lượng bị thu hẹp (giảm dần) và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại.
Cùng với kỳ vọng cao vào sự phát triển của Việt Nam, nơi được dự đoán là thị trường đang mở rộng và đang trong giai đoạn tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì, đang tập trung được sự quan tâm của các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho mình.