Trên sàn HNX, các chỉ số chính đều đi lên; trong đó, HNX-Index tăng 2,02 điểm (0,8%), lên mức 229,8 điểm; HNX30-Index lên mức 488,86 điểm, tăng 8,75 điểm (1,82%).
Bước sang nửa đầu năm 2023, xu hướng thận trọng tiếp tục ảnh hưởng tới dòng vốn đầu tư toàn cầu và tác động rất mạnh tới Việt Nam. Theo báo cáo, trong quý I-2023, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm trước, vốn FDI thực hiện ước đạt 4,32 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Sang quý II, tình hình thu hút vốn FDI có sự cải thiện nhưng nhìn chung vẫn ảm đạm. Tính tới hết quý II, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 10,02 tỷ USD, chỉ tăng khoảng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên từ quý III, dòng vốn FDI bất ngờ chảy mạnh vào Việt Nam. Tổng vốn FDI đăng ký tính tới cuối tháng 9 đạt 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước, tức chỉ trong 3 tháng tăng tới 6,78 tỷ USD; vốn thực hiện ước đạt 15,91 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua. Bước sang tháng đầu tiên của quý IV, vốn FDI tiếp tục tăng mạnh.
Tính đến ngày 20-10, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ, tức chưa đầy 1 tháng đã tăng hơn 5 tỷ USD; vốn thực hiện 10 tháng năm 2023 ước đạt 18 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Với đà tăng tốc này, dự báo kết thúc năm 2023, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có thể vượt 30 tỷ USD và vốn thực hiện có thể đạt mức kỷ lục trên 22 tỷ USD.
Thu hút nhà đầu tư chất lượng cao, nâng cấp vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu
Sản lượng của nhà máy Intel đặt tại Việt Nam đã chiếm khoảng 50% tổng sản lượng hệ thống kiểm định và đóng gói của tập đoàn này trên toàn cầu. Trong thời gian tới, chuỗi giá trị này sẽ không dừng lại ở đó, khi TP Hồ Chí Minh đang lên kế hoạch thu hút nhà đầu tư chiến lược vào các lĩnh vực công nghệ cao. Mới đây nhất công ty làm vi mạch bán dẫn là Besi từ Hà Lan đã được trao giấy chứng nhận đầu tư, với quy mô trong giai đoạn đầu đạt gần 5 triệu USD.
Besi là công ty lớn trên thế giới về sản xuất máy móc dùng trong quy trình đóng gói vi mạch bán dẫn. Chính quyền TP Hồ Chí Minh xác định, việc thu hút doanh nghiệp này đầu tư mang tính chiến lược vì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của nhà đầu tư. Để đáp ứng yêu cầu chi phí, Besi có nhu cầu sử dụng 80% nguồn cung ứng là từ Việt Nam.
Ông Steven Lim - Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu và phát triển khu vực châu Á, Công ty Besi cho biết: "Chúng tôi cần phải phát triển được chuỗi cung ứng từ nội địa. Điều này sẽ có vai trò quan trọng đối với Việt Nam. Bởi khu chúng tôi mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ tăng trưởng theo, mang lại lợi ích chung khi tham gia vào chuỗi cung ứng ngành bán dẫn".
Ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam cho hay: "Chúng tôi đánh giá rất cao tiềm năng của TP Hồ Chí Minh với hệ thống trường đại học có đào tạo ngành liên quan đến công nghệ, có thể cung cấp được lượng kĩ sư lớn. Hạ tầng vật lý của TP Hồ Chí Minh cũng rất thuận lợi, có nhiều khu công nghệ cao thuận lợi cho các công ty xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển".
Qua 10 tháng năm nay, TP Hồ Chí Minh thu hút hơn 2,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu về FDI. Tuy nhiên con số này giảm hơn 30% so với cùng kỳ, phần nào cho thấy xu hướng dòng vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp giản đơn dịch chuyển sang các tỉnh thành khác do quỹ đất dồi dào và chi phí rẻ hơn TP Hồ Chí Minh.
Trước yêu cầu dòng vốn đầu tư phải mang lại giá trị gia tăng cao hơn, chính quyền TP Hồ Chí Minh xác định việc thu hút FDI thời gian tới phải chọn lọc kỹ hơn và gắn với các mục tiêu phát triển doanh nghiệp trong nước ở những ngành, lĩnh vực ưu tiên cụ thể, từ đó xác định những chính sách phù hợp.
Ông Kim Huat Ooi - Phó Chủ tịch phụ trách sản xuất, chuỗi cung ứng và vận hành - Tập đoàn Intel nhận định: "Thế giới đang trở nên rất cạnh tranh, nhiều quốc gia lớn cũng như các nước đang phát triển đều muốn có phần trong các ngành công nghệ cao. Do đó, các chính sách khuyến khích đầu tư có tính cạnh tranh là rất quan trọng. Nhất là trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu sắp được áp dụng, khiến việc khuyến khích bằng thuế thu nhập doanh nghiệp không còn quá hấp dẫn với nhà đầu tư nữa".
Theo các chuyên gia, TP Hồ Chí Minh có lợi thế khi được trao cơ chế đặc thù để đưa ra chính sách ưu đãi thu hút nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên việc thực thi cần được triển khai nhanh, để không bỏ lỡ thời hạn 5 năm áp dụng các cơ chế đặc thù.
Phát triển nhân lực chất lượng cao - "chìa khóa" thu hút đầu tư
Khi ưu đãi bằng công cụ thuế không còn hấp dẫn, thì việc xác định lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư là rất quan trọng. TP Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều chính sách mới để đầu tư, thu hút nhân lực chất lượng cao không chỉ là nhân lực trong nước, mà cả thu hút nguồn lực từ nước ngoài.
Để đạt được mục tiêu thu hút vốn đầu tư chất lượng cao gắn với phát triển doanh nghiệp trong nước, chính các doanh nghiệp Việt cũng phải cải thiện được năng lực cạnh tranh mới đủ điều kiện tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Cách hiệu quả để cải thiện là thu hút được nhân lực chất lượng cao.
Chính quyền TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, đang tiếp tục xây dựng các chính sách về miễn giảm thuế thu nhập cho các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo. Việc triển khai nhiều chính sách khác nhau kỳ vọng giúp thành phố đạt mục tiêu đóng góp được khoảng 80% số nhân lực kỹ sư công nghệ mà cả nước cần đến năm 2030.
Để TP Hồ Chí Minh chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng, việc thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng, có tính chiến lược giữ vai trò rất quan trọng. Chúng ta đã nhắc nhiều đến các chính sách khuyến khích, nhưng cũng đòi hỏi lực lượng thực thi chính sách phải quyết liệt, đổi mới trong cách làm. Có như vậy các cơ chế đặc thù được trao cho thành phố mới phát huy được hiệu quả.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 21/11/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ./