Tiếp tục là đà hồi phục ngày 19/5, VN-Index tăng nhẹ, thị trường vận động quanh ngưỡng 1.241 điểm. Cụ thể, VN-Index tăng 0,08 điểm (0,07%) lên 1.241,64 điểm, HNX-Index giảm 0,72 điểm (0,23%) xuống 309,12 điểm, UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (0,16%) còn 94,58 điểm.
Thị trường chứng khoán mang vẻ đẹp của sự bất ngờ, diễn biến kịch và vô cùng khó đoán trong xu hướng ngắn hạn. Có rất nhiều nguyên nhân để thị trường phiên 17/05 (tăng 56 điểm) bật mạnh. Nguyên nhân lớn nhất có lẽ đó là nó đã xuống quá sâu giai đoạn trước. Gần 24% trong 29 ngày giao dịch là con số lỗ lớn nhất trong các thị trường chứng khoán thế giới cùng thời điểm. Những khó khăn vẫn còn nguyên đó, lạm phát cao, kinh tế thế giới bất ổn, chứng khoán thế giới đi xuống, dòng tiền rút ra,… Bởi vậy, chỉ số đạt mức tăng tuyệt đối cao nhất mọi thời đại vào hôm nay lại là một điều bất ngờ thú vị không ai nghĩ tới. Trùng hợp nó tới đúng thời điểm khi những mảng tối nhất của thị trường được Ủy ban chứng khoán cùng các cơ quan liên quan nhìn ra và bước đầu có những động thái xử lý.
Con đường chứng khoán Việt Nam phía trước vẫn còn đầy chông gai, những thứ cơ quan quản lý chạm tới chỉ là bề nổi của những tảng băng mà để xử lý còn rất khó, rất lâu. Nhà đầu tư còn vô số câu hỏi về tính minh bạch của thị trường, về ý nghĩa những giá trị thực tế của những cuộc chơi như quyền chọn, phái sinh với một thị trường non trẻ như chứng khoán Việt Nam…
Những động thái của các cơ quan quản lý đang cho thấy một thị trường hướng tới việc bảo vệ những nhà đầu tư chứ không phải bảo vệ các ông lớn, một thị trường minh bạch bằng mọi giá là thứ chúng ta có thể cảm nhận trong cách hành xử của các cơ quan quản lý.
Cụ thể, chiều 18/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thông báo chính thức các hình thức kỷ luật đối với tập thể và các cá nhân là nguyên lãnh đạo, lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Sở GDCK Việt Nam (VNX), Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh (HOSE) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD). Bộ Tài chính và UBCKNN sẽ chấp hành nghiêm kết luận của của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Qua sự việc Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán và Tổng Giám đốc HOSE bị kỷ luật, đại diện Bộ Tài chính khẳng định. "Những sai phạm của các cá nhân sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động của UBCKNN, các Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và thị trường chứng khoán. Bộ Tài chính đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và vận hành thị trường chứng khoán (TTCK) liên tục, ổn định, an toàn; đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang tham gia trên TTCK Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật".
Niềm tin và sự kỳ vọng của các nhà đầu tư
Trong năm 2021, có phiên giao dịch trên cả 3 sàn vượt 50.000 tỉ đồng nhưng số lượng phát hành cổ phiếu mới chỉ chiếm khoảng 3% tổng vốn hóa thị trường là quá ít ỏi, cần có giải pháp để cải thiện.
Đặc biệt, cần sớm cho phép giao dịch T0 trên chứng khoán cơ sở, để tạo sự công bằng và tránh thiệt hại cho nhà đầu tư cá nhân từ những thông tin bất cân xứng như hiện tại. Cụ thể, trong khi Việt Nam đang áp dụng giao dịch T3 cho chứng khoán cơ sở (mua cổ phiếu, 3 phiên sau mới bán được), nhà đầu tư có thể gặp rủi ro trong lúc chờ hàng về. Ngược lại, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, nhà tạo lập... lại luôn có sẵn hàng trong kho vì quy mô vốn lớn, có thể bán bất cứ lúc nào.
Cần tách bạch giữa tự doanh và môi giới, bởi đây cũng là một dạng thông tin bất cân xứng. Khi công ty chứng khoán được giao dịch tự doanh, mỗi môi giới có hàng trăm, hàng ngàn nhà đầu tư, họ sẽ tư vấn cho nhà đầu tư mua vào một cổ phiếu - trong khi chính cổ phiếu đó đã được công ty này gom dần từ trước. Khi cổ phiếu được kéo giá lên, nhà đầu tư mua cuối sẽ là người "ôm bom" khi gặp rủi ro vì có thể bị "xả" bất cứ lúc nào. Do đó, để thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch, cần hạn chế thông tin bất cân xứng này.
Khi nhắc tới tính minh bạch của thông tin chúng ta không thể bỏ qua doanh nghiệp PGT Holdings (HNX: PGT).
Bắt nguồn từ đội ngũ Ban quản trị bao gồm cả các lãnh đạo cao cấp người Nhật Bản và người Việt Nam đã đưa doanh nghiệp phát triển từng bước rõ nét. Chất lượng quản trị của doanh nghiệp PGT được nâng cao. Bởi vì các nhà đầu tư người Nhật Bản (đặc biệt CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo_ đã có 10 năm kinh nghiệm trong thị trường Việt Nam) với các tiêu chuẩn ở thị trường đã phát triển, sẽ yêu cầu doanh nghiệp gia tăng tính minh bạch, tuân thủ các chuẩn mực tốt của thế giới trong vấn đề quản trị. Thêm vào đó nhà đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ sở hữu đáng kể sẽ cùng tham gia hoạch định chiến lược, quản trị điều hành doanh nghiệp tốt hơn nữa.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Hiểu được những yếu tố và thế mạnh của thị trường kinh tế Việt Năm những tháng cuối năm. Cùng với những tiềm năng phát triển ngành tài chính. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực M&A, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Sự minh bạch thông tin có thể được xem như tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp niêm yết trên con đường phát triển bền vững. Từ đó các nhà đầu tư có thể tin tưởng giải ngân và kì vọng sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó, mã PGT là một gợi ý hợp lí để các nhà đầu tư và tìm hiểu.
Khép lại phiên giao dịch ngày 19/5, cổ phiếu PGT đang nằm trong khoảng giá giao dịch 7,200 – 10,000 VNĐ.
PGT tự tin là doanh nghiệp M&A có thể giúp các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Với nhiều kế hoạch M&A tiềm năng, PGT với lãnh đạo là CEO người Nhật Bản nhiều năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam. Đây là một cơ hội hiếm có để các nhà đầu tư hãy theo dõi để không bỏ lỡ cơ hội tiềm năng này.