Thị trường chứng khoán mở cửa phiên đầu tháng 8 trong tâm lý hứng khởi của nhà đầu tư và xu hướng tăng được củng cố xuyên suốt phiên giao dịch bằng những nhịp tăng.
Thanh khoản thị trường tiếp tục sôi động, VN-Index đạt 708 triệu cổ phiếu với giá trị 16 ngàn tỷ đồng, HNX-Index đạt 83.2 triệu cổ phiếu với giá trị 1.5 ngàn tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán ngày 1/8/2022.
Trong thời kỳ bão giá đầu vào, định giá P/E thấp không có nhiều ý nghĩa trong việc lựa chọn cổ phiếu, mà chất lượng doanh nghiệp mới là điều cốt yếu.
Hệ số P/E
Hệ số định giá P/E của thị trường chứng khoán gần đây giảm xuống quanh mức 12 lần, được ví như thời điểm "mười năm có một" để nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội tích sản.
Trong báo cáo chiến lược mới công bố, thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn so nhiều thị trường trong khu vực bởi P/E thấp, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao, triển vọng tăng trưởng GDP và lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) cao...
Mức định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn hàng đầu khu vực, trong khi đà phục hồi đang diễn ra ở hầu hết lĩnh vực, mang lại triển vọng lợi nhuận khả quan cho các doanh nghiệp.
Những nhận định tích cực như vậy đã góp phần ổn định tâm lý cho không ít nhà đầu tư sau đợt thị trường điều chỉnh sâu, có thể tích lũy dần cổ phiếu vào danh mục, nhất là các mã có P/E thấp.
Điểm mạnh và điểm yếu của P/E
Ưu điểm:
- Lợi nhuận ròng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn dắt giá trị của cổ phiếu.
- EPS được tính toán sẵn trên nhiều trang về dữ liệu, do vậy nhà đầu tư hầu như không phải tính toán gì khi muốn sử dụng chỉ số P/E. Ngoài ra, việc so sánh ngang cũng đơn giản hơn so với các chỉ số ít thông dụng khác như EV/EBITDA.
Nhược điểm:
- P/E không xét đến cấu trúc tài sản của doanh nghiệp.
- Sự biến động giá mạnh của cổ phiếu trong ngắn hạn có thể làm P/E biến động khó lường theo.
- P/E thường được tính dưới dạng quá khứ, với chỉ số P/E trailing (tức dùng lợi nhuận đã thực hiện được). Tuy nhiên, P/E sẽ có giá trị hơn khi sử dụng với EPS dự phóng trong tương lại.
- P/E cần phải điều chỉnh đối với cổ phiếu có tính chu kỳ. Với cổ phiếu đang trạng thái bùng nổ về lợi nhuận nhưng kết quả này chỉ duy trì trong ngắn hạn, P/E đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự điều chỉnh phù hợp để định giá chính xác.)
Nhà đầu tư có thể coi P/E là một chỉ số để theo dõi, nhưng đây đơn giản chỉ là một chỉ báo.
"Nếu lọc được những cổ phiếu tiềm năng chỉ bằng chỉ số P/E thì chúng ta đâu cần phải phân tích đầu tư quá nhiều cho đau đầu", chuyên gia nhấn mạnh.
Trường hợp sử dụng chỉ số P/E để lọc và lựa chọn cơ hội, ông Tâm khuyến nghị, nhà đầu tư nên dùng P/E dự phòng, tức P/E tương lai, thay vì P/E hiện tại.
Bởi lẽ, thị trường chứng khoán và giá cổ phiếu có xu hướng phản ánh tương lai, do đó, nếu có khả năng phân tích và dự báo, nhà đầu tư nên dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 2022, 2023 và tính P/E của các năm đó.
Trong đợt giảm điểm 3 tháng vừa qua, có nhiều cổ phiếu giảm từ đỉnh với mức giảm trên 50%, thậm chí một số mã giảm hơn 80%, cho thấy lực bán tháo diễn ra mạnh dù không theo một trào lưu rõ ràng nào. Ngược lại, có không ít cổ phiếu duy trì ở vùng giá cao, mức điều chỉnh không đáng kể, nhất là nhóm phân bón, hóa chất, cảng biển…
"Vì thế, để đánh giá cơ hội, nhà đầu tư nên đánh giá từng cổ phiếu. Cơ hội xuất hiện ở một số cổ phiếu, chứ không phải toàn thị trường, cho dù nhiều chuyên gia đánh giá mức P/E thấp".
Các chuyên gia nhận xét thêm, chỉ số P/E được sử dụng phổ biến từ trước đến nay, nhưng thế nào là đắt hay rẻ tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể và không phải lúc nào cũng được đánh giá một cách chính xác. Nói cách khác, mức độ đắt, rẻ hay hợp lý của P/E có biên độ rộng. Đầu năm 2022, P/E ở mức 18 - 20 lần nhưng đa số ý kiến cho rằng mức định giá vẫn còn rẻ.
Chất lượng doanh nghiệp là trên hết
Không thể phủ nhận P/E là một chỉ số tham khảo, phản ánh mức định giá toàn thị trường nói chung, các ngành và doanh nghiệp nói riêng, giúp nhà đầu tư có thêm cơ sở để đưa ra quyết định giao dịch hợp lý.
Tuy nhiên, trong thời kỳ giá đầu vào neo cao, tác động mạnh đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn tới nguy cơ sụt giảm lợi nhuận, thì P/E hiện tại tuy rẻ so với trước nhưng giá cổ phiếu vẫn có thể giảm sâu, bởi bên mua yêu cầu một mức P/E thấp hơn.
Vì thế, nhiều chuyên gia khuyến nghị, nhà đầu tư cần đặt chất lượng của doanh nghiệp lên hàng đầu khi lựa chọn đầu tư, tập trung vào những doanh nghiệp giá trị, tăng trưởng, có cổ tức tốt.
Các chuyên gia cũng nêu nên phân tích, lạm phát cao về cơ bản ảnh hưởng đến người tiêu dùng và khiến nhu cầu giảm, doanh nghiệp vì thế bán hàng kém hơn, hoặc giảm sản xuất, hoặc giảm giá bán. Hiện tại, lạm phát ở Mỹ và EU đang rất cao, nhu cầu tiêu dùng có khả năng suy giảm, dẫn tới nhóm doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường đó chịu nhiều áp lực.
Với góc nhìn đó, tổng cầu thế giới có khả năng sẽ chững lại từ nay đến cuối năm, trong khi hơn 9.100 tỷ USD hàng tồn kho đang cần được tiêu thụ. Người dân hầu như sẽ chỉ chi tiêu các mặt hàng thiết yếu, cắt giảm mạnh những sản phẩm xa xỉ.
Trong khi đó, đối với nhà đầu tư ngắn hạn, chiến thuật hợp lý là kết hợp phân tích cơ bản với phân tích kỹ thuật để lọc ra cổ phiếu của doanh nghiệp khoẻ và tránh xa những cổ phiếu yếu. Đối với nhà đầu tư dài hạn, chỉ số P/E rất quan trọng vì mang yếu tố phân tích cơ bản, nhưng cần kết hợp các yếu tố khác để tìm kiếm những cơ hội tiềm năng như chu kỳ kinh doanh thuận lợi, khả năng duy trì đà tăng trưởng.
Hạn chế lướt sóng chứng khoán giai đoạn này
Tuần giao dịch này cũng có sẽ những thông tin quan trọng có thể ảnh hưởng đến diễn biến của các thị trường tài chính mà tiêu biểu là cuộc họp FOMC của Fed vào rạng sáng ngày 28/07 (theo giờ Việt Nam) về quyết tăng lãi suất. Hiện tại, xác suất tăng 0.75% đang chiếm ưu thế với hơn 70% các bên nghiêng về khả năng này. Nhưng vẫn có gần 30% tin vào việc Fed tăng 1% trong đợt này và đây có thể coi là rủi ro khó lường trước.
Trên góc nhìn dài hạn, đánh giá thị trường đang có xu hướng tích lũy chặt chẽ dần, giống như giai đoạn từ nửa cuối 2018 đến hết năm 2019. Định giá hiện tại của thị trường vẫn đang ở mức thấp với chỉ số P/E đang ở quanh mức 12.5 lần trong bối cảnh nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp niêm yết trên sàn được dự báo tăng trưởng tốt trong nửa cuối năm 2022.
Do đó, nhà đầu tư có thể xem xét chọn lọc giải ngân, tích lũy đối với những cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng trong tương lai khi giá đã giảm về vùng hấp dẫn.
Trong tháng 8/2022, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục phân hóa và phục hồi, VN-Index có thể tiếp cận vùng 1.211 điểm để hướng đến vùng 1.220-1.225 điểm. Các chuyên gia cũng nhận định thị trường vẫn đang hình thành vùng tích lũy, kỳ vọng sẽ có xu hướng tích lũy chặt chẽ dần theo quan điểm dài hạn. Ở vùng giá hiện tại định giá thị trường vẫn đang ở mức thấp so với trung bình nhiều năm. Mặt khác, nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước khá tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP quý 2 đã tăng 7,72% và đây là cao nhất trong thập kỷ qua đồng thời GDP quý 3 kỳ vọng có thể trên 9%.
Mã PGT trên sàn HNX cổ phiếu gợi ý cho các nhà đầu tư.
Chào bán riêng lẻ 2 triệu cổ phiếu
Tại ĐHCĐ thường niên năm 2022 của PGT Holdings đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ 2 triệu cp cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Giá chào bán dự kiến tối thiểu 10,000 đồng/cp.
Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của PGT dự kiến tăng từ hơn 92 tỷ đồng lên hơn 112 tỷ đồng.
Ước tính đợt chào bán lần này dự kiến là 20 tỷ đồng, được dùng để bổ sung vốn lưu động của Công ty con tại Việt Nam (10 tỷ đồng), tăng nguồn vốn lưu động Công ty tài chính vi mô tại Myanmar (7 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh (3 tỷ đồng).
Giá trị nội tại của doanh nghiệp.
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Thêm vào đó, trong thời gian tới PGT Holdings đang đẩy mạnh trong việc hợp tác với các đối tác quốc tế, đẩy mạnh vai trò đầu tư đa lĩnh vực toàn cầu.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/8/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 5,600 VNĐ.
Dó đó, mã PGT là một gợi ý để nhà đầu tư có thể xem xét chọn lọc giải ngân, tích lũy đối với cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng khi giá đang giảm về vùng hấp dẫn.