Nhưng tuy nhiên cơ hội trong ngắn hạn vẫn đang là xu hướng khó đoán. Nếu các nhà đầu tư vội vã rời bỏ cổ phiếu cơ bản tốt ở thời điểm này, rất có thể sẽ phải tiếc nuối trong một tương lai gần.
Ngày giao dịch cuối tuần (thứ sáu ngày 13), VN Index đã chính thức xuyên qua mốc 1.200 điểm xuống còn 1.182,77 điểm (giảm 22,62%) so với mức đỉnh 1.528,57 vào ngày 6/1. Điều quan trọng nhất, với mức rớt này, một thị trường giá giảm mạnh đã xuất hiện.
Một thị trường giảm mạnh thường diễn ra khi nền kinh tế gặp những rắc rối trầm trọng như tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại hoặc lạm phát tăng cao. Điều này khiến cho các doanh nghiệp chủ chốt của thị trường sụt giảm lợi nhuận. Giá chứng khoán sẽ xuống kéo theo một số lượng lớn nhà đầu tư rời bỏ thị trường. Tiền trên thị trường ít đi khiến giá càng xuống sâu hơn.
Kết quả chỉ số Index.
Đóng cửa ngày 18/5, VN-Index tăng 12,39 điểm (1,01%) lên 1.240,76 điểm, HNX-Index giảm 5,47 (1,73%) xuống 309,97 điểm, UPCoM-Index giảm 1,16 điểm (1,21%) đạt 94,73 điểm.
Cuối phiên giao dịch buổi sáng VN-Index lấy lại đà tăng khá tốt và tiếp tục duy trì diễn biến tích cực về cuối ngày, dù thanh khoản không có nhiều đột biến. Nhóm cổ phiếu trụ vận động khá cân bằng, với rổ VN30 có 17/30 mã giao dịch từ ngưỡng tham chiếu trở lên. Hai cổ phiếu VN30 tăng kịch trần là STB và MSN.
Thêm vào đó bức tranh nền kinh tế Việt Nam tại thời điểm gần nhất (quý I năm 2022) và tương lai gần, chúng ta vẫn thấy những điểm sáng:
Theo Tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và 3,66% của quý I năm 2020. Tình hình đăng ký doanh nghiệp quý I năm 2022 có nhiều khởi sắc, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký vào nền kinh tế tăng 21%, trong đó vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động tăng 34,5%.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý I theo giá hiện hành cũng tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2021, cho thấy tín hiệu tích cực trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư, đây là động lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế năm 2022. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ba tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua.
Tính chung quý I năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%; nhập khẩu tăng 15,9%. CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 vào khoảng 6-6,5% và dự báo lạm phát năm 2022 vẫn trong tầm kiểm soát theo mục tiêu của Chính phủ dưới 4%.
Trên thực tế, các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam trong quý gần nhất, đều có mức tăng trưởng khá tốt với dự báo lạm phát nằm trong tầm kiểm soát. Đây là các dấu hiệu của một nền kinh tế đang mạnh lên sau đại dịch. Vậy vì sao chứng khoán Việt lại bước chân vào thị trường lao dốc về điểm số.
Thứ nhất, từ lúc đại dịch Covid-19 diễn ra đến nay, giá cả các hàng hóa nguyên liệu đều ở mức cao, gây áp lực lên lạm phát thế giới, mặc dù chưa ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường Việt Nam. Đặc biệt, bất ổn thế giới càng làm tình hình trở nên phức tạp hơn. Lo lắng về những bất ổn trên thế giới một số nhà đầu tư đã đứng ngoài thị trường và xem xét.
Thứ hai, giá chứng khoán tại các thị trường trọng điểm trên thế giới cũng giảm mạnh với mức giảm 5-15%. Việt Nam không nằm ngoài guồng xoáy này. Nhưng do thị trường chứng khoán Việt Nam có tỷ lệ nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm tới 90% lượng giao dịch trên thị trường, nên cơn hoảng loạn của các nhà đầu tư cá nhân thường khiến thị trường rớt sâu hơn.
Thứ ba, sau hai năm, dịch Covid đã có dấu hiệu được kiểm soát tại Việt Nam. Dòng tiền nhàn rỗi đổ vào chứng khoán năm 2020 - 2021 đã bắt đầu tìm được hướng ra trong sản xuất và rút khỏi thị trường này.
Thứ tư, tín dụng quý I năm 2022 tăng 5,04 % (gấp bốn lần cùng kỳ năm ngoái). Tín dụng tăng trưởng quá nhanh buộc các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động đầu vào, khiến một lượng tiền lớn chảy về hệ thống ngân hàng.
Thứ năm, sau hai năm tham gia thị trường một cách ồ ạt, tổng số tài khoản mở mới từ đầu 2021 tới tháng tư năm 2022 là gần 2,5 triệu tài khoản, chiếm một nửa tổng số tài khoản từ lúc thị trường thành lập (7/2000). Số nhà đầu tư F0 này, sau khi bị thua lỗ, có thể một phần lớn đã rời bỏ thị trường ngay lập tức. Điều này cũng khiến một lượng tiền không nhỏ bị rút ra khỏi thị trường nhanh chóng.
Thứ sáu, việc phát giác ra các vụ vụ việc gian lận trong chứng khoán và trái phiếu thời gian qua, cùng việc một số lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp bị bắt cũng là tác nhân tâm lý khiến nhà đầu tư thêm hoang mang và rời bỏ thị trường.
Tổng hòa các yếu tố, điều có thể thấy rõ nét nhất đó là thị trường gấu của Việt Nam hình thành do yếu tố dòng tiền và tâm lý, nhiều hơn là việc các yếu tố cơ bản của nền kinh tế yếu đi.
Tuy nhiên đâu đó vẫn có những dấu hiệu chúng ta có thể hy vọng đó là:
Nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu quay lại mua ròng cổ phiếu từ tháng 4. Khối ngoại mua ròng 4.200 tỷ đồng sau khi bán ròng 43.529 tỷ trong tám tháng trước đó. Rộng hơn, từ đầu 2020 đến nay, khối ngoại đã bán ròng trên 84.000 tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không lớn, nhưng điều này này sẽ giúp ích cho tâm lý các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ.
Các doanh nghiệp chủ chốt của thị trường vẫn đang trên đà tăng trưởng kinh doanh khá tốt với mức tăng EPS, dự kiến trong năm 2022 đạt khoảng 25%. Kết hợp với mức P/E khoảng trên dưới 12 hiện nay, với mức giá này mức P/E có thể về 10 cuối năm. Các cổ phiếu đang được giao dịch ở một mức giá rẻ so với mức P/E trung bình khoảng 14 trong 10 năm gần đây.
Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong một giai đoạn tăng trưởng kéo dài. Có thể nói kinh tế Việt Nam đang ở trong một thị trường con bò tót nhiều năm. Tốc độ tăng trưởng dự kiến 2022 từ 6- 6,5% cũng sẽ là tác nhân đòn bẩy giúp thị trường con gấu không diễn ra sâu.
Mới đây, Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo quyết tâm đẩy nhanh quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi diễn ra nhanh hơn. Khi quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán diễn ra một lượng vốn ngoại lớn sẽ đổ vào Việt Nam. Tác nhân này sẽ kích thích dòng vốn nội, điều này cùng với những tín hiệu tươi sáng của nền kinh tế sẽ giúp thị trường con bò tót quay lại nhanh.
Vẫn sẽ luôn có những thị trường lao dốc ngắn hạn nằm trong một thị trường tăng trưởng dài hạn. Nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng vượt trội so với thế giới trong nhiều năm. Cùng với những yếu tố nội tại cơ bản vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi thì chúng ta có thế kỳ vọng vào một thị trường chứng khoán tươi sáng. Rất khó để có thể dự đoán thị trường tiếp tục hạ tới mức nào. Việc vay mượn, margin trong giai đoạn này có lẽ không được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư vội vã rời bỏ cổ phiếu cơ bản tốt, có thể chúng ta sẽ phải tiếc nuối trong một tương lai gần.
Cũng như những biến động từ thị trường, mã PGT của PGT Holdings cổ phiếu cơ bản cũng chịu tác động chung từ thị trường.
Thống kê giao dịch của cổ phiếu PGT (HNX: PGT)
Bước vào giai đoạn đầu tháng 4, mã PGT được giao dịch với mức giá 10,100 VNĐ. Những tác động tiêu cực của thông tin cùng nhịp điều chỉnh sâu từ thị trường khiến nhiều mã cổ phiếu cơ bản trong đó có PGT. Nhận định từ các chuyên gia chứng khoán, thị trường giảm điểm, mã chứng khoán giảm giá là một điều tất yếu khó tránh khỏi. Nhưng nội tại cổ phiếu ổn định để vượt qua cơn bão lao dốc điểm số mới được các nhà đầu tư chú ý.
Đứng trước những diễn biến của thị trường, Ban lãnh đạo cao cấp của PGT luôn nỗ lực và tin rằng, những thông tin minh bạch, kết quả kinh doanh tốt sẽ là nên tảng nên đỡ cho giá cổ phiếu trong dài hạn.
Khép lại phiên giao dịch ngày 18/5, mã cổ phiếu PGT giữ nguyên giá ở mốc tham chiếu là 7,200 VNĐ, tiếp tục giao dịch trong khoảng giá 7,200 – 10,000 VNĐ.
Do vậy, nhà đầu tư có thể kỳ vọng nhịp tăng của thị trường sẽ tiếp tục dài hạn, đồng thời có thể xem xét lựa chọn giá tốt để mua vào tại các cổ phiếu lớn có định giá tốt.