Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có 1.120 thương vụ gọi vốn được công bố, với hơn 28,8 tỷ USD tổng giá trị các khoản đầu tư vào thị trường tiền mã hóa (Crypto) trên toàn cầu.
 Ngày đăng: 05/08/2022

Với những xu thế hiện nay, thị trường gọi vốn tiền mã hóa trong thời gian tới sẽ diễn biến theo chiều hướng nào? Đâu sẽ là những lĩnh vực sẽ hút dòng tiền từ các quỹ, nhà đầu tư?

Theo số liệu từ website của Dovemetrics và team Coin98 Insights, 6 tháng đầu năm 2022 số thương vụ gọi vốn trên thị trường Crypto tính trung bình mỗi tháng là 186. Con số này tăng dần từ tháng 1 đến tháng 4 và đạt mức cao nhất là 219 thương vụ vào tháng 4. Vào tháng 5 và 6, con số này giảm dần xuống còn 214 và 182 thương vụ.

Cùng với số lượng thương vụ cao nhất, trong tháng 4, giá trị gọi vốn cũng đạt đỉnh cao nhất, đạt mức 6,8 tỷ USD. Tiếp theo là tháng 1 với giá trị gọi vốn 5,3 tỷ USD, tháng 2 là 4,7 tỷ USD. Đến tháng 6/2022, tổng giá trị gọi vốn của thị trường đạt 3,6 tỷ USD. Nhìn chung, trong khi số vòng đầu tư mỗi tháng đang tăng lên thì giá trị của mỗi vòng gọi vốn lại đang giảm dần.

BLOCKCHAIN, GAMEFI, NFT, METAVERSE thu hút nhà đầu tư

Diễn biến xu hướng trên thị trường trong 6 tháng đầu năm đã cho thấy mối tương quan giữa giá Bitcoin BTC và dòng tiền trên thị trường gọi vốn. Các chuyên gia nhận định, dù thị trường Crypto đang bị ảnh hưởng chung từ kinh tế vĩ mô, dẫn đến giá trị các thương vụ đầu tư có phần giảm nhưng vẫn nhận thấy nhiều điểm tích cực thông qua số lượng các thương vụ, tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2021 (615 thương vụ) và giá trị các vòng gọi vốn gấp gần 3 lần (nửa đầu 2021 là 11 tỷ USD). Tổng số tiền được gọi vốn và số thương vụ trong 6 tháng đầu năm 2022 cao hơn khoảng 30% so với nửa cuối năm 2021.

‎Cụ thể, từ tháng 1 đến tháng 4 là giai đoạn mà giá trị của các dự án có xu hướng giảm nhưng việc số thương vụ tăng đều, cao nhất là 219 thương vụ vào tháng 4 cho thấy các quỹ vẫn tiếp tục đồng hành và tin tưởng vào thị trường. Họ xem đây là cơ hội thay vì xem các chỉ báo giảm giá là tín hiệu tiêu cực. Đến tháng 5-6, do ảnh hưởng chung từ thị trường vĩ mô, nguồn vốn đầu tư có dấu hiệu chững lại nhưng không đáng kể khi số thương vụ vẫn đạt 214 (tháng 5) và 182 (tháng 6).

Tuy nhiên, không phải lĩnh vực mà các dự án tại Việt Nam tập trung hưởng lợi bởi số lượng Blockchain trong nước chưa thật sự chiếm tỷ trọng cao.

Thay vào đó, các dự án tại Việt Nam đa phần là về NFT, Gaming… Danh mục đầu tư này được ghi nhận đã nhận được rất nhiều khoản đầu tư ở giai đoạn sớm. Trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng các thương vụ ở trong danh mục GameFi, NFT và Metaverse là 309 thương vụ (chiếm 27% tổng số các thương vụ), trong khi giá trị của các lần gọi vốn đó là 5,4 tỷ USD (20% tổng giá trị thị trường gọi vốn). Vì vậy, "Các dự án tại Việt Nam nếu liên quan đến danh mục trên vẫn có thể kỳ vọng đón nhận được dòng vốn lành mạnh tương tự thị trường chung toàn cầu".

Cùng với Blockchain, lĩnh vực GameFi, NFT và Metaverse nhận được nhiều khoản đầu tư ở giai đoạn sớm. Sáu tháng đầu năm 2022, số lượng các thương vụ ở trong danh mục GameFi, NFT và Metaverse là 309 thương vụ (chiếm 27% tổng số các thương vụ), trong khi giá trị của các lần gọi vốn đó là 5,4 tỷ USD (20% tổng giá trị thị trường gọi vốn). Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mới, chỉ nhận được chú ý của cộng đồng từ sự thành công do Axie Infinity đem lại. Do đó, mặc dù số lượng nhiều nhưng chỉ có một số thương vụ lớn, còn lại hầu hết các thương vụ gọi vốn có giá trị thấp, ở giai đoạn đầu (trước Series A).

Đối với các dự án CeFi (tài chính tập trung), nửa đầu năm 2022 có 164 khoản đầu tư với tổng giá trị là 8,6 tỷ USD. Có 1 khoản đầu tư trị giá hơn 1 tỷ USD và 25 khoản đầu tư có giá trị cao hơn 100 triệu USD. Số lượng các dự án đã gọi vốn và giá trị mỗi vòng trong danh mục CeFi đang tăng lên. Theo các chuyên gia, CeFi là một danh mục nhận được nhiều sự quan tâm từ các quỹ và các nhà đầu tư lớn.

Trong khi đó, DeFi (tài chính phi tập trung) đang ít nhận được sự quan tâm và tiền từ các quỹ và các nhà đầu tư lớn, mặc dù đây là hạng mục thu hút nhất trong năm 2021. Quy mô trung bình của mỗi vòng đầu tư trong danh mục DeFi là khoảng 10 triệu USD, thấp hơn nhiều so với toàn thị trường nói chung (khoảng 25 triệu USD) và của CeFi nói riêng (50 triệu USD). Tổng giá trị gọi vốn ở danh mục DeFi là 2,4 tỷ USD, với 229 khoản đầu tư, lần lượt chiếm 9% và 20% tổng số thị trường gây quỹ.

Dự báo các thương vụ gọi vốn

Qua các con số, dữ liệu được thu thập và phân tích, các chuyên gia nhận xét, dòng tiền vào thị trường trong nửa đầu năm 2022 đang giảm dần so với nửa cuối năm 2021 (chỉ có 842 thương vụ với tổng giá trị là 22,6 tỷ USD).

Về phía các quỹ đầu tư, quy mô trung bình mỗi vòng gọi vốn của quỹ là 500 triệu USD, cao hơn rất nhiều so với nửa cuối năm 2021. Ngày càng có nhiều quỹ huy động vốn để đầu tư nhiều hơn vào thị trường Crypto đã cho thấy dấu hiệu dòng tiền không ngừng đổ vào thị trường tiền điện tử.

Dựa trên hiện trạng của thị trường, các chuyên gia dự đoán, trong 6 tháng cuối năm 2022, tổng số thương vụ gọi vốn và giá trị của chúng sẽ giảm do điều kiện thị trường. Lĩnh vực CeFi, Blockchain và cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Lĩnh vực DeFi sẽ giảm số lượng các vòng nhưng các dự án mới của GameFi và NFTs vẫn có thể thu hút các nhà đầu tư sớm đầu tư vào giai đoạn đầu của dự án

Với thị trường Việt Nam, sẽ tiếp tục nằm trong ảnh hưởng chung của thị trường toàn cầu. Nguồn vốn toàn cầu đang chảy vào thị trường Crypto tập trung vào cơ sở hạ tầng. Đây là khoản đầu tư dài hạn bởi đội ngũ dự án rất cần thời gian để sử dụng vốn, phát triển sản phẩm. Mức độ lành mạnh của dòng vốn là rất tốt, phù hợp cho những dự án cần thời gian để hoàn thiện chỉn chu sản phẩm.

Trong khi đó, các lĩnh vực liên quan đến người dùng cuối là thế mạnh của Việt Nam như NFT, Gaming, Metaverse được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng mới nếu có ứng dụng được người dùng đón nhận. Tuy nhiên, khó khăn vẫn là việc tìm kiếm người dùng. Trong thị trường Uptrend, người dùng sẽ dễ dàng hơn khi quyết định tham gia đầu tư và trải nghiệm. Còn khi thị trường downtrend, người dùng sẽ khá thận trọng khi đưa ra các quyết định. Tuy vậy, các "trái ngọt từ DeFi Summer" hứa hẹn sẽ giúp thị trường nửa cuối năm 2022 trở nên sôi động và thu hút người dùng hơn.

Đóng cửa giao dịch ngày 4/8/2022, VN-Index tăng 4,39 điểm (0,35%) lên 1.254,15 điểm, HNX-Index giảm 0,38 điểm (0,13%) về 297,73 điểm, UPCoM-Index tăng 0,55 điểm (0,61%) lên 90,86 điểm. Toàn sàn có 30 mã tăng trần, 431 mã tăng giá, 791 mã đứng giá, 345 mã giảm giá và 18 mã giảm sàn.

photo-1659618799222

Thị trường chứng khoán ngày 4/8/2022.

Nắm bắt được những có hội trong tương lai cả về thị trường chứng khoán và thị trường mã hóa, PGT Holdings (HNX: PGT) đang ấp ủ những dự án mới sẽ được bật mí sớm nhất tới các nhà đầu tư.

PGT Holdings tin rằng, việc đưa ra những việc triển khai những dự mới cần có những con số cụ thể, những chiến lược bám sát với thực trạng. Từ đó các nhà đầu tư so sánh và nhận định, đó chính là quyền lợi của nhà đầu tư và trách nhiệm của của công ty. Sự kỳ vọng, giải ngân của nhà đầu tư chính là động lực để công ty nỗ lực hơn nữa để giúp đạt được thành quả xứng đáng mà các nhà đầu tư mong đợi từ tiềm năng dài hạn của PGT. Công ty tin rằng nỗ lực nào cũng thu về những trái ngọt, sự kỳ vọng tiềm năng nào cũng sẽ có những điểm sáng trong tương lai.

photo-1659618822708

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 4/8/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,200 VNĐ và tiếp tục chuỗi lên điểm đầy tích cực.

Do đó, mã cổ phiếu PGT là một gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và lựa chọn trong bối cảnh này.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024