Tiềm năng phát triển ngành M&A tại Việt Nam
Theo số liệu của Diễn đàn M&A Việt Nam, chỉ trong vòng 20 năm, Việt Nam đã hoàn thành 4.000 thương vụ M&A, tương ứng giá trị gần 50 tỷ USD, là quốc gia đứng thứ 3 Đông Nam Á về giá trị thương vụ. Những con số này chứng minh được tốc độ phát triển nhanh chóng và tiềm năng phát triển của M&A tại Việt Nam. Ngay cả trong giai đoạn đại dịch Covid diễn ra, bất chấp khó khăn về kinh tế toàn cầu, sự quan tâm của doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất lớn, nhiều thương vụ M&A đã tiến hành thuận lợi.
Việt Nam là thị trường M&A đầy tiềm năng (Nguồn ảnh: VietnamCredit)
Nhiều chuyên gia nhận định, sau một quãng thời gian chững lại do đại dịch, thị trường M&A sẽ phục hồi và trỗi dậy mạnh mẽ vào giai đoạn cuối 2021 đến 2022. Điều này có được nhờ các yếu tố tổng quan về tình hình dịch bệnh tại các nước được kiểm soát, các ưu thế của Việt Nam thu hút nhà đầu tư, và các chính sách vĩ mô hỗ trợ M&A của Chính phủ.
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ hơn so với các nước trên khu vực, tiềm năng để trở thành công xưởng sản xuất lớn của thế giới. Thị trường nội địa Việt Nam cũng rất hấp dẫn vì nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Nhờ tình hình chính trị ổn định, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có kinh tế đạt mức tăng trưởng dương trong khi đại dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng trên toàn cầu.
Vào tháng 8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực đã đánh dấu một bước phát triển mới cho ngành M&A. EVFTA hỗ trợ thúc đẩy các giao dịch mua bán, sáp nhập diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn. Đây cũng là hành lang pháp lý bảo hộ giúp các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam.
Đầu năm 2021, chính phủ ban hành Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp có tác động tích cực tới hoạt động M&A theo hướng bảo vệ cho người mua như nâng cao sự an toàn của người mua, bổ sung thêm lĩnh vực ưu đãi đầu tư… Tất cả những chính sách vĩ mô của nhà nước cũng là một điều quan trọng làm đòn bẩy giúp M&A tại thị trường Việt Nam thêm đà phát triển.
Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp M&A
Tuy nhiên cơ hội luôn đi kèm thách thức và rủi ro. Thị trường sôi động đồng nghĩa với nhiều sự cạnh tranh. Bối cảnh kinh tế toàn cầu cũng khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn. Các doanh nghiệp M&A cần phải chủ động nắm bắt thời cơ, nâng cao chất lượng, đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp xu thế trong nước và quốc tế.
Có thể tham khảo một doanh nghiệp M&A đang đi đúng hướng là Công ty Cổ phần PGT Holdings. Doanh nghiệp này đã sớm áp dụng các biện pháp để chủ động trong trạng thái "bình thường mới", sẵn sàng đẩy mạnh hoạt động mua bán sáp nhập ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. Vào tháng 08/2021, PGT Holdings đã tổ chức buổi hội thảo "Đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch Corona" ở Tokyo Nhật Bản. Buổi hội thảo đã thành công trong việc giới thiệu tiềm năng của thị trường Việt Nam cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Những năm qua, Nhật Bản vẫn là một trong 4 quốc gia dẫn dắt thị trường M&A Việt Nam với nhiều thương vụ M&A lớn.
PGT thành công tổ chức hội thảo với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn
Một vấn đề quan trọng khác khi thực hiện M&A chính là rủi ro cho cả người bán và người mua khi tranh chấp pháp lý và xung đột về văn hóa doanh nghiệp hậu M&A. Để giải quyết điều này, các công ty cần rõ ràng minh bạch về pháp lý, phải đưa ra được mục tiêu chung, thẩm định rủi ro và cân bằng kỳ vọng cả hai bên trước khi tiến hành giao dịch. PGT hiện đã và đang làm tốt việc này khi xây dựng riêng một đội ngũ tư vấn, kiểm soát, đo lường rủi ro và quan sát hậu M&A .
Nhờ kinh nghiệm và chiến lược phù hợp, hiện PGT đang có kết quả kinh doanh khởi sắc, vượt qua khó khăn chung của nền kinh tế. Báo cáo tài chính Q2/2021 của PGT cho thấy doanh thu và lợi nhuận tăng gấp 5 lần so với Q1. Mã cổ phiếu PGT cũng đang trở thành cổ phiếu tiềm năng được chú ý trên sàn chứng khoán khi có giá tăng trưởng ổn định với sức mua mạnh.