Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng đóng cửa trong sắc đỏ. Theo đó, chỉ số HNX-Index đóng cửa giảm 2,93 điểm, còn 231,08 điểm; chỉ số UPCoM-Index giảm 0,41 điểm, còn 90,16 điểm.
Thanh khoản tăng mạnh , tính riêng trên HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 31,983 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh đạt 28,110 tỷ đồng.
Kỳ vọng gỡ các nút thắt giúp thị trường phục hồi
Các chuyên gia cho rằng các nút thắt đang dần nới lỏng được kỳ vọng giúp thị trường bất động sản có sự phục hồi từ nửa cuối năm 2024. Theo các chuyên gia của đơn vị này, ba yếu tố để xác định sự phục hồi là thực trạng các kênh dẫn vốn, vấn đề pháp lý và khả năng cân bằng cung - cầu thị trường.
Ở góc độ vốn, mặt bằng lãi suất vay giảm, trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các chủ đầu tư, và có thể hỗ trợ nhu cầu mua nhà. Các chuyên gia cũng kỳ vọng biên lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp bất động sản sẽ có sự phục hồi trong các quý tới.
Tín dụng tiêu dùng bất động sản tiếp tục giảm phản ánh sự thận trọng của người mua. Tuy nhiên, việc lãi suất thế chấp thả nổi trung bình hiện ở mức khoảng 11%, giảm từ mức đỉnh là 13-14% mỗi năm. Lãi suất giảm kỳ vọng giúp nhu cầu mua bất động sản sẽ cải thiện, từ đó hỗ trợ dòng tiền của các chủ đầu tư. Thách thức về nguồn vốn cũng dịu lại khi các doanh nghiệp chủ động tái cơ cấu cấu trúc vốn trong năm 2023 bằng cách mua lại trái phiếu trước hạn.
Sau một giai đoạn biến động, các doanh nghiệp cũng điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo hướng thận trọng hơn, thông qua việc tích cực hợp tác với các đối tác có tên tuổi để hạn chế rủi ro khi phát triển các dự án một cách độc lập. Tuy nhiên, việc mất cân đối cung cầu tiếp tục là thách thức lớn với thị trường bất động sản nhà ở, xu hướng thiếu hụt nguồn cung ở phân khúc tầm trung ngày càng trở nên rõ ràng.
"Thị trường bất động sản nhà ở đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và sẽ cho thấy sự phục hồi rõ nét hơn từ nửa cuối năm 2024. Chính phủ đã nỗ lực giải quyết ba nút thắt lớn nhất trên thị trường trong năm 2023 và đã xuất hiện những kết quả tích cực nhất định. Tuy nhiên, cần có nhiều biện pháp hơn nữa để cải thiện nhu cầu và tâm lý thị trường"
Trái phiếu bất động sản bước qua thời kỳ khó khăn
Năm 2024, nợ trái phiếu đáo hạn của nhóm doanh nghiệp bất động sản ở mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, lên tới 120 ngàn tỷ đồng. Mặc dù được nhận định tiếp tục là một năm đầy thách thức, tuy nhiên, theo các chuyên gia, thời điểm khó khăn nhất của trái phiếu bất động sản đã qua, khi Nhà nước đã có những tháo gỡ kịp thời về chính sách, các doanh nghiệp và nhà đầu tư đã có tiếng nói chung, giảm bớt áp lực phải thanh toán hay mua lại trước hạn.
Theo các thành viên thị trường, việc các nhà đầu tư cũng như các tổ chức phát hành đã học được cách thương lượng với nhau để có thể gia hạn hoặc cấu trúc lại nợ trái phiếu, là một trong các yếu tố giúp thị trường tiến triển theo hướng tích cực hơn.
Các doanh nghiệp bất động sản đến đáo hạn nhưng thời điểm khó khăn nhất hiện nay đã qua đối với họ, được Nhà nước tháo gỡ rất nhiều về vấn đề chính sách và vấn đề pháp luật để cho các dự án khởi động lại. Bằng chứng là nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu huy động vốn để tiếp tục tái khởi động các dự án.
Ngoài ra, yếu tố khác giúp thị trường trái phiếu bất động sản tích cực hơn là mặt bằng lãi suất đang xuống thấp, thanh khoản ngân hàng dồi dào. Đây được xem là nền tảng hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp, gia tăng cơ hội phục hồi sự phát triển lành mạnh của thị trường trái phiếu.
Hiện giờ, nợ ngân hàng, lãi suất thấp hơn rất nhiều, từ đó tạo nền tảng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là riêng các doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ giảm đi gánh nặng đối với các khoản nợ mà họ đang có.
Những doanh nghiệp có dư nợ trái phiếu lớn trong thời gian vừa qua đã thực hiện rất mạnh mẽ việc cơ cấu lại đầu tư, bán chuyển nhượng dự án, thậm chí bán lỗ để có nguồn vốn xử lý nợ. Và không chỉ dừng lại ở đó, việc tái cấu trúc này sẽ tiếp tục được thực hiện trong năm 2024 để các doanh nghiệp chuyển sang một giai đoạn mới ổn định hơn.
Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn ở phía trước khi việc gia hạn thời gian trả nợ về cơ bản chỉ là việc chuyển nghĩa vụ thanh toán từ thời điểm này sang thời điểm khác. Do đó, việc "hóa giải" được khó khăn của trái phiếu bất động sản không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực tái cơ cấu của từng doanh nghiệp mà còn là sự phục hồi tích cực trở lại của thị trường bất động sản.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 23/2/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,700 VNĐ./