Trong tháng 11, VN-Index tăng mạnh khoảng 40 điểm, có khi chạm ngưỡng 1500 điểm đáng mơ ước, khiến nhiều nhà đầu tư khấp khởi hy vọng về 1 thị trường chứng khoán tăng mạnh trong tháng 12 cuối năm. Một trong những nguyên nhân đáng kể có thể nói là do số doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt trong tháng. Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 11/2021 tăng so với tháng trước cho thấy sự phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 11 tăng khá so với tháng trước cả về số doanh nghiệp (tăng 44,6%), vốn đăng ký (tăng 38%) và số lao động (tăng 30,2%). Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 15,2% so với tháng trước. Kết quả cho thấy sự phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh sau hơn một tháng triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP.
Cụ thể, trong tháng 11, cả nước có 11.902 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 149,9 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 76,6 nghìn lao động, tăng 44,6% về số doanh nghiệp, tăng 38% về vốn đăng ký và tăng 30,2% về số lao động so với tháng 10/2021; so với cùng kỳ năm 2020, giảm 9,1% về số doanh nghiệp, giảm 47,4% về số vốn đăng ký và giảm 36% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 12,6 tỷ đồng, giảm 4,5% so với tháng trước và giảm 42,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng, cả nước còn có 4.958 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 15,2% so với tháng trước và giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Tháng 11 chứng kiến thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển sang một giai đoạn mới, bền vững và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Sự bền vững của nhà đầu tư cấu thành sự phát triển bền vững của thị trường. Quy mô thị trường đã lớn lên nhiều. Đến cuối tháng 11/2021, quy mô vốn hóa thị trường đã tương đương 133% GDP. Quy mô giao dịch thị trường đến nay đã đạt bình quân 20.000 - 30.000 tỷ đồng/phiên. Cao điểm, có phiên, thanh khoản toàn thị trường đạt tới 55.000 tỷ đồng, tương đương hơn 2,2 tỷ USD.
Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường đã tăng vọt trong giai đoạn thị trường sôi động vừa qua, liên tục phá kỷ lục về lượng tài khoản mở mới theo tháng. Thời điểm cuối tháng 11/2021 đã đạt khoảng 3,5 triệu tài khoản và dự báo sẽ tiếp tục được nâng lên nhờ sức hút của thị trường.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán trong nước nhờ hội tụ nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố đại dịch Covid-19 khiến nhiều lĩnh vực kinh tế bị co hẹp hoặc đóng băng, nhiều cơ sở sản xuất - kinh doanh, người dân chuyển hướng dòng tiền đầu tư sang thị trường chứng khoán, làm xuất hiện tầng lớp nhà đầu tư mới, thường được gọi là F0, rất đông đảo, thì phải khẳng định thị trường chứng khoán Việt Nam vận động đúng quy luật và đang hưởng lợi từ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Thị trường tháng 11 đã khẳng định được chứng khoán là kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế, "chia lửa" với hệ thống ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn tìm đến nhà tư vấn phát hành để tìm giải pháp. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp không chỉ phát hành theo phương thức phân phối cho cổ đông hiện hữu, mà đã tiến hành đấu giá cổ phần ra công chúng. Nhiều cuộc đấu giá đã tổ chức thành công, với mức giá trúng đấu giá cao hơn nhiều so với giá khởi điểm đưa ra, tạo nguồn thặng dư vốn cổ phần lớn cho doanh nghiệp. Nhờ thị trường chứng khoán lớn lên, quan điểm của nhà đầu tư về lợi nhuận và rủi ro đã khác nhau. Theo đó, vai trò huy động vốn của thị trường chứng khoán đang ngày càng lớn và quan trọng, tạo nguồn vốn bền vững cho doanh nghiệp.
Có thể nói, ngành tài chính, chứng khoán đang có thay đổi lớn. Hiện các công ty chứng khoán áp lực vì sự tăng trưởng bất ngờ về quy mô giao dịch của thị trường. Với vốn điều lệ rất nhỏ so với nhu cầu tài chính của nhà đầu tư, các công ty chứng khoán đã và đang gấp rút triển khai nhiều kế hoạch tăng vốn, nhằm nâng cao năng lực tài chính, triển khai các kế hoạch đầu tư và đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng.
Để thị trường chứng khoán phát triển bền vững, cần sự phát triển về cả chất và lượng. Xét về lượng, quy mô vốn hóa tương đương 130% GDP cho thấy thị trường chứng khoán có bước tiến dài, nhưng để thị trường phát triển tốt hơn nữa, tỷ lệ này cần phải đạt tới mức 200%.
Xét về chất, bên cạnh vấn đề cải thiện chất lượng hàng hóa trên thị trường, thì một yếu tố căn bản tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững cho thị trường chính là chất lượng nhà đầu tư.
Để giúp doanh nghiệp phục hồi tốt sau đại dịch, nhiều công ty lựa chọn hình thức mua bán và sáp nhập với các công ty khác để có thể gia tăng khả năng tồn tại. Trong lĩnh vực M&A đầy tiềm năng này, công ty cổ phần PGT Holdings (Mã chứng khoán trên sàn HNX: PGT) là một doanh nghiệp điển hình. PGT Holdings kinh doanh đa ngành nghề như nhân sự, tài chính vi mô, xuất khẩu lao động… với lĩnh vực chủ chốt là M&A, công ty hoạt động cả trong nước và quốc tế (Việt Nam, Myanmar, Nhật Bản).
PGT Holding cũng là 1 trong những doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng gọi vốn từ thị trường chứng khoán với nhiều lần phát hành cổ phiếu lẻ, nới room ngoại lên những 85% để đạt được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư quốc tế, luôn gia tăng các giá trị nội tại để các nhà đầu tư chứng khoán ngày 1 tin tưởng như việc đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Cổ phiếu PGT đang tích lũy khá đẹp, kết phiên ngày 30/11 với giá 11,400 VND.
Cổ đông của PGT cũng là các nhà đầu tư giá trị rất chất lượng với những đánh giá sâu sắc về tiềm năng doanh nghiệp và mục tiêu phát triển bền vững. Trong thời gian tới, PGT Holdings tiếp tục triển khai những dự án đã ấp ủ, bật mí là sắp tới công ty dự định sẽ tổ chức hội thảo trực tuyến về việc trao đổi kinh nghiệm đầu tư chứng khoán tại thị trường Việt Nam, thu hút đông đảo diễn giả và nhà đầu tư Nhật có hứng thú với chứng khoán Việt, được chia sẻ bởi nhà lãnh đạo Nhật Bản tài ba là tổng giám đốc của PGT Holdings - ông Kakazu Shogo – người có trên 10 năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam.
PGT Holdings (HNX: PGT) vốn có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex thành lập trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Hiện vốn điều lệ của công ty là hơn 92 tỷ đồng sau 2 lần tăng vốn.
Hiện tại PGT Holdings (bao gồm các công ty con tại Việt Nam, Myanmar, & Nhật Bản). trong nước Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn nhân lực, tiếp thị kỹ thuật số và công nghệ. Tại Myanmar, PGT Holdings cũng đầu tư mảng tài chính của công ty con BMF Microfinance. Tại Nhật, Công ty Cổ phần PGT JP đang được tái cơ cấu với vai trò là nơi tiếp nhận cũng như chuyển giao các dịch vụ cho các đối tác Nhật. Cũng như là nơi có thể hỗ trợ người Việt Nam sang làm việc và du học.
Ở hầu hết các ngành nghề mà PGT Holdings đang đẩy mạnh đầu tư, phát triển đều thuộc nhóm ngành "hot", có dư địa tăng trưởng lớn và không bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch bệnh. Bên cạnh đó, sự đón đầu xu hướng tài chính số, quốc tế hoá của các lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm, tài năng cũng khiến PGT Holdings trở thành một trong những công ty mà các nhà đầu tư không nên bỏ lỡ.