Trong cuộc cải cách lớn đó, tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài đã được nâng lên 85%, đây là một cuộc cải cách kinh doanh tích cực như một sự quốc tế hóa doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, vào năm 2020 và đầu năm 2021, PGT có một công ty con ở một quốc gia khác, không may bị ảnh hưởng bởi một cuộc đảo chính ở Myanmar, dẫn đến việc công ty kiểm toán Myanmar không thể kiểm toán và đã bị trở thành cổ phiếu thuộc diện bị kiểm soát tạm thời do vấn đề báo cáo kiểm toán. Công ty tài chính vi mô BMF mà PGT mua lại ở Myanmar, lại gặp khó khăn khi chịu ảnh hưởng bởi đại dịch corona và tình hình chính trị, trong khi PGT chính là cổ đông lớn của tổ chức tài chính này. Tuy nhiên, PGT khẳng định Myanmar mặc dù có nhiều rủi ro và vấn đề nhưng lại có tiềm năng và lợi nhuận trong mảng tài chính vi mô của công ty con BMF. Lý do là từ các bằng chứng trong lịch sử cho thấy sự phát triển trong lĩnh vưc tài chính tương tự như trường hợp thành công của FE Credit đã xảy ra ở Việt Nam trong 10 năm qua, và các trường hợp khác của các công ty tài chính tương tự ở Nhật Bản trong vòng 30 năm trước. Tầm nhìn này được đúc kết từ hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A của tổng giám đốc PGT Holdings - ông Kakazu Shogo.
Theo báo cáo tài chính năm 2020, PGT đã thực hiện trích lập dự phòng đầu tư lớn và lỗ nặng trong cả năm, nhưng nửa đầu năm 2021, công ty đã khiến cổ đông và thị trường chứng khoán yên tâm khi hoàn nhập một phần khoản dự phòng và dần có lợi nhuận. Trong mô hình kinh doanh của PGT, nó có đặc trưng là doanh thu và dòng tiền từ việc kinh doanh thấp do chủ yếu đầu tư và mua lại bằng hình thức M&A, đây là mô hình đầu tư dài hạn. Đồng thời, đây cũng là mô hình kinh doanh ghi nhận lợi nhuận đặc biệt khi bán cổ phiếu của công ty con.
Bên cạnh đó, công ty đã phát triển một dịch vụ mới như một cuộc cải cách kinh doanh, nhằm tăng dòng tiền dựa vào phí gắn kết M&A và hỗ trợ tư vấn IPO thông qua nền tảng M&A chính là kế hoạch kinh doanh lớn thứ 3 của công ty. PGT nhận định rằng M&A cùng với tư vấn IPO của PGT có những thế mạnh mà khó có công ty nào có thể cung cấp, chẳng hạn như đề xuất gắn kết doanh nghiệp điều chỉnh phù hợp số hóa với tăng trưởng kinh tế cao của Nhật Bản và tình hình kinh tế hiện tại của Việt Nam. Ngoài ra, bản thân PGT cũng có lợi thế là công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, có bề dày về kinh nghiệp thực tế trong việc quốc tế hóa để gia tăng các nhà đầu tư nước ngoài và số hóa như tạo nền tảng và cho vay kỹ thuật số của BMF.
Thứ tư, PGT đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán, và luôn đặt việc kinh doanh vì các bên liên quan vào khái niệm quản lý kinh doanh cốt lõi của mình. Trên thực tế, năm nay, lần đầu tiên giá cổ phiếu vượt quá 10,000 đồng và đạt mức giá cao nhất kể từ khi niêm yết năm lần đầu tiên từ năm 2009. Có ý kiến cho rằng, giá cổ phiếu luôn biến chuyển ở mức giá trị kỳ vọng, và có thể nói, cải cách kinh doanh của PGT nhận được nhiều kỳ vọng nhất trên thị trường chứng khoán trong 10 năm qua. PGT đã đi trước trong việc thúc đẩy các xu hướng kinh tế và xu hướng của thị trường chứng khoán hiện tại như số hóa và quốc tế hóa, có lẽ do đó mà PGT được kỳ vọng sẽ thiết lập nên một vị thế mới. Đó là lý do các nhà đầu tư nên quan tâm đến PGT ngay từ bây giờ để không bỏ lỡ 1 mã cổ phiếu tiềm năng.
Thông tin doanh nghiệp:
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới tại Việt Nam trong giai đoạn này.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar - Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới đang gánh chịu những tác động lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài từ năm 2019, tuy nhiên, Công ty đã lên kế hoạch kinh doanh nhằm cải thiện lợi nhuận và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trước tiên, PGT cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực M&A. Với BMF, PGT đang lên kế hoạch trong tương lai sẽ thực hiện cho vay tài chính như cho vay bằng điện thoại thông minh, để có thể mở rộng phạm vi cho vay trên toàn thành phố Yangon khi Myanmar bình thường hóa trở lại. Việc này có thể mở rộng đáng kể mục tiêu và giúp việc liên kết các dịch vụ với doanh nghiệp phi tài chính trở nên dễ dàng.
Đối với hoạt động trong nước, Công ty con Vĩnh Đại Phát hiện đang thu mua hoạt động kinh doanh di động và công nghệ và sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, Vĩnh Đại Phát sẽ hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.
Tham gia vào các hiệp định thương mại tự do để sẵn sang hiện đại hóa và hợp tác phát triển với các ông lớn trên thế giới, Việt Nam đang cho thấy sự hấp dẫn không giới hạn của quốc gia về đầu tư và mở rộng kinh doanh, qua đó việc đầu tư vào công ty M&A là PGT Holdings là rất cần thiết và có tiềm năng lớn trong tương lai.