Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/10/2022, VN-Index giảm 1,62 điểm (0,15%) về 1.058,45 điểm, HNX-Index giảm 2,02 điểm (0,89%) về 225,88 điểm, UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,14%) lên 80,78 điểm.
 Ngày đăng: 21/10/2022

Toàn sàn có 27 mã tăng trần, 268 mã tăng giá, 864 mã đứng giá, 431 mã giảm giá, 25 mã giảm sàn.

Tin đồn tiêu cực có nhiều trường hợp đúng và cũng có bịa đặt, nhưng điểm chung là khi vừa xuất hiện đều khiến tâm lý không ít nhà đầu tư hoang mang, dẫn đến cảnh báo bán tháo cổ phiếu, thị trường chứng khoán lao dốc mạnh.

Khoảng thời gian gần đây đầy khó khăn và áp lực với những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ngành ngân hàng. Nhiều người không hiểu vì sao giá cổ phiếu của ngân hàng, và đặc biệt là một số mã chứng khoán, bị cắm đầu cho đến khi thông tin tiêu cực và các đơn vị có liên quan được công bố chính thức. Điều này là một minh chứng bổ sung thêm cho trạng thái hiệu quả kém (weak form) của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Lợi thế về thông tin (Thông tin tích cực)

Lý thuyết về thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis, EMH) được phát triển bởi GS. Eugene Fama, người được coi là cha đẻ của tài chính hiện đại, cho rằng thị trường chứng khoán tồn tại dưới ba dạng: yếu (weak), mạnh một phần (semi-strong), và mạnh (strong). Theo đó, ở trạng thái yếu thì có những thông tin ảnh hưởng đến giá chứng khoán nhưng công chúng lại chưa được biết, và đây là lợi thế của một số ít người. Trạng thái mạnh một phần thì thông tin được phản ánh ngay lập tức vào giá của chứng khoán và trạng thái mạnh thì giá đã phản ánh toàn bộ thông tin ở trong đó.

Thực trạng các thông tin tiêu cực

Dù trên thực tế không phải tin đồn tiêu cực nào cũng thành sự thật, nhưng đều có điểm chung là ảnh hưởng đến nhiều người.

Chẳng hạn mới đây Công an tỉnh Hà Nam đã phối hợp với các cục nghiệp vụ (Bộ Công an) làm việc với Nguyễn Kiên Q. (40 tuổi) vì đã đăng tin thất thiệt trên Facebook, gây hoang mang dư luận, tạo tâm lý bất an về việc người dân đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng.

Không chỉ Ngân hàng SCB bị ảnh hưởng, mà lãnh đạo Ngân hàng Sacombank cũng phải lên tiếng rằng đây là hai ngân hàng khác nhau, và Sacombank có mã chứng khoán là STB nên người dân tránh hiểu lầm.

Hồi tháng 7, thị trường chứng khoán từng bị một phen chao đảo, cổ phiếu "họ Vin" bị bán mạnh trước tin đồn. Sau đó trung tướng Tô Ân Xô - chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an - cho biết cơ quan chức năng đã làm việc với người đưa tin thất thiệt. Đồng thời nhận định tin này đã gây ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tác động xấu đến thị trường chứng khoán.

Khi tin đồn có giá trị thì sẽ có những trường hợp lợi dụng tạo tin giả để trục lợi, và điều này dễ xảy ra trong thị trường chứng khoán, nhất là vào những giai đoạn thị trường tăng trưởng. Chẳng hạn khi nhà đầu tư tin tưởng ở tin đồn thì có những trường hợp bơm tin tích cực để thổi giá chứng khoán, khiến cho nhiều nhà đầu tư xuất hiện tâm lý FOMO (cảm xúc chi phối hoàn toàn hành động), và cuối cùng là nhận đủ hậu quả. Việc tung tin còn ở nhiều mức độ tinh vi như tung tin từ nhiều nguồn khác nhau, cùng một thời điểm để nhà đầu tư không nghi ngờ, tin rằng đây là thông tin đúng.

Bất cân xứng thông tin và giao dịch nội gián là vấn đề thường gặp ở những thị trường chứng khoán còn sơ khai hay đang phát triển, và điều này là một rào cản lớn để thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến thị trường vốn cũng như sự phát triển của một nền kinh tế.

Khi tin đồn còn đất dụng võ thì niềm tin vào thị trường, vào các cơ quan quản lý nhà nước sẽ còn bị bào mòn. Lợi ích có được từ trạng thái yếu của thị trường chứng khoán chỉ dành cho một số ít người trong khi đó thiệt hại của xã hội là lớn hơn rất nhiều.

Cách khắc phục những thông tin xấu.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết thị trường chứng khoán rất nhạy cảm với tin đồn, dễ bị điều chỉnh mạnh, tạo ra cú sốc lớn ngắn hạn, kể cả thị trường phát triển cũng bị.

"Khi nghe tin đồn, nhà đầu tư cần phải thật sự bình tĩnh". Bởi tin đồn có thể đúng hoặc sai, nếu chúng ta đưa ra quyết định trong lúc hoảng loạn sau đó phát hiện tin thất thiệt thì đã bị thiệt hại.

Kể cả khi tin đồn trở thành sự thật, nếu chúng ta bình tĩnh thì thiệt hại có thể không quá lớn.

"Nếu mãi giao dịch theo tin đồn thì sớm muộn gì cũng bị loại ra khỏi thị trường chứng khoán".

Chia sẻ thêm về những thông tin được công bố trên thị trường, với góc nhìn là 1 nhà đầu tư nước ngoài, ông Kakazu Shogo Tổng Giám Đốc của PGT Holdings (HNX: PGT) chia sẻ:

Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu.

Ứng xử với tin đồn cần chuyên nghiệp hơn, kể cả cơ quan quản lý. Không nên có tâm lý hoang mang, lo sợ. Đối với các cơ quan, đặc biệt mảng chứng khoán nên phản ứng nhanh, cung cấp thông tin kịp thời thì tin đồn sẽ bị giảm thiểu tác động.

Trong bối cảnh thị trường bị thiếu thanh khoản như hiện nay thì niềm tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Nếu niềm tin bị sụt giảm ở thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, ở hệ thống ngân hàng thì hệ lụy sẽ là rất lớn khi nguồn vốn nhàn rỗi sẽ tìm những nơi trú ẩn khác. Khi đó, vấn đề sẽ trở thành cấp tính và liều thuốc cần có phải mạnh và đắng hơn."

Chia sẻ thêm về góc nhìn dài hạn của TTCK đặc biệt là mã PGT, CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ:

"Nền kinh tế và các cổ phiếu Việt Nam khi đã được chiết khấu một cách tương đối có thể trở thành một trong những điểm trú ẩn của dòng tiền. Đây cũng chính là lý do dòng tiền nước ngoài đã bắt đầu giải ngân dần trở lại. Khi nền kinh tế tiếp tục duy trì yếu tố tăng trưởng như vậy, với góc nhìn dài hạn hơn trong TTCK, đó vẫn là một cơ hội rất tuyệt vời ở thị trường Việt Nam".

Thêm vào đó ông Kakazu Shogo luôn nhấn mạnh yếu tố cơ bản của doanh nghiệp là sự minh bạch về thông tin tới công chúng. "Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

photo-1666272178325

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 20/10/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,600 VNĐ.

Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024