Chỉ số Nikkei 225 được xem là bộ chỉ số quyền lực tại Nhật Bản, có cách tính toán và sử dụng tương tự chỉ số Dow Jones tại Mỹ. Để giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về Nikkei Index là gì, hãy đọc bài viết để rõ hơn nhé.
 Ngày đăng: 20/07/2022

Tổng quan về chỉ số Nikkei

Chỉ số Nikkei (viết tắt của Nikkei 225 Stock Average) hay chỉ số Nikkei Asia là chỉ số chứng khoán bao gồm giá của 225 công ty Blue-chip của Nhật Bản được giao dịch trên sàn chứng khoán Tokyo. Nikkei 225 được đánh giá là chỉ số chứng khoán hàng đầu và được theo dõi chặt chẽ nhất của thị trường chứng khoán Nhật Bản. 

photo-1658235579772

Ngày nay, chỉ số Nikkei Asia được nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán quan tâm vì tính biến động cao cũng như những chuyển động phản ánh chính xác tình hình kinh tế, chính trị, xã hội .

Biểu đồ chỉ số Nikkei năm 2022

Năm 2022, chỉ số Nikkei 225 nhìn chung giao động ở mức tương đối ổn định, giữ đà tích cực của năm 2021 sau giai đoạn giảm sâu năm 2020 vì những tác động tiêu cực của Covid 19. Cụ thể, năm 2022 chỉ số chứng khoán Nikkei đạt đỉnh ở mức hơn 29.000 điểm vào giai đoạn đầu năm. Sau đó, chỉ số này đã trả qua giai đoạn giảm trong tháng 2 và tháng 3 với mức thấp nhất là hơn 24.000 điểm vào giữa tháng 3. 

Trong một tuần trở lại đây, cùng với sự rung lắc mạnh của chứng khoán Châu Âu và Hoa Kỳ, chỉ số Nikkei 225 đã có những biến động ngược chiều. Tuy nhiên, nhìn chung trong giai đoạn này không chỉ chứng khoán quốc tế mà cả chứng khoán Việt Nam cũng đang đều có những dấu hiệu giảm khiến không ít nhà đầu tư phải lo lắng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán Nikkei

Giá chỉ số Nikkei 225 sẽ biến động theo sự thay đổi của giá cổ phiếu các công ty thành viên thuộc chỉ số. Sau đây là một số yếu tố sẽ tác động tới các công ty trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, qua đó gián tiếp làm ảnh hưởng đến chỉ số Nikkei.

Giá tiền tệ: Do bản chất của nền kinh tế Nhật Bản là tập trung vào xuất khẩu, sức mạnh của đồng nội tệ sẽ là yếu tố quyết định hàng đầu đến mức giá cổ phiếu. Đồng Yên mạnh đồng nghĩa với việc các sản phẩm của Nhật Bản có thể bị kém cạnh tranh trên trường quốc tế, từ đó tạo động lực làm giảm giá cổ phiếu. Ngược lại, đồng Yên yếu hơn sẽ thúc đẩy nhu cầu ở nước ngoài và có thể tạo đà tăng doanh thu, thúc đẩy Nikkei 225. Vậy nên, đồng Yên và chỉ số chứng khoán Nikkei nhìn chung có xu hướng có mối quan hệ tương quan nghịch.

Dữ liệu các sự kiện kinh tế: Cũng như đa số các chỉ số chứng khoán khác trên thị trường thế giới, bất kỳ sự kiện nào ảnh hưởng đến bối cảnh chính trị hoặc kinh tế đều có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số Nikkei. Một trong những ví dụ điển hình là trong thời kỳ tăng trưởng và việc làm cao, chi tiêu của người tiêu dùng có xu hướng tăng lên, kéo theo sự tăng giá của một số cổ phiếu nhất định.

Các chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản: Những chính sách được ban hành bởi Ngân hàng Trung ương, đặc biệt là chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến chi phí vốn và mô hình chi tiêu của các doanh nghiệp, người tiêu dùng ở đất nước này. Qua đó làm ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty niêm yết và tác động giá cổ phiếu.

Ý nghĩa của chỉ số Nikkei

Được xem là chỉ số quốc dân tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, Nikkei 225 có nhiều ý nghĩa không chỉ đối với thị trường chứng khoán cơ sở mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển của các hợp đồng chứng khoán phái sinh. 

Ý nghĩa cụ thể của chỉ số Nikkei như sau:

Thứ nhất, thường được gọi là Chỉ số trung bình chứng khoán Nikkei 225 đóng vai trò là chỉ số đại diện chuẩn quốc gia và là chỉ số chính về hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Nhật Bản. Điều này đạt được là nhờ Nikkei 225 đã bao gồm 225 cổ phiếu lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất trên thị trường chứng khoán Nhật Bản.

Thứ hai, qua phân tích ở trên có thể thấy sự biến động của các yếu tố vĩ mô (kinh tế, chính trị, xã hội ,…) đều ảnh hưởng đến chỉ số Nikkei. Do đó, Nikkei 225 Stock Average được xem là giúp cung cấp góc nhìn tổng quan và cập nhật liên tục về sự biến động của các yếu tố trên thị trường.

Thứ ba, đối với các công cụ đầu tư phái sinh thì chỉ số chứng khoán Nikkei 225 đóng vai trò là tài sản cơ bản trong hợp đồng phái sinh. Từ đó là cơ sở để các nhà đầu tư giao dịch các hợp đồng phái sinh.

Có thể thấy, sự biến động của chỉ số Nikkei 225 giúp phản ánh khách quan sự biến động của các yếu tố vĩ mô và vi mô trên thị trường chứng khoán Nhật Bản. Do đó, nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số chứng khoán Nikkei cho mục đích theo dõi thị trường cũng như ra quyết định đầu tư vào thị trường phát triển này!

Quay trở lại thị trường Việt Nam, một cổ phiếu đang thu hút các nhà đầu tư với mức giá tốt trong tháng 7 chính là của PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Tiếp tục là những dự án đang triển khai vô cùng khả quan, PGT Holdings đang từng bước bắt nhịp với xu hướng của thị trường

Đặc biệt trong năm 2022 PGT Holdings đẩy mạnh lĩnh vào vực đổi mới công nghệ để phát triển 4.0, và bảo đảm chuỗi cung ứng lao động cho thị trường Việt Nam và nước ngoài.

Thành quả là room ngoại của mã PGT được nới rộng thêm, sự tham gia của cổ đông người Nhật trong Ban chiến lược của công ty cũng góp phần không nhỏ.

Cụ thể cuối tháng 1 năm 2022, PGT Holdings chính thức công bố rộng rãi vị cổ đông người Nhật Bản và là đối tác chiến lược của doanh nghiệp.

photo-1658235581937

Ông Nakao Hiroshi đã mua lại 230.000 cổ phiếu (khoảng 2,49%) cổ phiếu PGT và trở thành cổ đông và là đối tác chiến lược. Ông Nakao hoạt động trong lĩnh vực tài chính với tư cách là thành viên của quỹ đầu tư chuyên về chứng khoán niêm yết, và công ty chứng khoán SMBC.

Thêm vào đó, gần đây PGT vừa công bố thông tin đến các cổ đông và các nhà đầu tư: Công ty Cổ phần PGT Holdings hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.

photo-1658235584624

CTCP PGT Holdings hợp tác kinh doanh với CTCP Cloud Circus.

Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

PGT Holdings JSC cooperates with Cloud Circus JSC.

photo-1658235586610

PGT hợp tác với các công ty trong và ngoài group của PGT cũng như liên kết với các đối tác ở Mỹ để thực hiện các hoạt động hỗ trợ IPO tại Việt Nam và tại Mỹ.

Cụ thể PGT Holdings sẽ cùng đối tác cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

Đối với thị trường trong nước, PGT Holdings với tư cách là nhà tư vấn tài chính doanh nghiệp chiến lược sẽ liên kết với các công ty chứng khoán , công ty luật, cũng như công ty kiểm toán chuyên về lĩnh vực hỗ trợ các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Ngoài ra, đối với thị trường nước ngoài, PGT tập trung vào thị trường Mỹ (Nasdaq), và PGT có đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường này nên có thể hỗ trợ chính sách vốn bằng nguồn vốn nước ngoài, từ đó cấp vốn cho các công ty Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ các mối quan hệ với các nhà đầu tư thông qua IR, PR, v.v.."

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/7, VN-Index đóng cửa dưới vùng 1.250 điểm, Thanh khoản tổng 3 sàn hôm nay đạt gần 26.000 tỷ đồng, riêng giao dịch khớp lệnh trên HoSE tăng lên 20.000 tỷ đồng.

VN–Index giảm 55,8 điểm (4,29%) xuống 1.243,51 điểm.Toàn sàn có 50 mã tăng (6 mã trần), 21 mã tham chiếu, 346 mã giảm (65 sàn).

HNX giảm 15,7 điểm (5,1%) xuống 292,06 điểm.Toàn sàn có 41 mã tăng (8 mã trần), 34 mã tham chiếu, 186 mã giảm (25 sàn).

UPCOM giảm 2,79 điểm (3,27%) xuống 82,55 điểm.Toàn sàn có 89 mã tăng (16 mã trần), 45 mã tham chiếu, 195 mã giảm (11 sàn).

photo-1658235588609

Khép lại phiên giao dịch ngày 19/07/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 5,400 VNĐ. Với những dự án vô cùng khả quan đang thực hiện - đây sẽ là 1 bệ đỡ để giá cổ phiếu bứt phá khi thị trường hồi phục.

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024