HNX-Index giảm 3,25 điểm xuống 297,94 điểm; toàn sàn có 62 mã tăng, 120 mã giảm và 57 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,08 điểm xuống 92,77 điểm; toàn sàn có 162 mã tăng, 203 mã giảm và 94 mã đứng giá.
Về khối lượng giao dịch toàn sàn đạt 17.330 đồng; trong đó, riêng khối lượng giao dịch trên sàn HoSE tương ứng hơn 14.920 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 102,28 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Cần giải pháp "giữ chân" nhà đầu tư
Nội lực của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng nhiều năm qua được giới đầu tư quốc tế đánh giá cao. Các chuyên gia cho hay nếu như giai đoạn trước đây, thế giới đầu tư vào Việt Nam chủ yếu vì tiềm năng tăng trưởng cao thì đến hiện tại, Việt Nam lại thu hút dòng vốn ngoại không những nhờ tăng trưởng cao mà còn nhờ sự ổn định.
"Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bình quân 5 năm trước đại dịch đạt 6,76% cho giai đoạn 2015-2019 và khi Covid-19 xảy ra, nền kinh tế Việt Nam cũng nằm trong số ít các nước duy trì tăng trưởng kinh tế dương, tăng 2,9% vào năm 2020 và 2,6% vào năm 2021. Lạm phát cho cả giai đoạn 2015-2021 bình quân chỉ 2,6%, thấp hơn so với 12,3% trong giai đoạn 2007-2013. Đồng VND cũng liên tục được củng cố, cho dù trong giai đoạn này, thị trường thế giới liên tiếp có nhiều biến động như chiến tranh thương mại, Fed tăng lãi suất và sự mất giá của đồng CNY_Nhân dân tệ.
Nguyên nhân chính giúp cho Việt Nam duy trì được tăng trưởng và sự ổn định là nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ và việc tích cực tham gia các hiệp định thương mại, đặc biệt là RCEP, CPTPP và EU-Vietnam FTA. Việt Nam càng ngày càng tham gia sâu hơn trong chuỗi sản xuất toàn cầu, dần trở thành công xưởng sản xuất mới của thế giới và thu hút nhiều hơn nữa các dòng vốn cả trực tiếp và gián tiếp.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu quay trở lại mua ròng khá mạnh mẽ kể từ giữa tháng 3/2022. Yếu tố chính khiến các nhà đầu tư nước ngoài giải ngân mạnh trong thời gian vừa qua, là vì sự ổn định vĩ mô, tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp và định giá hợp lý.
"Tính đến ngày 30/6/2022, top 80 doanh nghiệp mà chúng tôi theo dõi được dự phóng tăng trưởng lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 20,1%, tương đương với mức định giá P/E là 9,2 lần, thấp hơn so với mức 15,9 lần bình quân các nước trong khu vực. Ngoài ra, các nhà đầu tư này khi nhìn vào Việt Nam, họ thấy hình ảnh nền kinh tế và thị trường của đất nước họ cách đây 20-30 năm, do đó, những đợt thị trường điều chỉnh mạnh là cơ hội để họ giải ngân thêm", ông Tuấn nhấn mạnh.
Dù vậy, nhà đầu tư trong nước vẫn đang là chủ thể "cầm trịch" thị trường. Có ý kiến cho rằng việc tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số trên thị trường chứng khoán Việt Nam khiến cho giá cổ phiếu lao dốc nhanh hơn, nhất là trong giai đoạn vừa qua, tuy nhiên, theo bà Lương Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Quản lý Khối tài sản trong nước, Dragon Capital, việc thị trường tăng, giảm là có tính chu kỳ và do nhiều nguyên nhân chứ không hẳn chỉ do cơ cấu nhà đầu tư.
"Chúng ta có thể thấy thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vài tháng vừa qua ghi nhận xu hướng chủ đạo là điều chỉnh. Nhưng cùng thời gian đó, hàng loạt thị trường chứng khoán lớn toàn cầu tại Mỹ, châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương cũng điều chỉnh, thậm chí chỉ số S&P 500 đã có hiệu quả đầu tư 6 tháng đầu năm thấp nhất so với cùng kỳ của 50 năm trở lại đây. Sự điều chỉnh này là kết quả tất yếu sau khi thị trường chứng khoán toàn cầu tăng nóng trong 2 năm đại dịch Covid-19, cộng với các tác động gián tiếp từ chính sách tiền tệ của các chính phủ và cuộc chiến tranh Nga - Ukraine".
Theo lãnh đạo Dragon Capital, để phát triển bền vững hơn thì bản thân thị trường chứng khoán phải có sự hấp dẫn về lượng vốn tham gia và các sản phẩm đầu tư phong phú.
"Vai trò của cơ quan quản lý là then chốt trong việc tăng cường sự minh bạch cho thị trường và liên tục có sự cập nhật, cải tiến chính sách, quy trình để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu tư ở lâu hơn trong thị trường nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, thị trường tài chính của quốc gia chỉ có thể phát triển mạnh khi có sự tham gia mạnh mẽ từ chính nguồn lực là nhà đầu tư nội địa. Để làm được điều đó thì người dân phải được trang bị các kiến thức tài chính nhằm giúp họ tự tin tham gia đầu tư vào thị trường. Vì vậy tôi mong rằng cơ quan quản lý và các thành viên tham gia thị trường cũng cần chung tay thực hiện công tác đào tạo phổ cập kiến thức tài chính cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân", bà Hạnh nhấn mạnh.
Phổ cập đầu tư bằng công nghệ số
Thời gian gần đây, một số nền tảng fintech như MoMo hay Cake by VPBank xuất hiện các sản phẩm đầu tư chứng chỉ quỹ, mở màn cho xu hướng "bình dân hóa" các sản phẩm đầu tư chuyên nghiệp.
Theo nhận định của các chuyên gia, xu thế số hóa (digitalization) trong lĩnh vực tài chính là tất yếu để đẩy mạnh số lượng người tham gia đầu tư và quy mô phát triển của thị trường.
Những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo tính toán, GDP bình quân đầu người tại TP.HCM và Hà Nội đã đạt con số hơn 6.000 USD/năm. Thị trường chứng khoán Việt Nam gần đây chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về cả lượng và chất với sự tham gia đông đảo của nhà đầu tư cá nhân nội địa. Trong năm 2021, giá trị giao dịch chứng khoán đã đạt mức bình quân 1 tỷ USD/phiên. Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong năm 2021 và 5 tháng đầu 2022 lớn hơn gấp đôi so với 4 năm 2017 - 2020 cộng lại.
"Tại Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, thị trường chứng khoán và nhu cầu đầu tư bước vào giai đoạn bùng nổ sau khi GDP bình quân đầu người vượt 5.000 USD vào những năm 80 của thế kỷ trước. Chúng tôi cho rằng xu thế này cũng là tất yếu với Việt Nam, nhất là khi chúng ta đang sở hữu cấu trúc dân số tương đối trẻ và năng động, lại sành sỏi trong việc tiếp thu công nghệ mới"
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết việc áp dụng số hóa cũng có những khó khăn nhất định bởi thị trường Việt Nam vẫn còn là thị trường non trẻ, sản phẩm chứng chỉ quỹ vẫn còn khá mới với nhiều người dân. Để xóa bỏ các rào cản về vốn và sự thuận tiện trong giao dịch.
Nhưng như vậy là chưa đủ. Số hóa tạo ra sự thuận tiện và dễ dàng tiếp cận cho nhà đầu tư nhưng để thu hút được họ thì phải tạo cho họ sự tự tin thông qua trang bị kiến thức đầu tư, sự đồng hành hỗ trợ về mặt chính sách của cơ quan quản lý nhà nước cùng cơ chế khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào thị trường.
Tìm động lực mới cho nền kinh tế
Với tốc độ giải ngân như hiện tại, đầu tư công có nguy cơ đình trệ trong khi khu vực doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động từ Covid-19. Trong bối cảnh này, Việt Nam nên tìm kiếm động lực tăng trưởng từ đâu? Đây là câu hỏi không dễ để trả lời trong bối cảnh hiện tại.
Hiện tại, doanh nghiệp đang gặp vô vàn khó khăn do chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Vì vậy, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phải chuyển từ cầm cự sang hỗ trợ phục hồi. Bên cạnh các gói hỗ trợ, các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp vẫn phải là ưu tiên hàng đầu và cần phải quyết liệt hành động. Việc này có thể làm được ngay và có tác động trực tiếp ngay tới khu vực doanh nghiệp.
Bàn về cơ hội kinh doanh, mã PGT là 1 cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư trên sàn HNX.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 19/8/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 5,800 VNĐ.
PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Dự án hỗ trợ thực hiện IPO niêm yết trên sàn chứng khoán đang gặt hái nhiều thành công từ PGT Holdings.
Cụ thể, vào tháng 6/2022, PGT Holdings cùng các đối tác chiến lược thực hiện IPO trên sàn Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT Holdinsg sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.
Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.
Đối với thị trường trong nước, PGT với tư cách là nhà tư vấn tài chính doanh nghiệp chiến lược sẽ liên kết với các công ty chứng khoán , công ty luật, cũng như công ty kiểm toán chuyên về lĩnh vực hỗ trợ các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Ngoài ra, đối với thị trường nước ngoài, PGT tập trung vào thị trường Mỹ (Nasdaq), và PGT có đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường này nên có thể hỗ trợ chính sách vốn bằng nguồn vốn nước ngoài, từ đó cấp vốn cho các công ty Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ các mối quan hệ với các nhà đầu tư thông qua IR, PR, v.v.."
Đặc biệt PGT Holdinsg còn bật mí, đang từng bước tìm hiểu đầu tư vào thị trường Blockchain. NFT, hay lĩnh vực Fintech…trong thời gian tới.
Do đó, mã PGT là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đâu tư tìm hiểu và giải ngân.