Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, có thể thấy rõ qua số lượng công ty Việt Nam có vốn hóa thị trường trên 1 tỷ USD đã tăng từ 10 công ty vào năm 2015 lên gần 50 công ty hiện nay và tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán tăng mạnh từ 30% lên 90% GDP của Việt Nam, tương đương với các nước trong khu vực.
Theo chuyên gia gần đây việc số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng đột biến đã góp thêm động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mới của các nhà đầu tư cá nhân đã tăng gấp đôi trong năm 2020 và chỉ trong nửa đầu năm 2021, tổng số tài khoản mới nhiều hơn số tài khoản mới trong năm 2019 và 2020 cộng lại.
Trong bối cảnh không có nhiều giải pháp đầu tư khác hấp dẫn hơn, ngày càng có nhiều người gửi tiết kiệm trong nước chuyển sang thị trường chứng khoán. Sự nhiệt tình của các nhà đầu cá nhân mới đang bao trùm toàn bộ thị trường chứng khoán, với tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư cá nhân hiện tại vẫn còn rất thấp so với quy mô dân số. Qua đó, có thể thấy sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán trong tương lai.
Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư được lựa chọn
Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng tới hầu hết các ngành nghề, đầu tư chứng khoán vẫn là kênh đầu tư được lựa chọn để thay thế.
Quy chiếu với chứng khoán thế giới và các nước khác trong khu vực, thị trường chứng khoán Việt Nam về cơ bản vẫn đang trong xu thế đồng pha với thị trường quốc tế dù có độ trễ ít nhiều. Điều này được hỗ trợ bởi nền tảng lãi suất thấp, lạm phát trong tầm kiểm soát, cộng với nhu cầu tìm kiếm một kênh đầu tư an toàn của người dân trong thời điểm dịch bệnh khó khăn.
Số tài khoản giao dịch chứng khoán tính đến nửa đầu năm nay dù được mở mới rất nhiều, nhưng mới chỉ tương đương 3% dân số Việt Nam, vẫn còn nhiều dư địa mở rộng và phát triển khi hướng tới mục tiêu 5% dân số tham gia thị trường vào năm 2025.
Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp đã phát hành thêm cổ phiếu trong nửa đầu năm 2021 cũng như còn rất nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch phát hành ở nửa cuối năm.
Cụ thể, Licogi 16 (HOSE: LCG) nhận được giấy chứng nhận phát hành hơn 59,2 triệu cổ phiếu ra công chúng, tỷ lệ phân phối 50,5%. Trong đó, 50 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 42,5%) và 9,2 triệu trả cổ tức (tỷ lệ 8%). Thời gian phân phối trong vòng 90 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký chào bán có hiệu lực. Với phương án chào bán cho cổ đông hiện hữu, cổ phiếu không bị hạn chế chuyển nhượng, giá chào bán 10.000 đồng/cp.
Công ty Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HOSE: AGG) chào bán 82,7 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1:1 và phát hành 8,27 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tỷ lệ 10%. Vốn điều lệ sẽ tăng từ 827,5 tỷ đồng lên 1.737 tỷ đồng. Giá chào bán 10.000 đồng/cp, BĐS An Gia dự thu về 827 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực M&A công ty cổ phần PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) cũng đang lên kế hoạch chào bán 2 triệu cổ phiếu cho đối tác (mệnh giá 10,000 đồng/cp), tương đương tổng giá trị chào bán là 20 tỷ đồng. Giá chào bán dự kiến tối thiểu là 10,000 đồng/cp.
Toàn bộ số vốn thu được từ đợt chào bán này dự kiến là 20 tỷ đồng sẽ được dùng để tăng nguồn vốn lưu động Công ty tài chính vi mô tại Myanmar và Công ty con tại Việt Nam, bổ sung vốn lưu động và bổ sung vốn cho hoạt động thu mua công ty và đầu tư vào Công ty niêm yết tại Việt Nam và nguồn vốn vận hành hoạt động kinh doanh.
Thông tin công ty
PGT Holdings được biết đến là doanh nghiệp tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Hiện tại PGT Holdings là một doanh nghiệp với định hướng trọng tâm thi trường M&A và đang sở hữu công ty Vĩnh Đại Phát (chuyên lĩnh vực cung ứng nguồn lao động), Công ty TNHH Vina Terrace Hotel (chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư) hay góp vốn vào công ty TNHH BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính vi mô tại Myanmar.