Cũng theo đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tình hình quan hệ lao động dịp Tết 2023 cơ bản ổn định, ít xảy ra các vụ tranh chấp và ngừng việc. Các cấp công đoàn đã chủ động thực hiện, phối hợp với các chính quyền các cấp làm tốt việc phòng ngừa tranh chấp lao động trước Tết, nhờ đó số cuộc ngừng việc tập thể giảm so với dịp Tết năm 2022.
Còn theo đánh giá của Bộ LĐTB&XH, sau Tết Nguyên đán, tình hình kinh tế - xã tiếp tục được duy trì phát triển ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ sớm ổn định trở lại và gia tăng nhu cầu tuyển dụng, thời gian tới, thị trường lao động sẽ tiếp tục đà phục hồi.
Mặc dù vậy, Bộ LĐTB&XH cho biết, nhìn tổng thể, thị trường lao động nước ta vẫn dư thừa lao động và phát triển không đồng đều; cung lao động còn nhiều bất cập; số lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề cao còn thấp. Việc kết nối cung - cầu lao động còn hạn chế, vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu cục bộ ở một số địa phương, khu vực, ngành nghề.
Tổ chức dịch vụ việc làm hoạt động chưa thống nhất, tính chuyên nghiệp chưa cao. Hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, chưa thật sự có sự kết nối về thông tin trên phạm vi giữa các ngành, vùng, trên cả nước. Cơ sở dữ liệu về thị trường lao động chưa được cập nhật thường xuyên, có độ trễ lớn. Những tháng cuối năm 2022, bên cạnh các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thu hẹp đơn hàng khiến khoảng 53 nghìn lao động mất việc thì các doanh nghiệp khác vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động trên 300 nghìn người.
Đáng lưu ý, Bộ LĐT&XH nhận định, trong quý I và quý II/2023, thị trường tiếp tục ghi nhận sự thiếu hụt về lao động.
Tình trạng thiếu hụt lao động trong quý I và quý II năm 2023. Theo tính toán, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp khoảng 350.000-400.000 lao động ở các lĩnh vực khác nhau. Chủ yếu diễn ra ở những ngành nghề thâm dụng lao động như dệt may, giày da, túi xách; một số ngành nghề có mặt hàng xuất khẩu và chủ yếu là ở doanh nghiệp FDI.
Doanh nghiệp dân doanh và khu vực Nhà nước sẽ không thiếu lao động.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, tình trạng thiếu lao động chủ yếu ở các doanh nghiệp phía Nam, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh… Các doanh nghiệp sử dụng lao động chất lượng cao, lao động có tay nghề cần tuyển mới khoảng 400.000 lao động. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong thời gian tới là phải dự báo được nhu cầu việc làm và điều tiết thị trường lao động.
Thống kê của Bộ LĐTB&XH cũng cho thấy, tới hết năm 2022, cả nước có 528 doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, tập trung ở các ngành nghề: Dệt may, da giày, chế biến gỗ, cơ khí công nghiệp phụ trợ... Tại các doanh nghiệp này, có hơn 637,000 người lao động bị ảnh hưởng việc làm, trong đó có 53,000 người bị mất việc, còn lại chủ yếu là giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng.
Về vấn đề này, theo các chuyên gia kinh tế, các ngành chức năng cần đẩy mạnh rà soát, tổ chức nắm bắt về tình hình nhu cầu tuyển dụng, tình hình cắt giảm sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, các ngành sử dụng nhiều lao động (may mặc, da giày, sản xuất gỗ...) để có phương án kết nối cung - cầu lao động, kết nối người lao động với người sử dụng lao động có nhu cầu. Bên cạnh đó, sẽ tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm, ưu tiên các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, hỗ trợ người lao động khi tham gia giao dịch việc làm.
Về lâu dài, cần xây dựng một lưới an sinh xã hội gắn liền với đảm bảo việc làm để chủ động tránh đứt gãy chuỗi cung ứng lao động và tạo ra một thị trường lao động linh hoạt, đồng bộ, hiện đại.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, xong theo dự báo của Bộ LĐTB&XH, năm 2023, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ sớm ổn định trở lại vào cuối năm. Theo đó, tình hình thị trường lao động được kỳ vọng có những chuyển động theo hướng tích cực, tiếp tục trở lại đà phục hồi, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng.
"Năm 2023 và những năm tới, các đơn vị trong ngành tập trung cao độ trong việc xây dựng thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập. Cùng với đó, tiếp tục đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội", Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Cụ thể về các doanh nghiệp Việt: PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Đặc biệt hiện tại PGT Holdings đang sở hữu ' Tài sản vàng" đầy tiềm năng
Vĩnh Đại Phát được biết đến là công ty con của PGT Holdings vào năm 2016 với lĩnh vực kinh doanh chính là cung ứng nguồn lao động chất lượng cao trong nước. Với kinh nghiệm thực tế trong việc cung cấp dịch vụ phái cử và cho thuê lao động, cung cấp các nghiệp vụ văn phòng như nhân sự, kế toán và phiên dịch cho các công ty trong Tập đoàn PGT Holdings, và các nghiệp vụ kinh doanh.
Tận dụng những kinh nghiệm đó, Vĩnh Đại Phát hi vọng phát triển một công ty địa phương Việt Nam với tư cách là đối tác nguồn nhân lực tại Việt Nam cho những doanh nhân của doanh nghiệp Nhật Bản. PGT Holdings sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thực hiện chương trình thực tập cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.
PGT Holdings luôn đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…
Bên cạnh đó, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021. Với hoạch phát triển hơn nữa, trong năm 2023, PGT Holdings dự kiến sẽ đưa Công ty Cổ Phần Vĩnh Đại Phát lên sàn niêm yết.
Quay trở lại với thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/2/2023, VN-Index tăng 9,56 điểm (0,92%) lên 1.048,2 điểm, HNX-Index tăng 3,11 điểm (1,52%) đạt 207,97 điểm, UPCoM-Index tăng 1,52 điểm (1,95%) đạt 79,47 điểm.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 15/2/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay./