Tổng thanh khoản toàn thị trường chứng khoán tăng trở lại. Tính riêng trên HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 20,028 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh đạt 17,552 tỷ đồng.
Dòng tín dụng chảy đúng và trúng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với bán lẻ... sẽ tạo động lực; không chỉ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng hiệu quả, bền vững; mà bản thân dòng tín dụng đó cũng an toàn, tránh được nguy cơ tạo nợ xấu, nợ khó đòi.
Điểm tựa của doanh nghiệp
Là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng việc được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ngay từ những ngày đầu của năm cho sản xuất, kinh doanh đã giúp doanh nghiệp này kỳ vọng, sẽ lấy lại được đà tăng trưởng cao sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và suy thoái kinh tế thế giới.
Cả nước hiện có gần một triệu doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp tới 45% GDP và trên 30% tổng thu ngân sách… Do vậy, việc tăng tín dụng với lãi suất ưu đãi cho khối doanh nghiệp này sẽ tạo động lực lớn cho sự tăng trưởng kinh tế trong năm nay.
Theo các chuyên gia: Việc công bố ngay chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2024 là 15% và phân bổ thẳng cho các ngân hàng ngay từ đầu năm, nó thể hiện rất rõ sự quyết tâm của hệ thống tín dụng, của các ngân hàng trong việc dành nguồn lực đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Với sự hỗ trợ đó nguồn lực từ tổ chức tín dụng sẽ là nguồn lực quan trọng để góp phần tăng trưởng kinh tế của năm 2024.
Theo Ngân hàng nhà nước, năm nay với mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 15%, cùng với sự vào cuộc ngay từ đầu năm của các ngân hàng, ước tính sẽ có khoảng 2 triệu tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế, qua đó giúp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động.
Thúc đẩy tín dụng ngay từ đầu năm
Thời điểm này đang là tháng cao điểm về nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, dịch vụ; kéo theo nhu cầu về tín dụng cũng tăng cao. Hiện mặt bằng lãi suất tương đối thấp; nguồn vốn cũng được nhiều ngân hàng rộng mở ngay từ đầu năm. Đây là những yếu tố tích cực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
Nhiều chương trình tín dụng cũng đã được các ngân hàng tập trung đưa ra dịp đầu năm để giải ngân, trong đó các lĩnh vực ưu tiên như: xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông nghiệp nông thôn, công nghiệp phụ trợ và tín dụng xanh... được các ngân hàng tập trung phân bổ tín dụng.
Thay vì chờ đợi sự xét, duyệt trong phân bổ tín dụng đối với từng ngân hàng như trước thì nay, sự chủ động của các ngân hàng trong việc cho vay ngay từ đầu năm cũng là một yếu tố khiến cho dòng vốn có được sự linh hoạt và thông suốt hơn.
Các ngân hàng sẽ có kế hoạch trong việc phân bổ room tín dụng và tăng trưởng tín dụng đồng thời gửi lên cho Ngân hàng Nhà nước. Từ đó, các ngân hàng thương mại được tự chủ và điều đó sẽ làm cho các ngân hàng linh động hơn.
Tuy nhiên, dù nguồn vốn đã rẻ hơn, các ngân hàng cũng chủ động và linh hoạt hơn trong việc cho vay. Nhưng sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp vẫn là yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng tín dụng. Bởi vậy, ngoài kích thích về tín dụng, lãi suất thì doanh nghiệp vẫn cần thêm những hỗ trợ khác như về thị trường đầu ra, sức tiêu thụ sản phẩm... để tạo sự đồng bộ và phát triển bền vững.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 2/2/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 4,300 VNĐ./