VN-Index đóng cửa ngày 7/12 với mức giảm 4,94 điểm xuống 1,126 điểm (0,44%). HNX giảm 1,79 điểm (077%), xuống còn 231,84 điểm. UPCoM giảm 0,61 điểm (0,7%), xuống còn 85,71 điểm.
 Ngày đăng: 08/12/2023

photo-1701956695204

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ổn đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có chiến lược thích nghi, linh hoạt và phát triển một cách bền vững. Theo các chuyên gia cần phải thay đổi, không được phép đứng yên. Muốn vậy, doanh nghiệp cần quản trị môi trường, xã hội và khí hậu hiệu quả. Với cuộc chơi xanh hóa, vai trò lãnh đạo doanh nghiệp phải đổi mới trên phạm vi rộng hơn, tốt hơn, nhanh hơn, quyết liệt hơn.

Trước tiên, cần loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch. An ninh năng lượng trở thành mối quan tâm chính trong năm 2023, phần lớn do tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine. Đối với các nước phát triển, trọng tâm là tăng tốc các hệ thống và cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, trọng tâm là chuyển đổi năng lượng một cách công bằng.

Trên thực tế, công nghệ là công cụ để khử carbon, nhưng cần huy động đầu tư xanh để khơi nguồn tiềm năng này. Việt Nam có thể làm được điều này bằng cách lồng ghép bền vững trong mọi hoạt động. Đây không chỉ là điều Việt Nam muốn, mà phù hợp với yêu cầu của thế giới.

"Khởi động để doanh nghiệp bắt đầu lộ trình hướng tới phát thải ròng bằng 0. Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu không phải là một dự án đơn giản của doanh nghiệp. Công việc nền tảng này bắt đầu bằng việc áp dụng các yếu tố môi trường, xã hội, quản trị trong doanh nghiệp"

Đồng thời để đạt được mục tiêu kép là thu nhập cao và trung hòa carbon, Việt Nam cần đầu tư 6,8% GDP mỗi năm từ nay đến năm 2040. Con số này tương đương 368 tỷ USD, theo giá trị hiện tại, cho phát triển, thích ứng, và giảm nhẹ. Một nửa khoản đầu tư này dự kiến sẽ do khu vực tư nhân.

Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư xanh rất nhiều. Để có một tương lai ít carbon, cần huy động mọi nguồn vốn sẵn có và triển khai các công cụ tài chính sáng tạo nhất của thị trường, bao gồm trái phiếu xanh, trái phiếu liên kết bền vững, vốn đầu tư thông minh về khí hậu và các công cụ trung gian. Quản trị môi trường, xã hội và khí hậu theo thông lệ tốt nhất chính là đồng tiền quốc tế để thu hút nguồn vốn.

Cơ hội tiệm cận

Thay đổi tư duy để doanh nghiệp lớn hơn về quy mô, thị trường hay hiệu quả hoạt động… từ thực hành quản trị tốt sẽ là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Trong đó, để tiếp cận nguồn vốn, cũng như huy động vốn từ thị trường, các doanh nghiệp phải chứng tỏ được khả năng quản trị trong việc bảo toàn và gia tăng vốn hiệu quả, tạo tác động tốt tới môi trường và kiến tạo những giá trị xã hội cao hơn. Do đó, quản trị doanh nghiệp với các yếu tố E&S (E - Môi trường, S - Xã hội) đang là xu thế được nhiều doanh nghiệp áp dụng để hướng tới tăng trưởng xanh và tín dụng xanh.

"Quản trị xanh không chỉ là quản trị truyền thống, quản trị về tài chính mà bao gồm quản trị về nguồn nhân lực, tạo tác động xã hội và nguồn năng lượng. Đây là xu thế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này"

Chất lượng hoạt động của hội đồng quản trị dựa trên năng lực. Ở các quốc gia trên thế giới cũng như khu vực, năng lực này dựa trên năng lực chuyên môn, vì vậy các quốc gia đặc biệt chú trọng vào đào tạo các thành viên hội đồng quản trị. Thông qua chương trình đào tạo bắt buộc, các thành viên của hội đồng quản trị sẽ được nâng cao nhiều kỹ năng liên quan tới quản trị công ty như tài chính, nhân lực, xã hội… Việt Nam có thể cân nhắc triển khai những chương trình này cho các thành viên hội đồng quản trị.

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang trong giai đoạn sơ khởi nên cơ hội để tiếp cận nguồn vốn xanh là rất lớn. Theo quy định, những dự án xanh liên quan tới năng lượng sạch, năng lượng xanh, dự án giảm phát thải, dự án xử lý và chế biến rác, dự án trồng rừng tái tạo… là những dự án có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh, đầu tư xanh từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, các dự án đang trong quá trình chuyển đổi xanh như ngành dệt may, da giày… cũng có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng xanh, đầu tư xanh trên thị trường. Vấn đề là các doanh nghiệp phải có chất lượng quản trị tốt, minh bạch và hiệu quả liên quan tới yếu tố E&S.

Thực tế hiện các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh đang phải tự chứng minh tác động của dự án chuyển đổi xanh, các ngân hàng tự đánh giá theo bộ tiêu chí của riêng mình về tín dụng xanh và quản trị rủi ro… Do đó về lâu dài, cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm đưa ra các văn bản hướng dẫn để mở rộng kênh tiếp cận tín dụng xanh cho doanh nghiệp. Hy vọng trong năm 2024, bộ tiêu chí tín dụng xanh cho các dự án xanh và chuyển đổi xanh sẽ được ban hành.

Thực tế triển khai áp dụng của một số doanh nghiệp

Gần nhất, một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.

photo-1701956696846

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

photo-1701956697446

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Khép lại phiên giao dịch ngày 7/12/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ./

Bài viết liên quan

M&A và IPO (Từ 14/4 - 18/4): Nhà đầu tư "thận trọng" trước những rung…

Kết thúc phiên giao dịch 18/4, VN-Index tăng 1,87 điểm (0,15%), lên mức 1219,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/04/2025

Cơ hội cho nhà đầu tư AI vào thị trường Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nổi lên như một trong những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực…
 18/04/2025

Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam

Chốt phiên ngày 16/4, VN-Idnex giảm 17,49 điểm (1,42%), về mức 1210,3 điểm; VN30-Index còn 1293,25 điểm…
 17/04/2025

Thị trường vàng liên tục bứt phá

Theo Bloomberg chỉ ra, thị trường dường như không mấy quan tâm tới lệnh hoãn áp thuế với các mặt hàng…
 16/04/2025

Thị trường có khả năng bước vào giai đoạn tái tích lũy

Kết thúc phiên giao dịch 14/4, VN-Index tăng 19,74 điểm (1,61%), lên mức 1242,2 điểm; HNX-Index tăng…
 15/04/2025

Tăng tốc phát triển du lịch làm động lực cho tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 17,6 triệu lượt, tăng 39%; khách nội địa đạt 110 triệu…
 14/04/2025

M&A và IPO (Từ 8/4 - 11/4): Chiến lược đầu tư trong bối cảnh "VN-Index…

Kết thúc phiên giao dịch 11/4, VN-Index tăng 54,12 điểm (4,63%), lên mức 1222,46 điểm; HNX-Index tăng…
 12/04/2025

Thị trường bất động sản chờ nhịp "đón sóng"

Khép lại giao dịch 10/4, VN-Index tăng 74,04 điểm (6,77%)lên 1168,34 điểm, HNX tăng 15,74 điểm (8,17%)…
 11/04/2025

Việt Nam tiếp tục là "điểm sáng' của dòng chảy vốn FDI trong quý I/2025

Kết thúc phiên giao dịch 9/4, VN-Index giảm 38,49 điểm (3,4%), xuống mức 1094,3 điểm; HNX-Index giảm…
 10/04/2025

Góc nhìn đầu tư: Trong bối cảnh "VN-Index biến động"

Khép lại phiên giao dịch 8/4, VN-Index giảm 77,88 điểm (6,43%), xuống còn 1132,79 điểm. HNX-Index giảm…
 09/04/2025

Các doanh nghiệp hàng đầu sẵn sàng cho “cuộc đua” IPO

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp nội địa không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao năng lực quản trị…
 08/04/2025

M&A và IPO (Từ 31/3 - 4/4): VN-Index chịu áp lực điều chỉnh

Kết thúc phiên giao dịch 4/4, VN-Index giảm 19,17 điểm (1,56%), xuống mức 1210,67 điểm; HNX-Index giảm…
 05/04/2025