Giá trị giao dịch trên cả ba sàn đạt mức 19,332 tỷ đồng tương ứng với 1,132 tỷ cổ phiếu. Trong đó sàn HOSE có giá trị giao dịch là 16,424 tỷ (923 triệu cổ phiếu), HNX-Index là 2,087 tỷ (137 triệu cổ phiếu). Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 664 tỷ đồng.
Tại tọa đàm "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp", Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã cho biết từ khi Nghị định 08 được ban hành ngày 5/3/2023, chúng ta đã có 15 doanh nghiệp phát hành được khối lượng là 26.4 ngàn tỷ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ra thị trường. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy tác động chính sách giúp các doanh nghiệp và các nhà đầu tư có niềm tin và bắt đầu quay trở lại thị trường.
Những hành động khá kịp thời và bài bản
Theo GS.TS. Hoàng Văn Cường: Thị trường trái phiếu không phải là một thị trường mua bán hàng hóa thông thường. Trái phiếu là một thị trường tài chính, đòi hỏi những người tham gia vào đấy phải có năng lực và phải có một môi trường pháp lý để tạo ra một hệ sinh thái TPDN.
Việc đầu tiên là chúng ta phải có một khuôn khổ pháp lý để quản lý, hỗ trợ, giám sát.
Thứ hai là bản thân những người tham gia thị trường, kể cả những người phát hành trái phiếu như là doanh nghiệp, cũng phải thấy được việc phải tuân thủ ra sao, có thể gặp phải những rủi ro như thế nào? Khách hàng tham gia và mua trên thị trường này cũng phải có được năng lực đó. Tôi cho rằng có lẽ nhiều doanh nghiệp thời gian vừa qua phát hành trái phiếu chưa thực sự hiểu. Nếu người ta biết được phát hành như thế rơi vào vòng lao lý thì có lẽ họ đã không làm. Có lẽ họ chưa am hiểu chuyện đó. Cảnh báo của chúng ta, kiểm soát của chúng ta đúng là chưa kịp thời. Nếu kịp thời chúng ta sẽ ngăn chặn sớm, không để xảy ra tình trạng tràn lan, gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế.
Theo các chuyên gia, thị trường trái phiếu mà để đổ vỡ không phục hồi được thì đây là một thất bại trong việc huy động các nguồn lực cho phát triển. Chính phủ đã có hành động khá kịp thời. Chúng ta ngăn chặn sớm những rủi ro, không để cho tình trạng đó lún sâu nữa. Cho đến nay, chúng ta cũng chưa thấy những trái chủ bị mất trắng trái phiếu. Nghị định 65 để tăng cường chuẩn hóa phát hành trái phiếu, nhưng sau đó chúng ta nhìn thấy chuẩn hóa ngay lúc này cứng quá, chúng ta lại ra Nghị định 08 để thích nghi dần dần. Đấy là xử lý rất nhanh nhạy để chúng ta thấy rằng không để tình trạng phát hành không có căn cứ, nhưng cũng không thắt quá chặt.
Quan trọng nhất là những trái chủ cảm thấy có niềm tin và sẽ không có người nào mất trắng tay. Chẳng hạn gia hạn thời gian thanh toán, chuyển đổi từ trái phiếu sang tài sản.Đặc biệt, chúng ta thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Mong muốn của các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam có một đặc điểm rất khác so với nhiều nhà đầu tư cá nhân thế giới. Nhiều nhà đầu tư cá nhân thế giới trên thị trường chứng khoán không hiểu họ đầu tư là đầu tư vào quỹ, đầu tư gián tiếp, nhưng Việt Nam lại rất thích đầu tư trực tiếp, tự mình mua, tự mình cảm nhận được sinh lợi ra sao. Nếu chúng ta chuyển sang các lĩnh vực trái phiếu có khả năng chuyển đổi này, tôi nghĩ đó là một kênh khá tốt để huy động nguồn vốn của từng cá nhân trở thành nguồn vốn của nhà đầu tư.
Sau khi có Nghị định 65 và Nghị định 98, nhận thức, ý thức của các chủ thể tham gia thị trường tốt lên rất nhiều
Chia sẻ về tình hình hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết để thị trường trái phiếu hoạt động trở lại ổn định và phát triển bền vững, tôi cho rằng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm.
Nghị định 65 quy định rất rõ về các tiêu chuẩn. Thứ nhất, nhà đầu tư tham gia vào thị trường phải ký cam kết là đã hiểu tất cả những vấn đề liên quan đến trái phiếu mà họ tham gia đầu tư và chấp nhận rủi ro khi quyết định đầu tư.
Bên cạnh đó, Nghị định 65 cũng quy định định kỳ 6 tháng, doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có báo cáo được kiểm toán bởi một cơ quan kiểm toán độc lập, xác nhận tiền thu được từ trái phiếu sử dụng vào mục đích đã công bố với nhà đầu tư. Đây là quy định phù hợp, rõ ràng, đảm bảo sự minh bạch của doanh nghiệp phát hành với cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà đầu tư.
Ngoài ra, các tiêu chuẩn của trái phiếu, các hình thức có thể phát hành như bằng bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh từ bên thứ ba, bằng tài sản đảm bảo đã được quy định rõ từ Nghị định 153.
Về xác lập hệ số tín nhiệm, trong Nghị định 65 nêu rõ doanh nghiệp phát hành phải có đánh giá hệ số tín nhiệm từ một bên cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, đúng như ông Cường nói, đánh giá về tình hình cụ thể cung cấp dịch này của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Nghị định 08 đã tạm thời cho ngưng quy định này trước mắt là đến 31/12/2023.
Có thể nói, phản ứng chính sách và quyết đáp của Chính phủ rất linh hoạt, trên cơ sở căn cứ vào tính khoa học, nguyên tắc, quy chuẩn và yêu cầu thực tiễn hiện nay, để đưa ra các quy định nêu trên. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy tác động chính sách giúp các doanh nghiệp và các nhà đầu tư có niềm tin và bắt đầu quay trở lại thị trường.
Ở một khía cạnh khác, sau khi Nghị định 08 ra đời, nhiều doanh nghiệp đã đàm phán thành công với các nhà đầu tư trong xử lý vướng mắc về quá trình thanh khoản, dòng tiền khi trái phiếu đến hạn. Theo báo cáo của Sở Giao dịch chứng khoán, có 16 doanh nghiệp đàm phán thành công để giải quyết khối lượng trái phiếu gần 8 nghìn tỷ đồng (7.9 ngàn tỷ đồng). Tôi có thể kể ra một số doanh nghiệp phát hành lớn như: Tập đoàn địa ốc Bulova, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land…
Nhờ có quy định mới của Chính phủ, các doanh nghiệp cùng với nhà đầu tư đã thực hiện được các phần việc như đàm phán, gia hạn, chuyển đổi thành tài sản,… thành công.
Sau khi có Nghị định 65 và Nghị định 98, nhận thức, ý thức của các chủ thể tham gia thị trường tốt lên rất nhiều, hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi tham gia thị trường hơn. Các tổ chức phát hành, cung cấp dịch vụ chấp hành nghiêm túc chế độ cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư.
Như vậy, với những quy định mới của Chính phủ, chúng ta đã đạt kết quả bước đầu rất tích cực. Trong thời gian tới, thị trường sẽ có những điều chỉnh và bắt đầu đi lên một cách bền vững.
TTCK 29/05-02/06/2023 được dự đoán là cần chờ tín hiệu xác nhận xu hướng
Về tình hình vĩ mô, nhìn chung nhiều yếu tố rủi ro vẫn đang tồn tại như: địa chính trị thế giới có nhiều bất ổn, kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp đặc biệt tại khu vực Châu Âu dẫn tới đơn hàng xuất khẩu sụt giảm, nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn, những lo ngại liên quan tới trần nợ công tại Mỹ... Điểm tích cực là lãi suất của Việt nam đang có xu hướng giảm trong bối cảnh FED cũng đang có những tín hiệu ngừng tăng thêm lãi suất khi lạm phát hạ nhiệt và những biến động trong ngành ngân hàng Mỹ. Chính phủ cũng đang tích cực đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và BĐS tuy nhiên cần thêm thời gian để giải quyết. Mặc dù vậy, với đặc trưng là thị trường của sự kỳ vọng, việc thị trường chứng khoán có những phản ứng sớm hơn thực tế cũng có thể diễn ra.
Nhà đầu tư theo trường phái ngắn hạn vẫn có thể xem xét mua vào trong các phiên điều chỉnh đối với các cổ phiếu thu hút được dòng tiền và vận động tích cực, tuy nhiên nên duy trì tỷ trọng ở mức trung bình. Trong dài hạn thị trường vận động trong kênh tích lũy rộng 1050 điểm - 1150 điểm và nếu tuân thủ chiến lược giải ngân, các nhà đầu tư trung và dài hạn hoàn toàn đã cơ cấu được danh mục hợp lý. Trong trường hợp cần giải ngân thêm có thể tận dụng các giai đoạn điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng, mục tiêu giải ngân nên lựa chọn các cổ phiếu đầu ngành có nền tảng cơ bản tốt, các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng ổn định đang vận động trong trạng thái tích lũy hiện nay.
Thống kế giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Quay trở lại cơ hội đầu tư cụ thể, mã PGT trên sàn HNX là 1 gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và rót vốn. Khép lại phiên giao dịch ngày 30/5/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ./