Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/10, VN-Index tăng 0,8 điểm (0,07%) lên mức 1151,6 điểm với 242 mã tăng, 226 mã giảm và 82 mã đứng giá.
 Ngày đăng: 13/10/2023

Sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 1,44 điểm (0,61%) lên 238,4 điểm với 84 mã tăng, 89 mã giảm và 62 mã đứng giá. Thanh khoản cải thiện với tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường hơn 17,000 tỷ đồng.

photo-1697120508027

Tổng giá trị phát hành TPDN giảm mạnh so với cùng kỳ

Dữ liệu cập nhật từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tính đến ngày công bố thông tin 22/9, trên thị trường TPDN riêng lẻ đã có thêm 6 đợt phát hành trong tháng 9 với tổng giá trị 7,265 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm, tổng giá trị phát hành TPDN được ghi nhận là 149,495 tỷ đồng, với 20 đợt phát hành ra công chúng trị giá 18,289 tỷ đồng (chiếm 12,23% tổng giá trị phát hành) và 119 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 131,205 tỷ đồng (chiếm 87,77% tổng số).

Cũng trong tháng 9, đã có những doanh nghiệp phát hành thành công với kỳ hạn dài, từ 5 - 7 năm. Mặc dù có kỳ hạn dài hơn nhưng lãi suất trung bình chỉ ở mức 9,75%. Mức lãi suất này đã giảm khá mạnh so với trung bình 10,5%/năm hồi tháng 6/2023.

Còn theo số liệu tổng hợp, lũy kế 9 tháng năm 2023, tổng giá trị phát hành TPDN đạt khoảng 167,983 tỷ đồng, giảm 32,6% so với cùng kỳ; trong đó tổng giá trị các đợt phát hành riêng lẻ đạt khoảng 147,180 tỷ đồng, giảm 38,9% so với cùng kỳ; tổng giá trị phát hành công chúng đạt 20,803 tỷ đồng, tăng 141,4 % so với cùng kỳ.

Hoạt động phát hành TPDN riêng lẻ có sự phục hồi tích cực trong Quý 3/2023, khi cao gấp gần 2,7 lần so với Quý 2/2023 và tăng 36,2% so với cùng kỳ. Theo đó, sự phục hồi của hoạt động phát hành TPDN riêng lẻ này đến từ sự gia tăng phát hành của nhóm ngân hàng. Tổng giá trị TPDN riêng lẻ của nhóm ngân hàng phát hành trong Quý 3/2023 đạt khoảng 47.224 tỷ đồng, chiếm 53,2% tổng giá trị phát hành trong kỳ.

Hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn chững lại

Tuy vậy, hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn có sự chững lại. Tổng giá trị TPDN được mua lại trước hạn trong Quý 3/2023 đạt gần 57,259 tỷ đồng, giảm 31,9% so với Quý 2/2023 và giảm 5,4% so với cùng kỳ. Sau khi tăng mạnh trong Quý 2/2023 tốc độ mua lại TPDN trước hạn có xu hướng giảm kể từ tháng 8 (số liệu được tổng hợp theo thông tin HNX công bố đến ngày 3/10).

Ngân hàng vẫn là nhóm thực hiện mua lại TPDN trước hạn nhiều nhất trong kỳ. Tổng giá trị TPDN được nhóm ngân hàng mua lại đạt hơn 30.700 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng giá trị TPDN được mua lại trước hạn. So với Quý 2/2023 mặc dù tổng giá trị mua lại trước hạn của nhóm Ngân hàng đã giảm mạnh (giảm 47%), tuy nhiên, đây vẫn là quý có giá trị mua lại cao trong những quý gần đây của nhóm ngân hàng.

"Nhu cầu tín dụng yếu cùng với việc lãi suất đã giảm mạnh và thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào là điều kiện để các ngân hàng duy trì tích cực hoạt động mua lại trước hạn các lô trái phiếu phát hành riêng lẻ của mình trong Quý 3/2023".

Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn khó khăn, thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, nhiều doanh nghiệp gặp khó về dòng tiền và hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn, danh sách các doanh nghiệp chậm thanh toán các nghĩa vụ nợ trái phiếu vẫn tiếp tục tăng lên. Tính đến ngày 3/10, có khoảng 69 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc TPDN theo thông báo của HNX.

"Ước tính, tổng dư nợ TPDN của các doanh nghiệp này khoảng 176,100 tỷ đồng, chiếm khoảng 17,8% dư nợ TPDN toàn thị trường. Phần lớn trong số các tổ chức phát hành này là các doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản"

Còn theo thống kê, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong 2 quý cuối năm 2023 được ước tính ở mức 104,8 nghìn tỷ đồng và năm 2024 ở mức 288,1 nghìn tỷ đồng và năm 2025 là 194,2 nghìn tỷ đồng. Đối với trái phiếu đáo hạn trong 2 quý cuối năm 2023, giá trị trái phiếu đến hạn của các doanh nghiệp bất động sản là 37,1 nghìn tỷ đồng và tổ chức tín dụng là 24 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp sản xuất là 1,3 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ là 22,4 nghìn tỷ đồng và lĩnh vực khác là 20 nghìn tỷ đồng.

Để giải quyết dòng tiền chi trả cho trái phiếu đáo hạn, nếu như trong điều kiện thông thường, ngoài việc kỳ vọng từ dòng tiền tạo ra từ sản xuất kinh doanh, các doanh sẽ tìm nguồn vốn mới trong đó đến từ phát hành TPDN mới, vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu… để tái cơ cấu nợ và duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, khả năng gọi vốn của các doanh nghiệp trong thời gian qua khá khó khăn do: (i) những vi phạm liên tiếp đã làm niềm tin của các nhà đầu tư suy giảm đáng kể, nhà đầu tư cá nhân cũng đã trở nên e ngại hơn sau các vụ việc vừa qua;

Nguồn vốn tín dụng dành cho đối tượng này là không nhiều do phải ưu tiên cho các ngành sản xuất kinh doanh và trong bối cảnh hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp nhằm kiểm soát lạm phát và rủi ro an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Thị trường chứng khoán không còn sôi động như giai đoạn trước, nên huy động vốn qua kênh này còn khó khăn; việc bán hàng, phát mại tài sản để trả nợ cũng không dễ dàng do thị trường bất động sản đang trầm lắng, phục hồi chậm. Chính vì lẽ đó, một bộ phận doanh nghiệp nhất là lĩnh vực bất động sản có tiềm ẩn nguy cơ và đã xảy ra hiện tượng chậm trả trái phiếu trong thời gian vừa qua.

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

‏Khép lại phiên giao dịch ngày 12/10/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ./

Bài viết liên quan

M&A và IPO ( Từ 18/11 - 22/11): VN-Index ưu tiên quản trị rủi ro

Kết thúc phiên giao dịch 22/11, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (0,02%), về mức 1,228,1 điểm; HNX-Index…
 23/11/2024

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024