Theo dữ liệu vừa công bố trong tháng 8, đã có 43 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành công, với tổng giá trị 37,995 tỷ đồng và 2 đợt phát hành ra công chúng với giá trị 11,000 tỷ đồng.
Như vậy, trong tháng 8, tổng cộng có gần 49.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được huy động thành công, tăng hơn 57% so với giá trị giao dịch thành công ở tháng liền kề.
Trên thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch TPDN riêng lẻ trong tháng 8 đạt 72,740 tỷ đồng, bình quân đạt 3,294 tỷ đồng/phiên, giảm 10,3% so với bình quân tháng 7.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, thị trường đã có 227 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 215,583 tỷ đồng và 13 đợt phát hành ra công chúng trị giá 22,773 tỷ đồng.
Cần thời gian để lấy lại niềm tin thị trường
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát triển bùng nổ từ năm 2018 và đạt đỉnh vào năm 2021, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn này vào khoảng 45%. Trong đó, chiếm phần lớn giá trị phát hành là trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản.
Trong giai đoạn thị trường thuận lợi, áp lực thanh toán đối với các tổ chức phát hành không lớn do nợ gốc chỉ phải thanh toán lúc đáo hạn và doanh nghiệp có thể liên tục phát hành mới để đảo nợ.
Tuy nhiên đến năm 2022, thị trường liên tục ghi nhận những thông tin tiêu cực với những đại án liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp được phanh phui.
Trước những biến cố lớn, các nhà đầu tư trái phiếu đồng loạt quay lưng, rời bỏ thị trường. Cho đến nay, việc củng cố, lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và phục hồi thị trường TPDN vẫn là một thách thức lớn.
Theo các chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề niềm tin thị trường cần có thời gian để phục hồi. Mặc dù đến nay, các cơ quan chức năng đã xử lý cơ bản các trường hợp sai phạm xảy ra trên thị trường TPDN thời gian qua, nhưng vẫn cần nhiều thời gian để củng cố niềm tin của thị trường và nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, rủi ro TPDN đáo hạn và quá hạn thanh toán còn cao; rủi ro lan truyền và liên thông giữa thị trường ngân hàng - chứng khoán - bất động sản vẫn luôn tiềm ẩn. Trong khi đó, nhận thức và mức độ hiểu biết của nhà đầu tư chứng khoán nói chung và TPDN nói riêng còn hạn chế, dẫn đến dễ xảy ra tâm lý đám đông, đầu tư chỉ quan tâm đến lãi suất, bất chấp rủi ro... Đây là những thách thức không nhỏ của thị trường hiện nay.
Các ngân hàng tiếp tục dẫn dắt "đường đua"
Các ngân hàng đang tiếp tục dẫn đầu cuộc đua huy động vốn khi có khoảng 42,000 tỷ đồng trái phiếu đã phát hành đến từ các nhà băng: HDBank, VPBank, Agribank, BIDV, Baovietbank, Vietinbank, OCB, TPBank, VIB, LPBank, ACB, NamABank, MBBank, SHB.
Theo dự báo, hoạt động phát hành TPDN sẽ sôi động hơn trong quý IV/2024, khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp phục hồi, thị trường bất động sản bắt đầu ấm dần, nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh đang tích cực theo đà phục hồi của nền kinh tế. Đồng thời, các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh phát hành vốn cấp 2 nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay được dự báo dần tăng trưởng.
Khối ngân hàng sẽ tiếp tục tăng phát hành trái phiếu trong thời gian còn lại của năm, nhằm có thêm vốn trung, dài hạn khi tăng trưởng tín dụng dần khởi sắc. Theo cập nhật dự báo, nhiều nhà băng đã đăng ký hoặc dự kiến phát hành trái phiếu từ nay tới cuối năm, như LPBank khoảng 6,000 tỷ đồng, ACB 15,000 tỷ đồng, SHB 5,000 tỷ đồng và BIDV là 4,000 tỷ đồng...
Với nhóm bất động sản, dù đứng ở vị trí thứ 2 về huy động vốn, nhóm này chỉ huy động được gần 5,000 tỷ đồng thông qua 7 đợt phát hành.
Trong đó, CTCP đầu tư xây dựng Thái Sơn có 1 đợt phát hành với trị giá 1,890 tỷ đồng, Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp (Becamex) có 3 đợt phát hành với tổng trị giá 1.000 tỷ đồng, CTCP đầu tư Nam Long có 2 đợt phát hành với tổng trị giá 900 tỷ đồng, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc có 1 đợt phát hành trị giá 1.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, với nhóm doanh nghiệp ngành tài chính, trong tháng 8, CTCP Tập đoàn đầu tư I.P.A đã có 1 đợt phát hành với trị giá 1,096 tỷ đồng, CTCP kinh doanh F88 có 2 đợt phát hành với tổng trị giá 150 tỷ đồng.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch và tiếp tục tận dụng thế mạnh về hệ sinh thái sản phẩm của doanh nghiệp để thúc đẩy phát kinh tế Việt Nam Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 10/9/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá tăng trần 3,300 VNĐ./