Trên sàn Hà Nội, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 1,560 tỷ đồng. Chốt phiên, hầu hết các chỉ số chính đi lên, trong đó HNX-Index tăng 1,3 điểm (0,56%), lên mức 232,71 điểm, HNX30-Index dừng ở mức 496,61 điểm sau khi tăng 3,28 điểm (0,67%).
Ngân hàng Nhà nước nhận định năm 2024, Mỹ và một số nền kinh tế lớn có thể xảy ra suy thoái nhẹ, dẫn đến tổng cầu suy giảm, thực tế này sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Ngoài ra, một số rủi ro của Việt Nam vẫn ở mức cao, áp lực nợ xấu đối với hệ thống gia tăng. Những yếu tố trên là lực cản lớn đối với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Lãi suất thấp, huy động vốn vẫn tốt
Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế năm 2023 đạt 13,71%, theo số liệu công bố mới nhất của Ngân hàng Nhà nước. Con số này dù thấp hơn mục tiêu 14,5% đặt ra trong năm 2023, nhưng nếu so với mức tăng trưởng 11 tháng chỉ mới đạt 9,15%, có thể thấy hoạt động cho vay trong tháng 12 của các tổ chức tín dụng đã tăng tốc mạnh mẽ như thế nào.
Dù vậy, mặt bằng lãi suất trong giai đoạn cuối năm 2023 vẫn khá ổn định, thậm chí chứng kiến không ít nhà băng tiếp tục giảm thêm lãi suất tiền gửi, cho thấy thanh khoản của hệ thống vẫn rất dồi dào. Kết quả này nhờ vào hoạt động huy động vốn của các ngân hàng vẫn tăng trưởng khả quan, bất chấp mặt bằng lãi suất liên tục được kéo xuống mức thấp.
Cũng theo số liệu cập nhật gần nhất từ phía cơ quan quản lý, năm 2023, lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng của cư dân và các tổ chức kinh tế đạt hơn 13,5 triệu tỷ đồng, là mức tiền gửi cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng. Nếu so với lượng tiền gửi vào cuối năm 2022 là hơn 11,8 triệu tỷ đồng, mức tăng trưởng tiền gửi của hệ thống trong năm 2023 vừa qua có thể lên đến hơn 14,2%, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2016 đến nay. Quy ra số tuyệt đối, lượng tiền gửi trong năm 2023 tăng ròng 1,68 triệu tỷ đồng, cao hơn mức tăng ròng của dư nợ tín dụng là 1,63 triệu tỷ đồng.
Trong bối cảnh triển vọng nền kinh tế không mấy khả quan, rủi ro tiềm ẩn vẫn cao, dòng tiền nhàn rỗi tiếp tục lựa chọn tiết kiệm ngân hàng như là kênh đầu tư an toàn. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn thời gian qua vẫn ưu tiên nắm giữ tiền mặt và gửi ngân hàng, thay vì mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Đây là một hiện tượng không tích cực cho nền kinh tế, cho thấy dòng vốn luân chuyển trong nền kinh tế đang chậm lại và ưu tiên "trú chân" tại ngân hàng.
Trong khi đó, dòng vốn từ nước ngoài đổ vào Việt Nam cũng tăng trưởng tích cực, làm gia tăng lượng cung ứng tiền trong nền kinh tế. Việc giá vàng tăng vọt lên mức kỷ lục gần đây có thể cũng đã kích thích một bộ phận người dân bán vàng và chuyển sang nắm giữ tiền đồng gửi ngân hàng. Trong khi đó, thị trường ngoại hối ít biến động, triển vọng tỷ giá USD/VND thời gian tới tiếp tục ổn định khi đồng USD trên thị trường quốc tế đứng trước xu hướng giảm trở lại, nên cũng hạn chế các hoạt động tích trữ ngoại tệ, đầu cơ tỷ giá. Thay vào đó, dòng tiền ưu tiên VNĐ để gửi ngân hàng hưởng lãi suất.
Ngoài ra, các dự án đầu tư công được đẩy mạnh vào các tháng cuối năm nên lượng vốn giải ngân từ ngân sách Nhà nước cho các nhà thầu cũng tăng mạnh, góp phần làm tăng lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng. Số liệu thống kê cho thấy vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2023 ước đạt 625,3 ngàn tỷ đồng, bằng 85.3% kế hoạch năm và tăng 21,2% so với năm trước (2022).
Lực cản tăng trưởng tín dụng năm 2024
Năm 2024 tiếp tục là một năm đầy khó khăn với kinh tế thế giới. Điều này sẽ tác động đến nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Đặc biệt, tổng cầu thế giới có nguy cơ suy giảm khi Mỹ và một số nền kinh tế lớn của châu Âu dự báo suy thoái nhẹ.
"Khoảng 80% nguồn vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay đến từ huy động ngắn hạn và 20% đến từ trung và dài hạn. Trong khi đó, trên 50% dư nợ tín dụng là cho vay trung và dài hạn.
Do đó, dù lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại có xu hướng giảm trong thời gian qua nhưng 50% dư nợ tín dụng lại nằm ở cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại được tính toán trên cơ sở lãi suất huy động trung và dài hạn (12 tháng hoặc trên 20 tháng) cộng với biên độ, dẫn đến lãi suất cho vay trung và dài hạn sẽ giảm chậm hơn nhiều so với lãi suất huy động".
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 11/1/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,400 VNĐ./