Các chuyên gia kinh tế nhận định Covid-19 vẫn là yếu tố bất ổn nhất với nền kinh tế, song kinh tế Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng như thời điểm trước dịch bệnh, bởi những đòn bẩy tác động từ nguồn vốn trong và ngoài nước vào Việt Nam.
 Ngày đăng: 18/12/2021

Ấn Độ đầu tư sang Việt Nam không nhiều, song các thông tin gần đây cho thấy, có thể, một làn sóng đầu tư mới đang được khai mở.

Tỷ phú Gautam Adani, Chủ tịch Tập đoàn Adani, người giàu thứ hai Ấn Độ và thứ 24 thế giới, với khối tài sản lên tới 71 tỷ USD. Chưa có bất cứ kế hoạch cụ thể nào được đưa ra, song vị tỷ phú này, trong cuộc tiếp xúc với Đại sứ Phạm Sanh Châu cách đây chưa lâu đã bày tỏ mong muốn đầu tư dài hạn và quy mô lớn ở Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng, hải cảng và cảng hàng không.

Thực tế, đã có một thời, rất nhiều kỳ vọng cũng đã được đặt ra về một làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp Ấn Độ. Khi đó, Tập đoàn Tata có kế hoạch đầu tư 5 tỷ USD vào một dự án thép ở miền Trung Việt Nam. Cũng Tata, nhưng là Tata Power, vào năm 2013 đã được Chính phủ Việt Nam chấp thuận cho đầu tư Dự án Nhiệt điện Long Phú 2, vốn đầu tư 2 tỷ USD, theo hình thức BOT. Cuối năm đó, Tata Power đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) với Bộ Công thương về việc triển khai dự án này. Sau đó không lâu, Tata Power lại bày tỏ mong muốn được đầu tư Dự án Nhiệt điện Long Phú 3, cũng như các dự án điện gió ở tỉnh Sóc Trăng.

Theo Đại sứ Phạm Sanh Châu, ngoài Tập đoàn Adani, rất nhiều nhà đầu tư khác cũng đang muốn đầu tư vào Việt Nam. Một trong số đó có thể kể đến là kế hoạch xây dựng một khu công nghiệp dược phẩm, với quy mô ban đầu khoảng 500 triệu USD tại Việt Nam.

Liên quan dự án này, các nhà đầu tư Ấn Độ đã có các cuộc trao đổi với một số địa phương như Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên… để tìm kiếm các cơ hội hợp tác. Theo chia sẻ của ông Ramesh Babu, Chủ tịch Tập đoàn Dược phẩm SMS, nếu dự án này được xây dựng thành công, thì sẽ trở thành "đòn bẩy" để biến Việt Nam trở thành một cứ điểm nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm hàng đầu Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, đã có những cam kết cả từ phía Quốc hội Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc được đưa ra trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Dự án điện khí LNG Hải Lăng có tổng vốn đầu tư giai đoạn I lên tới 2,3 tỷ USD, công suất 1.500 MW, dự kiến khởi công năm 2026 và sẽ chuyển giao công nghệ cho Việt Nam trong quá trình triển khai dự án. Đây là cam kết được ông Jung In Sub, Tổng giám đốc Tập đoàn Hanwha Energy khẳng định tại buổi tiếp các doanh nghiệp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.

Hanwha Energy là công ty điện độc lập, thuộc Tập đoàn Hanwha - tập đoàn lớn thứ 7 tại Hàn Quốc, hoạt động trong các lĩnh vực nhiệt điện, điện khí LNG, điện mặt trời và pin Hydrogen.

Ngoài dự án điện khí LNG Hải Lăng, trong thời gian tới, Hanwha Energy còn thực hiện Dự án Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná, có tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ USD, công suất 1.500 MW.

Có thể nói, hợp tác kinh tế luôn là điểm sáng và là trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc từ trước tới nay. Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với hơn 9.100 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 72,3 tỷ USD. Đây cũng là đối tác lớn thứ 2 về thương mại, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 65 tỷ USD và còn là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) song phương lớn thứ hai của Việt Nam, riêng giai đoạn 2016 - 2020 đã cam kết cung cấp 1,5 tỷ USD.

Diễn biến của các doanh nghiệp trong nước

Ngoài ra. thông tin ngày 15/12/2021 VNPost được chấp nhận thoái toàn bộ vốn tại LienVietPostBank

Văn bản của Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận đề nghị của LienVietPostBank về việc chuyển nhượng hơn 122,2 triệu cổ phần LPB do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) sở hữu. VNPost hiện là cổ đông lớn duy nhất tại LienVietPostBank (tỷ lệ nắm giữ 10,15%).

Trước đó, ngày 10/12, HĐQT LienVietPostBank vừa có Nghị quyết thông qua việc thực hiện các thủ tục trình Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ cho các chương trình tăng vốn còn lại theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 theo thứ tự. Theo đó, ngân hàng sẽ triển khai phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Đồng thời, thực hiện các chương trình phát hành tăng vốn còn lại bao gồm: Phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài và phát hành cho cổ đông hiện hữu.

Bàn về hoạt động của các doanh nghiệp M&A giai đoạn cuối năm, Công Ty Cổ phần PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) cũng là một ứng cử viên sáng giá về thông tin minh bạch cho các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển cho lĩnh vực M&A trong nước.

photo-1639787121934

Công bố thông tin của PGT Holdings

Thông tin minh bạch là một trong những yếu tố không thể thiếu trong các quyết định đầu tư và kinh doanh. Đặc biệt, đó là cơ sở quan trọng cho các nhà đầu tư, thông tin là yếu tố mang tính nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đầu tư. Vì vậy, đối với PGT Holdings tính minh bạch thông tin doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp hoàn thiện, tăng cường tính minh bạch để xây dựng một nền tảng tốt để thu hút đầu và phát triển tốt.

Nhờ những tín hiệu tích cực của thông tin, cùng tình hình kinh doanh khả quan dưới sự lãnh đạo của CEO người Nhật Bản, cùng những triết lý "Giá trị bền vững". PGT Holdings tự tin những dự định và kế hoạch cho năm 2022, PGT tiếp tục vượt qua mọi thách thức để giữ vững sự ổn định và phát triển trong hoạt động của công ty, thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra, đem lại lợi nhuận cho các cổ đông và nhà đầu tư.

photo-1639787124489

Thông kê giao dịch của cổ phiếu PGT Holdings.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12/2021, VN-Index tăng 3,18 điểm (0,22%) lên 1.479,79 điểm, HNX-Index giảm 0,83 điểm (0,18%) còn 456,2 điểm, UPCoM-Index giảm 0,13 điểm (0,12%) xuống 111,6 điểm. Song song với những diễn biến của sàn HNX, cổ phiếu của PGT Holdings cũng có một phiên giao dịch cuối tuần giảm nhẹ. Nhưng tuy nhiên so với cục diện diễn biến giao dịch trong tuần này từ ngày 13/12- 17/12, cổ phiếu PGT vẫn được đánh giá cao về độ thanh khoản và giá giao dịch. Điểm nhấn trong tuần là phiên giao dịch ngày 15/12/2021, 129,221 cổ phiếu của PGT đã đưuọc giao dịch thành công với mức giá 11,900 VNĐ. Điều đó cho thấy, dù bị rung lắc nhẹ nhưng cổ phiếu PGT vẫn là một mã cổ phiếu đầy tiềm năng với các nhà đầu tư.

photo-1639787126378

Giá cổ phiếu PGT Holdings ngày 17/12/2021: 11,700 VNĐ

PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) tiền thân là Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex. Là một doanh nghiệp với ngành nghề cốt lõi là M&A. Năm 2016, PGT thành lập công ty con là Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động trong và ngoài nước

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực.

PGT tự tin là doanh nghiệp M&A có thể giúp các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một cơ hội hiếm có để các nhà đầu tư hãy theo dõi để không bỏ lỡ cơ hội tiềm năng này.

Bài viết liên quan

Dòng chảy vốn đang có tín hiệu tích cực ở lĩnh vực nào?

Khép lại phiên giao dịch 21/11, VN-Index tăng 11, 79 điểm (0.97%) lên mức 1228,33 điểm. HNX-Index tăng…
 22/11/2024

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng…
 21/11/2024

Thu hút các doanh nghiệp ngoại đầu tư xanh vào Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 11,97 điểm (0,98%) còn 1205,15 điểm với 287 mã giảm, chỉ…
 20/11/2024

Góc nhìn đầu tư: VN-Index kỳ vọng tạo đáy

Kết thúc phiên giao dịch 18/22, VN-Index giảm 1,45 điểm (0,12%), về mức 1217,12 điểm; HNX-Index tăng…
 19/11/2024

Triển vọng lãi suất năm 2025

Khép lại phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%) xuống 1218,57 điểm. Toàn sàn có 75…
 18/11/2024

M&A và IPO (Từ 11/11 - 15/11): Chọn chiến lược đầu tư khi “VN-Index điều…

Kết thúc phiên giao dịch 15/11, VN-Index giảm 13,32 điểm (1,08%), về mức 1218,57 điểm; HNX-Index đóng…
 16/11/2024

Diễn biến các dòng vốn trên thị trường bất động sản

Đóng cửa thị trường ngày 14/11, VN-Index giảm 14,15 điểm (1,14%), xuống 1231,89 điểm; VN30-Index dừng…
 15/11/2024

Người tiêu dùng Việt lạc quan về tăng trưởng kinh tế

Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm…
 14/11/2024

Cuối năm nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng nhiều?

Để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cuối năm, hiện nhiều doanh…
 13/11/2024

Góc nhìn đầu tư: Xu hướng tích lũy vẫn tiếp diễn

Kết thúc phiên giao dịch 11/11, VN-Index giảm 2,24 điểm (0,18%), về mức 1250,32 điểm; HNX-Index giảm…
 12/11/2024

"Khẩu vị đa dạng" của các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam

Thị trường Việt Nam vẫn luôn là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát…
 11/11/2024

M&A và IPO (Từ 4/11 - 8/11): Thị trường cần thêm lực đỡ để giải ngân

Kết thúc phiên giao dịch 8/11, VN-Index giảm 7,19 điểm (0,57%), về mức 1252,56 điểm; HNX-Index giảm…
 09/11/2024